Luận Văn Chăm sóc sức khoẻ trẻ mẫu giáo trong trường mầm non và đề xuất giải pháp can thiệp

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. Tính cấp thiết của luận án
    Trong thực tế, ngành mầm non hiện nay đã thu hút 61% trẻ độ tuổi mẫu giáo
    vào trường. Trẻ được chăm sóc sức khoẻ trong trường mầm non chiếm tỷ lệ khá cao.
    Công tác chăm sóc sức khoẻ trong trường mầm non, mặc dầu đã được quan
    tâm nhưng việc thực hiện chăm sóc sức khoẻ của trẻ vẫn còn nhiều khó khăn. Hầu
    hết các trường không có cán bộ y tế nên việc quản lý và theo dõi sức khoẻ, xử trí
    bệnh thường gặp ở trẻ còn gặp nhiều khó khăn, nhất là vùng nông thôn, vùng sâu,
    vùng xa. Việc nâng cao chất lượng khẩu phần cho trẻ còn nhiều hạn chế. Tiền ăn
    đóng góp của gia đình cho trẻ còn thấp, nhất là ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng
    xa (2000đ- 2500đ/cháu/ngày). Tỷ lệ trẻ mắc một số bệnh nhiễm trùng như viêm
    nhiễm đường hô hấp, bệnh tiêu hoá, bệnh về mắt, bệnh răng miệng còn cao. Tỷ lệ
    suy dinh dưỡng trẻ em dưới 6 tuổi trong trường mầm non chiếm tỷ lệ gần 20%.
    Việc chăm sóc sức khoẻ của trẻ chủ yếu phụ thuộc vào kiến thức, thực hành
    chăm sóc sức khoẻ của giáo viên có được ở các trường sư phạm mầm non, qua bồi
    dưỡng chuyên đề, qua phối hợp với y tế địa phương. Như vậy, thiết kế, đề xuất các
    biện pháp cụ thể về chăm sóc sức khoẻ cho trẻ mầm non nói chung và độ tuổi mẫu
    giáo nãi riªng là rất cần thiết. Từ những lý do trên đề tài luận án tiến sỹ : “ Chăm
    sóc sức khoẻ trẻ mẫu giáo trong trường mầm non và đề xuất giải pháp can
    thiệp” nhằm các mục tiêu cụ thể sau:
    1. Đánh giá thực trạng chăm sóc sức khoẻ cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non
    nông thôn.
    2. Xác định một số yếu tố ảnh hưởng đến chăm sóc sức khoẻ cho trẻ mẫu giáo
    trong trường mầm non.
    3. Đánh giá hiệu quả một số biện pháp chăm sóc sức khoẻ cho trẻ mẫu giáo, áp
    dụng thí điểm ở một số trường mầm non nông thôn.
    2. Ý nghĩa thực tiễn và những đóng góp mới của luận án
    1. Bằng phương pháp tiếp cận tổng thể, toàn diện về mục tiêu chăm sóc sức
    khỏe luận án đã chỉ ra thực trạng chăm sóc sức khoẻ cho trẻ mẫu giáo trong trường
    mầm non nông thôn hiện nay còn nhiều bất cập: Bệnh về hô hấp, sâu răng, giun sán
    chiếm tỷ lệ cao: hô hấp (10-40%), răng (20% -26%), giun sán (10,0% - 35,4%). Chỉ
    có 19,6 % trường mầm non có phòng y tế , 2% trường mầm non có cán bộ y tế
    chuyên trách. Số trường đưa hoạt động y tế học đường vào công tác thi đua, khen
    thưởng chưa cao (45%). 80% trường chưa có kế hoạch chi tiêu cho y tế trường
    học. Cấu trúc nhóm lớp chủ yếu là bán kiên cố ( 60%), vẫn còn 8% trường mầm
    non phải học nhờ nhà kho, trường tiểu học. Công trình phụ chưa bố trí liên hoàn
    giữa các nhóm lớp. Phương tiên dạy học cho giáo dục sức khoẻ chỉ đáp ứng 50%
    so với yêu cầu. Trẻ chưa được rèn luyện nhiều về kỹ năng sống, chưa tạo được
    thói quen tốt để tự mình biết bảo vệ sức khoẻ. Kiến thức, thực hành của giáo viên
    mầm non, cha mẹ trẻ đa số vẫn còn ở mức trung bình (75%), mức tốt (2%).
    2
    2. Để khắc phục tình trạng trên, luận án đã đề xuất và triển khai thực nghiệm
    các biện pháp chính có tính khả thi cao gồm: (1) Nâng cao vai trò và trách nhiệm
    của giáo viên về theo dõi tình trạng thể lực sức khoẻ của trẻ để phát hiện sớm trẻ
    mắc bệnh và đề phòng trẻ suy dinh dưỡng.(2) Phối hợp các biện pháp giáo dục sức
    khoẻ theo hướng tích hợp các chủ đề, đáp ứng yêu cầu đổi mới. (3) Nâng cao kiến
    thức và kỹ năng thực hành chăm sóc sức khoẻ cho trẻ của cán bộ, giáo viên và cha
    mẹ. (4) Nâng cao năng lực quản lý chăm sóc sức khoẻ của cán bộ kiêm nhiệm về y
    tế học đường. Kết quả thử nghiệm các biện pháp đã tạo nên chuyển biến rõ rệt
    đến tình trạng sức khoẻ, dinh dưỡng, kiến thức và thực hành về giáo dục sức
    khoẻ cho trẻ 3-5 tuổi cũng như kiến thức, thực hành của giáo viên mầm non
    và cha mẹ ở nhóm can thiệp. Kiến thức trẻ 3-<4 tuổi, 4-<5 tuổi tăng lên ở các
    nội dung: từ 54%- 70% (3-<4 tuổi), từ 8%-88% (4-<5 tuổi). Kỹ năng thực hành
    của trẻ 3-<4 tuổi và 4-<5 tuổi: trẻ xếp loại tốt tăng 80% ( 3-<4 tuổi); tăng 98%
    (trẻ 4-<5 tuổi). Tình trạng sức khoẻ : số trẻ bị viêm đường hô hấp giảm 16% (3-<4
    tuổi) và 12% ( 4-<5 tuổi); số trẻ bị bệnh răng giảm 6% ở cả hai độ tuổi; số trẻ
    bệnh viêm tai/viêm da giảm 4% ở cả hai độ tuổi. Tình trạng dinh dưỡng ( trẻ kênh
    B ở nhóm can thiệp đã giảm 8% (3-<4 tuổi) và 10% (4-<5 tuổi). Kiến thức, thực
    hành về chăm sóc sức khoẻ trẻ của giáo viên và cha mẹ: Tỷ lệ xếp loại tốt về kiến
    thức chăm sóc sức khoẻ trẻ của giáo viên tăng 33,3%, của cha mẹ tăng 46%. Tỷ lệ
    xếp loại tốt về thực hành chăm sóc sức khoẻ trẻ của giáo viên tăng 50,7%, của cha
    mẹ tăng 44%
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...