Luận Văn Chất lượng bí thư Đảng uỷ xã ở tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn hiện nay

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Chuyên mục: Giáo dục chính trị
    Trường: Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
    Loại: Đề tài tốt nghiệp
    File: .doc


    Trình độ: Thạc sĩ
    Số trang: 100
    Xã là cấp cơ sở trong hệ thống hành chính bốn cấp của Nhà nước ta. Tổ chức đảng ở xã là tổ chức cơ sở đảng (TCCSĐ), cũng là cấp cơ sở trong hệ thống tổ chức của Đảng. TCCSĐ là hạt nhân lãnh đạo toàn diện các mặt công tác ở cơ sở, có vị trí quyết định đến việc thực hiện thắng lợi mọi chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước ở địa phương. Yêu cầu đối với TCCSĐ là phải nhận thức đúng và làm đúng vai trò hạt nhân chính trị trên địa bàn. Giữa hai kỳ đại hội, cơ quan lãnh đạo của TCCSĐ là Đảng uỷ (hoặc Chi uỷ). Trong đó bí thư Đảng uỷ (Chi uỷ) được coi là “linh hồn” của đảng bộ, chịu trách nhiệm chính trong những thành công hay hạn chế hiệu quả hoạt động của đảng bộ.
    Trong bất kỳ điều kiện hoàn cảnh nào, vấn đề cán bộ cũng là vấn đề có ý nghĩa quyết định đầu tiên trong xây dựng Đảng và Chính quyền. Lịch sử cách mạng nước ta chứng minh rằng: Đảng chỉ có thể làm tròn vai trò chiến sỹ tiên phong, lãnh tụ chính trị của quần chúng nếu Đảng biết lựa chọn, đào tạo một đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ lãnh đạo chủ chốt có phẩm chất, năng lực đáp ứng đòi hỏi của nhiệm vụ trong mỗi thời kỳ cách mạng.
    Sống và làm việc cùng với dân, đội ngũ cán bộ cơ sở nói chung và đội ngũ bí thư Đảng uỷ nói riêng phải là những người nhiệt tình, có ý chí vươn lên, là những người ưu tú nhất tại cơ sở, được tổ chức Đảng, đảng viên và nhân dân tín nhiệm để giao nhiệm vụ. Song do nhiều điều kiện chủ quan và khách quan nên đội ngũ này hiện nay đang có những bất cập, khó khăn nhất định trong công tác. Nhận thấy rõ tầm quan trọng của đội ngũ cán bộ cấp cơ sở, những ưu khuyết điểm của đội ngũ này, những khó khăn mà họ gặp phải, Đảng ta rất quan tâm xây dựng cán bộ cơ sở, nhất là trong nhiệm kỳ của Đại hội IX. Ban Chấp hành Trung ương khoá IX đã ra nghị quyết chuyên đề về cán bộ cơ sở. Trong đó xác định rõ: “Xây dựng đội ngũ cán bộ cơ sở có năng lực tổ chức và vận động nhân dân thực hiện đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước, công tâm thạo việc, tận tuỵ với dân, biết phát huy sức dân, không tham nhũng, ức hiếp dân” [10, tr.167-167].
    Hà Tĩnh là một tỉnh nông nghiệp. Đa số nhân dân sống và làm việc trên địa bàn nông thôn. Sự ổn định và phát triển của tỉnh phụ thuộc vào sự ổn định của hệ thống các xã. Việc chăm lo cho sự phát triển của tỉnh phải đặc biệt chú ý tới sự ổn định và phát triển của hệ thống các xã, nhất là phải quan tâm tới tâm tư, nguyện vọng, việc làm, thu nhập, đời sống của nông dân.
    Đội ngũ bí thư Đảng uỷ xã ở Hà Tĩnh hiện nay nhìn chung được đảm bảo về chất lượng, đảm đương tốt nhiệm vụ. Những thành tựu của toàn tỉnh trong thời gian qua có sự đóng góp không nhỏ của đội ngũ này. Tuy nhiên để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới thì đội ngũ này đang gặp những khó khăn nhất định về trình độ, năng lực và nhất là sự điều hành để đảm bảo hoạt động “đều tay”, nhịp nhàng của tất cả các bộ phận trong hệ thống chính trị (HTCT).
    Để nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác của bộ phận cán bộ quan trọng này, cần thiết phải tiến hành nghiên cứu một cách có hệ thống, xác định rõ vị trí vai trò của họ trong việc thực hiện nhiệm vụ chính trị ở cơ sở, đánh giá đúng chất lượng của họ trong hiện tại, dự báo chất lượng của họ trong tương lai. Trên cơ sở đó đưa ra giải pháp hợp lý nhằm nâng cao chất lượng cho đội ngũ này để họ hoàn thành tốt nhiệm vụ người lãnh đạo cao nhất của Đảng ở địa bàn nông thôn.
     
Đang tải...