Sách Chân Dung Khổng Tử

Thảo luận trong 'Sách Triết Lý' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Phụ Lục

    Thái Độ Các Vua Chúa Trung Hoa

    Đối Với Khổng Tử Và Khổng Giáo Qua Các Thế Hệ [1]

    Nhân Tử Nguyễn Văn Thọ - tvvn.org



    - Tần Thủy Hoàng Đế, năm 213 trước kỷ nguyên, nghe lời Lý Tư, đốt sách, chôn nho.

    - Hán Cao Tổ, năm 195 trước kỷ nguyên, đến huyện Khúc Phụ dâng lễ Thái Lao kính đức Khổng.

    - Hán Huệ Đế, năm 191 trước kỷ nguyên, hủy lệnh cấm thư tịch Khổng giáo.

    - Hán Vũ Đế, năm 130 trước kỷ nguyên, phục hưng Nho giáo.

    - Hán Tuyên Đế (73-48 trước kỷ nguyên) về cuối đời vua không cho các nho gia tham dự chính quyền.

    - Hán Bình Đế, năm 1 kỷ nguyên, phong tước Công cho Khổng Tử.

    - Hán Minh Đế, năm Vĩnh Bình 2 (59 sau kỷ nguyên), giết một con chó, tế Chu Công và Khổng Tử.

    Năm Vĩnh Bình 15 (năm 72), lại ra Sơn Đông, viếng đền thờ Khổng Tử cùng thất thập nhị hiền.

    (Hán Minh Đế là vị vua cho thỉnh đạo Phật vào Trung Quốc.)

    - Hán Chương Đế, năm 85 sau kỷ nguyên, nhân khi tuần thú Sơn Đông, truyền lập miếu thờ có hình Khổng Tử và 72 môn đệ.

    - Hán Hoàn Đế cho lập một hàn lâm viện Nho giáo ở Kinh đô.

    - Hán Linh Đế, vì nghe hoạn quan xúi dục, đã giết một số Nho gia.

    - Tề Văn Đế, năm 485, định nghi lễ tế Khổng Tử theo hàng Công và dùng lễ Lục Dật tế Khổng Tử.

    - Hiếu Văn Đế (nhà Nguyên Ngụy) năm 489, cho xây đền thờ Khổng Tử ở kinh đô và gọi Ngài là Thánh.

    - Đường Cao Tổ, năm 623, không phong Khổng Tử là thánh nữa, mà chỉ phong là Tiên Sư.

    - Đường Thái Tông, năm 628, lại phong Khổng Tử là Tiên Thánh và Nhan Hồi là Tiên Sư. Năm 629, vua truyền xây Khổng miếu trong mọi quận huyện.

    - Đường Cao Tông (650-684), năm 677, truyền dùng lễ Tiểu Lao để tế Khổng Tử

    - Võ Hậu, năm 690, phong tước Công cho Khổng Tử.

    - Đường Huyền Tông, năm 720, cho họa ảnh đức Khổng và 72 môn đệ trên tường Khổng miếu. Năm 739, vua phong Ngài là Văn Tuyên Vương, cho mặc phẩm phục vua chúa; lại phong cho các môn đệ Ngài các chức Công, Hầu, Bá.

    - Tống Chân Tông, năm 1008, xưng tụng Ngài là Huyền Thánh, Văn Tuyên Vương, phong cha Ngài là Thúc Lương Ngột làm Tề Công, phong mẹ Ngài là Nhan Trưng Tại làm Lỗ phu nhân, phong Kỳ Quan Thị [2] làm Vận phu nhân. Năm 1012, lại cải phong Khổng Tử là Chí Thánh Văn Tuyên Vương.

    - Tống Thần Tông, năm 1075, giáng Khổng Tử xuống hàng Công, chỉ cho đội mũ 9 tua.

    - Tống Huy Tông, năm 1102, phong Bá Ngư làm Tứ Thủy Hầu, Tử Tư làm Nghi Thủy Hầu. Bốn năm sau (1106), phong Đế cho Khổng Tử và cho Ngài đội mũ 12 tua.

    - Tống Chương Tông, năm 1192, cấm không cho viết tên đức Khổng để tỏ lòng kính trọng.

    - Tống Độ Tông, năm 1267, phong Tử Tư làm Nghi Thủy Công.

    - Nguyên Thế Tổ cấm không được gọi đức Khổng là Thánh, mà chỉ phong Ngài là hiền.

    - Nguyên Thành Tông, năm 1292, lại phục hồi cho đức Khổng mọi chức tước và quyền hạn cũ.

    - Nguyên Văn Tông, năm 1330, phong vương cho Thúc Lương Ngột, phong hoàng hậu cho bà Nhan Trưng Tại, phong chức phu nhân cho bà Kỳ Quan Thị (Khiên Quan Thị).

    - Minh Thái Tổ, năm 1382, cấm không cho dựng tượng Khổng Tử nữa và phải dùng bài vị thay ảnh tượng.

    - Minh Thành Tổ, năm 1410, cho vẽ lại các hình tiên hiền trong Khổng miếu với y quan triều phục.

    - Minh Hiến Tông, năm 1476, cho dùng lễ Bát Dật để tế Khổng Tử.

    - Minh Thế Tông, năm 1525, không phong cho Khổng Tử tước Vương nữa, và cấm không cho dùng nghi lễ tế Trời để tế Khổng Tử. Vua truyền chỉ gọi Khổng Tử là Chí Thánh Tiên Sư và bắt dùng bài vị thay ảnh tượng. Các tiên hiền tiên nho trong Khổng miếu không còn được gọi là Công, Hầu, Khanh, Bá nữa.

    - Năm 1917, hiến pháp Trung Hoa, nơi tiết 9, có ghi:

    Công dân nước Trung Hoa dân Chủ Cộng Hòa được quyền tự do hoặc theo Khổng giáo hoặc theo một tín ngưỡng khác.[3]

    CHÚ THÍCH

    [1] Theo tài liệu trong sách Variétés sinologiques No 49, các trang 98-105, của P. Henri Doré.

    [2] James Legge ghi là Khiên Quan Thị. Xem Chinese Classics, vol 1 & 2, p. 60.

    [3] Phỏng theo tài liệu trong sách Variétés sinologiques No 49, các trang 98-105, của P. Henri Doré.
     
Đang tải...