Luận Văn Chân dung trẻ em lao động sớm tại Quận Thủ Đức – TP.HCM

Thảo luận trong 'Xã Hội Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU

    1.Lý do chọn đề tài.
    Đất nước ta đang trên con đường hội nhập và phát triển. Nền kinh tế nước ta đã có những bước đáng tự hào được nhiều nước trên thế giới đánh giá cao, chúng ta đang hướng đến mục tiêu trở thành nước công nghiệp vào năm 2020 và có thể sánh vai với các nước phát triển trên thế giới. Nhiều thành phố ở nước ta hiện nay đang phát triển rất mạnh như TP.Hà Nội, Tp.Hồ Chí Minh. Trong đó TP.HCM là một thành phố phát triển năng động nhất cả nhất cả nứơc, trong khoảng một thập niên vừa qua TP.HCM đã có một tiến trình đô thị hóa nhanh và mạnh làm thay đổi nhiều đến đời sống người dân và cảnh quan đô thị .
    Bên cạnh những thành tựu về kinh tế-xã hội, chúng ta đang phải đối mặt với nhiều những khó khăn và thách thức nẩy sinh từ mặt trái của quá trình phát triển kinh tế xã hội như phân tầng xã hội, quá trình đô thị hóa không đồng bộ, môi trường bị xuống cấp, thất nghiệp, người già neo đơn, tệ nạn ma túy, trẻ em có hòan cảnh khó khăn. Riêng đối với trẻ em có hòan cảnh khó khăn, người ta ghi nhận thấy tại Tp.Hồ Chí Minh có rất nhiều trẻ em phải lao động kiếm sống hàng ngày trên các con đường, góp phố. Một trong những đối tượng này phải kể đến đó là trẻ em lao động sớm, bao gồm cả trẻ bị bóc lột sức lao động và trẻ em đường phố.
    Nhiều trẻ em đã và đang làm nhiều công việc vất vả để kiếm sống sinh nhai cho bản thân và gia đình các em, các công việc như lượm ve chai, đánh giầy, bán vé số phần nhiều những trẻ em có đời sống trong hòan cảnh phần lớn đều có hòan cảnh gia đình khó khăn, kinh tế nghèo. Tuy nhiên nhiều trẻ em có hòan cảnh khó khăn trong những hòan cảnh như thế đôi khi lại bị chính các gia đình các em ép buộc hoặc đẩy các em vào những hoàn cảnh bi đát. Tuy nhiên ở nhiều gia đình mà người cha ,người mẹ chưa chu toàn bổn phận về mặt kinh tế hay trong các gia đình khiếm khuyết thì lao động trẻ em đôi khi đóng vai trò khá quan trọng trong việc kiếm sống cho gia đình. Ở quốc gia nào cũng đều phải nghiên cứu về trẻ em lao động sớm, nhằm tìm ra những khó khăn và mong muốn của các em, để đưa ra những hình thưc giúp đỡ khác nhau .Tất cả chúng ta đều biết trẻ em là chủ nhân tương lai của đất nước do vậy việc quan tâm chăm sóc ,bảo vệ trẻ em la trách nhiệm không chỉ của gia đình mà của toàn xã hội.
    Thủ Đức là một quận ven TP.HCM có quá trình đô thị hóa diễn ra khá mạnh mẽ trong thời gian qua. Sự thay đổi về cơ cấu kinh tế, cơ cấu nghành nghề, công nghiệp hóa đã kéo theo những làn sóng dân nhập cư từ khắp mọi miền đất nước đổ về, đã làm phúc tạp và gây nên những hậu quả mà đôi khi chúng ta không thể kiểm soát được.
    Qúa trình đô thị hóa diễn ra nhanh kéo theo tình trạng lao động sớm ở trẻ em và những hậu quả đi cùng là vấn đề cần được quan tâm giải quyết.Để đảm bảo được quyền lợi cho trẻ em chúng ta cần phải bắt tay vào giải quyết vấn đề của trẻ lao động sớm.Vì vậy nên nhóm chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu “Chân dung trẻ em lao động sớm tại Quận Thủ Đức – TP.HCM” để nêu lên được nguyên nhân và thực trạng của trẻ em lao động sớm tại quận, để từ đó kiến nghị các biện pháp giải quyết phù hợp,tạo điều kiện cho các em có một cuộc sống tốt đẹp hơn.

    2.Sơ lựơc quá trình nghiên cứu.
    a. Sở LĐTB&XH TP.HCM và sở Khoa Học Công Nghệ TP.HCM, ”Trẻ em lang thang ở TP.HCM -thực trạng và giải pháp”(NXB.LĐ-XH,2005).Với phương pháp tiếp cận đa chiều, phương pháp tiếp cận có sự tham gia của nhiều đối tượng liên quan đến trẻ em lang thang và chính các em thông qua phiếu hỏi cá nhân, thảo luận nhóm, khảo sát chuyên sâu kết hợp với các tài liệu có sẵn, hội thảo chuyên gia. Công trình nghiên cứu này đã thu hút được một khối lượng lớn thông tin rất hũu ích và có độ tin cậy cao về vấn đề liên quan đến trẻ em lang thang tại TP.HCM, các giải pháp và các mô hình chăm sóc trẻ em tại TP. Bên cạnh đó các nhà nghiên cứu còn đầu tư khá nhiều công sức cho việc nghiên cúu, phân tích “sức hút ” “lực đẩy”các trẻ em đến với TP, đánh giá tác động của các chính sách, giải pháp của nhà nước, của TP đối với các trẻ em này. Cũng như các tác động của các quá trình phát triển KT-XH nói chung, của TP.HCM nói riêng đến cuộc sống hiện tại của trẻ em, từ đó đưa ra các giải pháp thiết thực nhằm phục hồi, ngăn ngừa, trợ giúp các em phát triển bình đẳng như những trẻ bình thường khác.
    b. Dương Kim Hồng và Kenichi Ohno Trẻ đường phố VN, những nguyên nhân truyền thống và những nguyên nhân mới, mối quan hệ giữa các nguyên nhân này trong nền KT đang phát triển” diễn đàn phát triển VN tháng 1-2005. Tác giả đã đưa ra nhiều nguyên nhân khác nhau đưa đến tình trạng trẻ em đường phố, bao gồm nguyên nhân truyền thống: trẻ mồ côi, trẻ có cha mẹ li dị và những nguyên nhân mới như về kinh tế. Tác giả cũng chỉ ra rằng nhóm trẻ lang thang do gia đình không hạnh phúc là nhóm trẻ khó hỗ trợ nhất trong khi nhóm trẻ di cư do nguyên nhân KT lại mong muốn đi học, mong muốn cuộc sống tốt đẹp hơn .



    PHẦN I.MỞ ĐẦU1.Lý do chọn đề tài---------------------------------------------------------------------- Trang
    2.Sơ lựơc quá trình nghiên cứu------------------------------------------------------ Trang
    3.Mục tiêu -------------------------------------------------------------------------------- Trang
    4.Câu hỏi nghiên cứu------------------------------------------------------------------- Trang
    5.Đối tượng nghiên cứu.Trang
    6.Phạm vi
    7.Ý nghĩa thực tiễn và ý nghĩa khoa học.------------------------------------------ Trang
    7.1.Ý nghĩa khoa học.------------------------------------------------------------------- Trang
    7.2.Ý nghĩa thực tiễn.------------------------------------------------------------------- Trang
    8.Phương pháp thu thập thông tin -------------------------------------------------- Trang
    9.X lý số liệu---------------------------------------------------------------------------- Trang
    10.Khó khăn trong việc thu thập thông tin---------------------------------------- Trang


    PHẦN IICHƯƠNG ICÁC KHÁI NIỆM LIÊN QUANBỐI CẢNH KINH TẾ-XÃ HỘI VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ NẢY SINH
    I.Những khái niệm liên quan đến đề tài-------------------------------------------- Trang
    1. Trẻ em đường phố---------------------------------------------------------- Trang
    2.Trẻ em lao động sớm-------------------------------------------------------- Trang
    3.Trẻ em có hòan cảnh khó khăn---------------------------------------------- Trang
    4.Hội nhập xã hội-------------------------------------------------------------- Trang
    5.Trẻ em lao động sớm-------------------------------------------------------- Trang

    II.Bối cảnh KT-XH hiện nay---------------------------------------------------------- Trang
    1.Những thành quả đạt được về mặt KT-XH---------------------------------- Trang
    2.Những vấn đề xã hội nảy sinh------------------------------------------------ Trang
    3.Hậu quả của vấn đề lao động sớm ở trẻ em---------------------------------- Trang

    CHƯƠNG IICHÂN DUNG TRẺ EM LAO ĐỘNG SỚMI.Những thông tin nhân thân ------------------------------------------------ Trang
    II.Những nguyên nhân dẫn đến trẻ lao động sớm ------------------------- Trang
    III.Những khó khăn hiện tại của các em trong cuộc sống ----------------- Trang
    IV.Mong muốn của các em.
    1.Mong muốn của trẻ đối với các cơ sở xã hội----------------------------- Trang
    2.Mong muốn của trẻ từ giáo dục viên (nhân viên xã hội)----------------- Trang
    PHẦN IIIKẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ MÔ HÌNH CHĂM SÓCCHO TRẺ LAO ĐỘNG SỚM1.Kết luận --------------------------------------------------------------------------------- Trang

    2.Khuyến nghị mô hình chăm sóc cho trẻ lao động sớm
    Mô hình cho trẻ em lao động sớm---------------------------------------------- Trang

    Tài liệu tham khảo:--------------------------------------------------------------------- Trang
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...