Tiểu Luận Chân dung của người phụ nữ Việt Nam qua các trang văn của Thạch Lam

Thảo luận trong 'Văn Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Mở đầu
    1. Lí do chọn đề tài
    “Lặn lội thân cò khi quãng vắng
    Eo sèo mặt nước buổi đò đông”
    Không biết tự bao giờ, nhắc đến hình ảnh người phụ nữ Việt Nam, người ta lại thường ví von với hình ảnh con cò. Phải chăng đó là số phận của người phụ nữ Việt Nam xưa kia, một thân một mình lam lũ với gánh nặng trĩu trịt trên vai?
    Thạch Lam là một trong những nhà văn nổi tiếng của “Tự Lực văn đoàn” và của văn học Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám. Ông có một vị trí riêng biệt trong lịch sử văn học Việt Nam bởi nhiều thiên truyện ngắn cho đến nay và có lẽ mãi mãi vẫn làm ta xúc động, khi mà trên đời này vẫn còn những xót xa cho số phận con người.Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam trong những trang văn của Thạch Lam lại như đi sâu vào trong tâm khảm, như nhắc nhở ta luôn nhớ đến hình ảnh của một thời, một kiếp người từng tồn tại.
    Trong những năm gần đây, giá trị của truyện ngắn Thạch Lam đã được phát hiện lại, đã có nhiều bài nghiên cứu về Thạch Lam. Để góp một tiếng nói vào việc khẳng định một tài năng, một nhân cách nhà văn đã từng hiến dâng cho đời nhiều áng văn chương có sức cuốn hút lòng người làm say mê bao thế hệ bạn đọc, tôi mạnh dạn chọn đề tài “chân dung người phụ nữ Việt Nam qua các trang văn của Thạch Lam”.
    Trong khuôn khổ của một bài tiểu luận, tôi không có điều kiện và khả năng để giải quyết được hết mọi vấn đề của đề tài, mà chỉ đi vào một vài khía cạnh, một vài nét về hình ảnh người phụ nữ Việt Nam trong truyện ngắn của Thạch Lam mà tôi cho rằng những đặc điểm ấy đã góp phần làm nên nhà văn Thạch Lam của hôm qua, hôm nay và mai sau.
    2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề:
    Tuy rằng đã có nhiều công trình nghiên cứu về Thạch Lam và các tác phẩm của ông nhưng nhìn chung về đề tài “chân dung người phụ nữ Việt Nam qua các trang văn của Thạch Lam”, chưa có công trình nào nghiên cứu cụ thể. Thạch Lam viết nhiều, và viết hay, cho ta cái nhìn sâu sắc và cụ thể về chân dung người phụ nữ Việt Nam, tuy nhiên, các công trình nghiên cứu gần đây lại không đi vào cụ thể đề tài này. Các nghiên cứu chỉ chỉ khám phá đề tài này trên những phương diện nhỏ, chưa thực sự khẳng định những giá trị của đề tài này trong các tác phẩm của Thạch lam.
    Với thời lượng hạn hẹp của một bài tiểu luận, trên cơ sở kế thừa, tổng hợp những thành quả của các công trình nghiên cứu trước đó, hy vọng đề tài này mang đến cho người đọc một cái nhìn cụ thể về “chân dung người phụ nữ Việt Nam qua những trang văn của Thạch Lam”.
    3. Phương pháp nghiên cứu:
    Trên cơ sở kế thừa những thành tựu mà các công trình nghiên trước, dựa trên những hiểu biết của bản thân, trong phạm vi một đề tài nghiên cứu nhỏ, bài tiểu luận đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau đây:
    Phương pháp liệt kê phân loại: đây là phương pháp nghiên cứu thường thấy trong các nghiên cứu khoa học. Sử dụng phương pháp này nhằm liệt kê những luận điểm, luận cứ nhằm làm nổi bật và cụ thể hóa phạm vi mà đề tài nói đến.
    Phương pháp phân tích tổng hợp, chứng minh: nhằm làm rõ những luận điểm, luận cứ đã được liệt kê.
    4. Phạm vi nghiên cứu
    Với thời lượng nhỏ của một bài tiểu luận và kiến thức hạn chế của bản thân, phạm vi của đề tài chỉ gói gọn trong một số tác phẩm của Thạch Lam như “Gió lạnh đầu mùa”, “Hai đứa trẻ”, “Dưới bóng hoàng lan”, “Sợi tóc”, “Nhà mẹ Lê”, từ đó đi sâu vào tìm hiểu hình ảnh người phụ nữ Việt Nam trong các tác phẩm trên.
    5. Bố cục đề tài:
    Đề tài ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, phần nội dung chính của đề tài bao gồm 2 chương:
    Chương I: Những vấn đề khái quát chung
    Chương II: Chân dung của người phụ nữ Việt Nam qua các trang văn của Thạch Lam
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...