Luận Văn Chăm sóc sức khoẻ thai sản và trẻ sơ sinh

Thảo luận trong 'Sinh Học' bắt đầu bởi Mit Barbie, 25/11/11.

  1. Mit Barbie

    Mit Barbie New Member

    Bài viết:
    2,273
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ĐẶT VẤN ĐỀ

    Trong những năm gần đây, sức khoẻ sinh sản (SKSS) đã trở thành một trong các lĩnh vực quan trọng được Đảng, Nhà nước và nhiều tổ chức quan tâm. Điều này không chỉ bởi SKSS có liên quan trên phạm vi dân số khá lớn mà còn do tác động của nó tới suốt cuộc đời mỗi cá nhân cũng như toàn xã hội Chương trình SKSS của Liên hiệp quốc họp tại Cairo- Ai Cập năm 1994 trong đố Việt Nam có tham dự đã xác định SKSS bao gồm mười nội dung cơ bản trong đó CSSK bà mẹ trước, trong, sau khi sinh và trẻ sơ sinh là nội dung quan trọng bậc nhất [9].
    Với những cố gắng, nỗ lực trong nhiều năm qua, ngành y tế Việt Nam đã thu được những thành tựu đáng kể trong công tác chăm sóc SKSS. Tuy nhiên Báo cáo chiến lược quốc gia về chăm sóc SKSS tại hội nghị quốc gia về dân số và phát triển bền vững cho thấy tỷ lệ các bà mẹ được khám thai và khi đẻ được cán bộ chuyên môn giúp còn thấp, việc chăm sóc sau sinh, việc hướng dẫn cho bú và cách nuôi con chưa được chú ý làm tốt. Nguyên nhân là do sự yếu kém của hệ thống cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ bà mẹ, trẻ em (CSSKBMTE) và sự thiếu hiểu biết của người dân trong cộng đồng, đặc biệt là ở một số vùng khó khăn. Do đó, tỷ lệ tử vong mẹ do những nguyên nhân liên quan tới quá trình sinh đẻ, mà chủ yếu là các tai biến sản khoa, cũng như tỷ lệ tử vong chu sinh còn cao, năm 2003 tỷ lệ tử vong mẹ là 85 trên 100.000 trẻ đẻ sống, tỷ lệ tử vong chu sinh là 21‰ [4]. Giáo dục sức khoẻ (GDSK) nâng cao nhận thức của người dân cũng như củng cố hệ thống y tế được coi là những giải pháp hữu hiệu để cải thiện tình trạng trên đây.

    Phủ Lý, Hợp Thành, Ôn Lương là ba xã nghèo ở phía Bắc huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên. Đây là địa bàn sơ tán của Trường Đại học Y Hà Nội trong những năm chiến tranh, và hiện nay là địa bàn của sinh viên Trường Đại học Y Hà Nội thực hành về y tế cộng đồng. Thực hiện truyền thống uống nước nhớ nguồn, trong những năm vừa qua, Trường đã phối hợp với tổ chức Thầy thuốc thế giới hỗ trợ một dự án Chăm sóc sức khoẻ ban đầu trong đó hoạt động trọng tâm là hỗ trợ cải thiện vệ sinh môi trường và bước đầu đã đạt được những kết quả khả quan. Tuy nhiên theo đánh giá cuối dự án và báo cáo năm 2002 của trung tâm y tế huyện, tình hình sức khỏe sinh sản cho phụ nữ các dân tộc thiểu số tại đây hiện là một trong các vấn đề nổi cộm: chỉ có 75% phụ nữ có thai đi khám thai 3 lần, số ca đẻ tại nhà chiếm đến 33%, ở một số xóm xa xôi, tỷ lệ đẻ tại nhà có thể đạt tới mức 50%. Các hoạt động y tế trong lĩnh vực này còn gặp nhiều khó khăn đặc biệt là việc chăm sóc thai nghén, sinh đẻ và sau sinh do điều kiện địa lý của vùng miền núi, địa hình không thuận tiện cho đi lại và tiếp cận các dịch vụ y tế. Việc chăm sóc sức khỏe (CSSK) khi thai nghén, sinh đẻ và sau sinh phần lớn được thực hiện tại nhà theo phong tục và kinh nghiệm địa phương [11]. Một trong những hoạt động Nhà Trường dự định hỗ trợ tiếp cho địa phương trong thời gian tới là đào tạo một số kiến thức và kỹ năng GDSK sinh sản cho các cán bộ y tế thôn bản và qua họ kết hợp tiến hành các GDSK sinh sản cho các nhóm phụ nữ dân tộc thiểu số tại đây. Để có một chương trình đào tạo và GDSK sinh sản phù hợp, hiệu quả và theo hướng hợp tác cộng đồng phải dựa trên thực tiễn của cộng đồng. Do đó, một nghiên cứu về kiến thức chăm sóc SKSS, đặc biệt chăm sóc sức khoẻ bà mẹ trong thời kỳ mang thai, trong cuộc đẻ, sau đẻ và chăm sóc trẻ sơ sinh được tiến hành, mà trong đề tài này tập trung ở nhóm các bà mẹ có con dưới 1 tuổi, qua đó giúp cung cấp các thông tin cần thiết cho việc xây dựng một chương trình can thiệp phù hợp và hiệu quả trên nhóm đối tượng này.

    MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU :

    *Mô tả thực trạng một số kiến thức, thực hành về chăm sóc sức khoẻ mẹ trước, trong, sau sinh và chăm sóc trẻ sơ sinh của bà mẹ có con dưới 1 tuổi tại 3 xã Phủ Lý, Hợp Thành, Ôn Lương, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên, năm 2003.
    *Phân tích một số ưu điểm và tồn tại trong nhận thức và thực hành của các đối tượng về những nội dung nêu trên và đề xuất các giải pháp phù hợp nhằm cải thiện tình hình sức khoẻ bà mẹ và trẻ em tại 3 xã trên đây.

    MỤC LỤC

    Đặt vấn đề 1
    Chương 1 : Tổng quan 4
    1.1. Nội dung của công tác CSSK thai sản và trẻ sơ sinh: 4
    1.2. Công tác chăm sóc sức khoẻ bà mẹ mang thai- trẻ sơ sinh ở Việt Nam hiện nay 6
    1.3. Một số giải pháp và mục tiêu đến năm 2010 : 9
    1.4. Khái quát về bối cảnh địa lý, kinh tế, văn hoá - xã hội và hệ thống y tế của 3 xã nghiên cứu 10
    Chương 2. Đối tượng - phương pháp nghiên cứu 12
    2.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu: 12
    2.2. Đối tượng nghiên cứu: 12
    2.3. Phương pháp nghiên cứu 12
    Chương 3. Kết quả nghiên cứu 14
    3.1. Kiến thức –thực hành chăm sóc thai sản : trước, trong và sau sinh. 14
    3.2. Kiến thức của các bà mẹ về các dấu hiệu nguy hiểm cần phải đi khám 21
    3.3. Một số kiến thức và thực hành của bà mẹ về dinh dưỡng và chăm sóc trẻ sơ sinh: 23
    3.4. Thăm dò một số yếu tố tác động và nguyên nhân ảnh hưởng đến kiến thức, thực hành CSSK của các bà mẹ .27
    Chương 4. Bàn luận 32
    4.1. Kiến thức và thực hành cssk trước, trong, sau sinh của các bà mẹ tại 3 xã Hợp Thành, Phủ Lý, Ôn Lương : 32
    4.2. Kiến thức của các bà mẹ về những dấu hiệu nguy hiểm cần phải đi khám . 38
    4.3. Kiến thức và thực hành chăm sóc trẻ sơ sinh: 40
    4.4. Những yếu tố và nguyên nhân ảnh hưởng đến kiến thức , thực hành của các bà mẹ 43
    Kết luận 46
    Kiến nghị 48
    Tài liệu tham khảo.
    Phụ lục
    DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ TRONG KHOÁ LUẬN
    Các bảng
    Bảng 3.1: Nơi khám thaii
    Bảng 3.2: Dự kiến thời gian đẻ của các bà mẹ
    Bảng 3.3: Chuẩn bị tại gia đình đồ dùng và phương tiện cần thiết cho việc sinh đẻ
    Bảng 3.4: Lý do đẻ tại nhà.
    Bảng 3.5: Số lượng các dấu hiệu nguy hiểm khi mang thai, khi chuyển dạ và sau đẻ được các bà mẹ nhận biết
    Bảng 3.6: Nhận biết các dấu hiệu bị ốm ở trẻ trong tuần đầu sau đẻ
    Bảng 3.7: Điều kiện kinh tế của các bà m
    Bảng 3.8: Trình độ văn hoá của các bà mẹ
    thuốc.
    Bảng 3.9: Nguồn thông tin hữu ích nhất giúp các bà mẹ có những hiểu biết về CSSK thai sản và trẻ sơ sinh.

    Các biểu đồ

    Biểu đồ 3.1: Số lần khám thai của các bà mẹ trong thời kỳ thai nghén
    Biểu đồ 3.2 : Lý do đi khám thai
    Biểu đồ 3.3: Tỷ lệ tiêm phòng uốn ván của các bà mẹ trong khi mang thai.
    Biểu đồ 3.4 : Tỷ lệ uống viên sắt của bà mẹ trong khi mang thai.
    Biểu đồ 3.5 : Tỷ lệ bà mẹ uống vitamin A
    Biểu đồ 3.6: Nhận biết về các dấu hiệu nguy hiểm cần phải đi khám trong khi có thai
    Biểu đồ 3.7: Nhận biết về các dấu hiệu nguy hiểm khi chuyển dạ đẻ.
    Biểu đồ 3.8: Nhận biết về các dấu hiệu nguy hiểm sau khi đẻ :
    Biểu đồ 3.9: Thời gian cho con bú sau đẻ
    Biểu đồ 3.10: Nhận biết các dấu hiệu bị ốm ở trẻ khi vừa đẻ ra
    Biểu đồ 3.11: Số lượng dấu hiệu ốm ở trẻ vùa đẻ ra được nhận biết
    Biểu đồ 3.12: Số lượng dấu hiệu ốm được nhận biết ở trẻ trong tuần đầu sau đẻ
    Biểu đồ 3.13. Cách xử trí khi trẻ sơ sinh bị khó thở
    Biểu đồ 3.14: Cách xử trí khi trẻ bị sốt
    Biểu đồ 3.15: Cách xử trí khi cuống rốn trẻ sơ sinh đỏ và chảy nước.
    Biểu đồ 3.16: Tỷ lệ bà mẹ tham dự các buổi nói chuyện, sinh hoạt về CSSK bà mẹ khi mang thai do trạm y tế, y tế thôn bản, hội phụ nữ, cộng tác viên dân số tổ chức
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...