Luận Văn Chất lượng bí thư Đảng uỷ xã vùng đồng bằng sông Hồng giai đoạn hiện nay

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    2. Mục đích và nhiệm vụ của luận án
    2.1. Mục đích của luận án
    Làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về chất lượng BTĐUX vùng
    ĐBSH hiện nay. Trên cơ sở đó, đề xuất những giải pháp chủ yếu, khả thi
    góp phần nâng cao chất lượng BTĐUX vùng ĐBSH đáp ứng yêu cầu,
    nhiệm vụ CNH, HĐH từ nay đến năm 2020.
    2.2. Nhiệm vụ của luận án
    Một là, làm rõ vai trò, chức năng, nhiệm vụ và đặc điểm của xã, đảng
    bộ xã, BTĐUX vùng ĐBSH.
    Hai là, đưa ra quan niệm và tiêu chí đánh giá chất lượng BTĐUX
    vùng ĐBSH hiện nay.
    Ba là, khảo sát, phân tích, đánh giá đúng thực trạng chất lượng
    BTĐUX vùng ĐBSH từ năm 1997 đến nay, chỉ rõ ưu, khuyết điểm, xác
    định nguyên nhân và rút ra những kinh nghiệm.
    Bốn là, phân tích dự báo những thuận lợi, khó khăn, xác định đúng
    mục tiêu, phương hướng và đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm nâng
    cao chất lượng BTĐUX vùng ĐBSH từ nay đến năm 2020.
    3. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu
    4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
    - Luận án chỉ nghiên cứu vấn đề chất lượng BTĐUX vùng ĐBSH,
    không đề cập đến BTĐU phường, thị trấn. Vùng ĐBSH bao gồm 12 tỉnh,
    thành phố là Hà Tây, Hải Dương, Hưng Yên, Hà Nội, Thái Bình, Hải Phòng,
    Nam Định, Hà Nam, Ninh Bình, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc và Quảng Ninh với
    tổng cộng là 1993 xã (tính đến ngày 01/9/2007). Trong quá trình nghiên
    cứu, luận án có đề cập tới vấn đề này ở các vùng khác trên toàn quốc.
    - Thời gian nghiên cứu, khảo sát thực tế từ năm 1997 (khi thực hiện
    Nghị quyết Trung ương 3 khóa VIII về Chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy
    mạnh CNH, HĐH đất nước và việc chia tách các đơn vị hành chính trong
    vùng ĐBSH cơ bản hoàn chỉnh) đến nay (trước 01/ 8/2008, sáp nhập tỉnh
    Hà Tây và Thành phố Hà Nội). Việc dự báo những nhân tố thuận lợi, khó
    khăn, xác định mục tiêu, phương hướng, đề xuất giải pháp nâng cao chất
    lượng BTĐUX vùng ĐBSH từ nay đến năm 2020 (tức là trong thời kỳ đẩy
    2
    mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, đưa đất nước ta cơ bản trở thành một
    nước công nghiệp theo hướng hiện đại).
    5. Những đóng góp mới về khoa học của luận án
    Thứ nhất, đưa ra quan niệm chất lượng bí thư đảng ủy xã (BTĐUX)
    vùng đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) hiện nay là tổng hợp thống nhất biện
    chứng những giá trị, những thuộc tính đặc trưng, bản chất của BTĐUX về con
    người và các mặt hoạt động, quy định và phản ánh mức độ đáp ứng yêu cầu,
    nhiệm vụ chính trị của người BTĐUX trong sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp
    hoá, hiện đại hoá (CNH, HĐH) nông nghiệp, nông thôn gắn với phát triển
    kinh tế tri thức vùng ĐBSH, chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế.
    Thứ hai, đã làm rõ 3 đặc điểm của các đảng bộ xã (ĐBX)vùng ĐBSH
    hiện nay: Đa số các ĐBX vùng ĐBSH hiện nay đã kế thừa và phát huy bề
    dày truyền thống đấu tranh cách mạng rất kiên cường, đoàn kết tốt, nhất trí
    cao, hoạt động ở một vùng đất lịch sử, có nhiều di tích văn hoá nổi tiếng,
    một địa bàn chiến lược có vị trí trọng yếu cả về kinh tế, chính trị và an
    ninh, quốc phòng; hầu hết ĐBX vùng ĐBSH hiện nay đều có đội ngũ đảng
    viên đông, đa dạng và phức tạp hơn các vùng khác; trong hoạt động và
    trong sinh hoạt của ĐBX vùng ĐBSH hiện nay, nhất là chi bộ thôn thể hiện
    rõ nét về mối quan hệ dòng họ, tư tưởng cục bộ từng thôn chi phối mạnh.
    Các đảng viên bị ràng buộc nhiều bởi huyết thống, tôn ti trật tự, những quy
    định nghiêm ngặt của lệ làng, hương ước phức tạp.
    Thứ ba, đã khái quát 4 đặc điểm của BTĐUX vùng ĐBSH hiện nay:
    Sự hình thành và phát triển năng lực tổ chức thực tiễn của BTĐUX vùng
    ĐBSH hiện nay chịu nhiều tác động, chi phối của văn hoá làng xã truyền
    thống vùng ĐBSH; một bộ phận BTĐUX vùng ĐBSH hiện nay chịu ảnh
    hưởng của phương pháp tư duy kinh nghiệm, nặng về cảm tính, ít có yếu tố
    duy lý, chủ quan duy ý chí, siêu hình, máy móc, vốn là đặc trưng cho
    phương pháp tư duy của những người nông dân ĐBSH; phong cách lãnh
    đạo của một bộ phận BTĐUX vùng ĐBSH hiện nay còn mang nhiều dấu ấn
    của cơ chế quản lý tập trung quan liêu bao cấp và tư tưởng đạo đức phong
    kiến lạc hậu; đa số BTĐUX vùng ĐBSH hiện nay có trình độ học vấn, lý
    luận chính trị tương đối khá, cơ bản đáp ứng đủ tiêu chuẩn chức danh công
    chức BTĐUX do Bộ Nội vụ quy định.
    Thứ tư, làm rõ 4 tiêu chí đánh giá chất lượng BTĐUX vùng ĐBSH
    hiện nay: Hệ thống các yếu tố cần có của bản thân BTĐUX để đảm nhận
    và hoàn thành tốt nhiệm vụ; mối quan hệ của BTĐUX với môi trường, điều
    kiện công tác cụ thể (với đường lối, nhiệm vụ chính trị, tổ chức và cơ chế,
    3
    chính sách); mức độ hoàn thành chức trách, nhiệm vụ của BTĐUX (kết quả
    hoàn thành nhiệm vụ được giao của BTĐUX); sự tín nhiệm của cán bộ,
    đảng viên, nhân dân trong xã (thông qua các tổ chức của HTCT cấp xã và
    thôn xóm nơi ở của BTĐUX) và sự tín nhiệm của các cấp ủy huyện, thị,
    thành phố thuộc tỉnh vùng ĐBSH, các cơ quan tham mưu đối với BTĐUX.
    Thứ năm, đề xuất 3 giải pháp nhằm góp phần nâng cao chất lượng
    BTĐUX đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế
    tri thức nông nghiệp, nông thôn vùng ĐBSH từ nay đến năm 2020: Cụ thể
    hoá tiêu chuẩn BTĐUX vùng ĐBSH; phát huy tinh thần tự phấn đấu, tự rèn
    luyện, tu dưỡng, tự quản lý của chính bản thân BTĐUX; xây dựng đảng ủy,
    ĐBX trong sạch, vững mạnh gắn với đẩy mạnh kiện toàn tổ chức, bộ máy
    và cơ chế vận hành của hệ thống chính trị ở cơ sở xã.
    6. ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
    Luận án góp phần tổng kết thực tiễn, bổ sung, phát triển lý luận liên
    quan đến chất lượng và tiêu chí đánh giá chất lượng BTĐUX vùng ĐBSH.
    Luận án có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo, cung cấp những
    luận cứ khoa học giúp các cấp ủy huyện, thị, thành phố thuộc tỉnh vùng
    ĐBSH trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo thực tiễn, tổ chức thực hiện tốt hơn
    các nghị quyết của Đảng.
    Luận án còn có thể làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu, giảng
    dạy và học tập môn xây dựng Đảng ở Học viện Chính trị - Hành chính
    quốc gia Hồ Chí Minh, các trường chính trị tỉnh, thành phố, các trung tâm
    bồi dưỡng chính trị huyện, thị, thành phố thuộc tỉnh vùng ĐBSH.
    7. Kết cấu của luận án
    Luận án gồm: phần mở đầu, 4 chương với 9 tiết, kết luận, danh mục
    công trình khoa học của tác giả liên quan đề tài luận án đã công bố, danh
    mục tài liệu tham khảo và phụ lục.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...