Tiểu Luận Chẩn đoán virus viêm não Nhật Bản bằng kỹ thuật nuôi cấy tế bào

Thảo luận trong 'Nông - Lâm - Ngư' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ĐẶT VẤN ĐỀ






    Chúng ta thấy ở nước ta, mùa hè là mùa dễ phát sinh nhiều loại bệnh như dịch tả, thương hàn, sốt xuất huyết, và đặc biệt một bệnh rất nguy hiểm là bệnh viêm não Nhật bản, hay gặp ở trẻ dưới 15 tuổi và nhóm có nguy cơ cao nhất là trẻ từ 2 – 6 tuổi (chiếm 75% tổng số trẻ mắc bệnh).


    Theo thông báo của Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, mỗi năm có khoảng 3000 trẻ em mắc bệnh viêm não, trong đó có 30 – 40% bị bệnh viêm não Nhật bản. Bệnh viêm não Nhật Bản do muỗi truyền virus và phát triển mạnh vào mùa nắng nóng nên thường gọi là bệnh viêm não mùa hè hay bệnh viêm não B. Hiện nay bệnh viêm não Nhật Bản chưa có thuốc đặc trị nên thường có tỷ lệ tử vong cao (10-20%) hay là để lại những di chứng nặng nề như động kinh, giảm học lực, đần độn, liệt, thất ngôn. Những di chứng này thường chiếm 50% người mắc bệnh, thường gây tàn phế, mất khả năng lao động để lại gánh nặng cho gia đình, xã hội.


    Ở chuyên đề này, tôi xin trình bày kỹ hơn về virus và bệnh viêm não Nhật Bản, đặc biệt là phương pháp chuẩn đoán virus này bằng kỹ thuật nuôi cấy tế bào.







    TỔNG QUAN




    I-Bệnh viêm não Nhật Bản


    1. Khái niệm:


    Viêm não Nhật Bản (VNNB) là một bệnh truyền nhiễm trùng cấp tính gây ra bởi một loại siêu vi trùng thuộc nhóm Arbovirus có ái tính với tế bào thần kinh, có tên là Japanese Encephalitis Virus (JE Virus). Virus lây truyền qua người nhờ trung gian là muỗi Culex tritaeniorhynchus và Culex vishnui. Bệnh có thể xảy ra rải rác hay thành dịch. Bệnh không truyền từ người này sang người khác.Bệnh có thể dẫn đến tình trạng tổn thương não vĩnh viễn, tỷ lệ tử vong rất cao. Bệnh viêm não đã mô tả từ năm 1871 những mãi đến nam 1935 mới phát hiện và phân lập được từ bệnh nhân ở Tokyo nên được gọi là bệnh viêm não Nhật
    Bản.


    Tùy theo mức độ và vị trí tổn thương tại hệ thần kinh trung ương (HTKTW), lâm sàng sẽ có biểu hiện triệu chứng của nơi bị xâm phạm như : viêm não, viêm màng não, viêm sừng trước tủy sống hoặc bệnh cảnh phối hợp: viêm não màng não, viêm não màng não tủy sống.


    2. Dịch tễ học


    Khái quát lịch sử:


    VNNB là bệnh dẫn đầu trong số các bệnh viêm não do virus ở Châu Á. Nó được lưu hành rộng rãi ở các nước trong vùng Đông Á, Nam Á, và Đông Nam Á trong đó có Việt Nam. Bệnh cũng đã xuất hiện ở phía Tây Thái Bình Dương. Hằng năm vào khoảng 50000 trường hợp mới mắc trên thế giới với con
    số tử vong ước chừng 10000(1988).


    Bệnh đã được biết tới vào 1871 nhưng mãi đến năm 1924 mới biết rõ về lâm sàng qua trận dịch lớn với 6000 trường hợp, và tỷ lệ tử vong vào







    khoảng 60% (ở Nhật Bản), bệnh được gọi là “ viêm não mùa hè”. Năm 1935 người ta phân lập được virus từ não của một bệnh nhân tử vong tại Tokyo, và cung cấp được chủng Nakayama nguyên mẫu. Virus này được gọi là virus VNNB
    B có liên quan đến viêm não mùa hè tại Nhật Bản.


    Năm 1952, virus VNNB đầu tiên được phân lập từ một lính viễn chinh Pháp tại miền Bắc Việt Nam, tiếp theo đó năm 1953 có 98 trường hợp
    VNNB trong quân đội viễn chinh Pháp.


    Trong thập kỉ 1960 có nhiều trận dịch viêm não siêu vi được gọi là hội chứng viêm não cấp tính gọi tắt là hội chứng não cấp (HCNC), xảy ra tại hầu hết các địa phương ở miền Bắc, nhất là ở miền trung du và vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, có nơi tỷ lệ mắc bệnh hằng năm lên tới 6-10/100000 dân với tỷ lệ
    tử vong từ 5,7% - 28,5% và siêu vi VNNB là tác nhân gây ra 50% - 70% HCNC.


    Tại miền Nam viêm não siêu vi xảy ra rải rác quanh năm, số mắc cao nhất vào năm 1980 với tỷ lệ 4,95/100000 dân và tỷ lệ tử vong 27,46% thường tập trung nhiều ở đồng bằng sông Cửu Long, nơi có thói quen nuôi heo gần nhà. Chưa tiến hành nghiên cứu có hệ thống tại đây, nhưng qua kết quả báo cáo sơ bộ của bệnh viện lớn tại TP.HCM, từ 64% - 69% hội chứng não cấp nhập viện có tác nhân gây bệnh là virus VNNB, với tỷ lệ tử vong vào khoảng 16%.


    Về mặt dịch tễ học bệnh VNNB có đặc điểm:


    a. Nguồn lây


    Các loài chim hoang dã như cò, diệc, cò quặm, liếu điếu và các loài chim khác sống gần các vùng đầm lầy là những vật chủ quan trọng mang
    mầm bệnh virus VNNB.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...