Tiểu Luận Chăm sóc sức khỏe cho người già trong giai đoạn hiện nay

Thảo luận trong 'Xã Hội Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    BÀI TIỂU LUẬN CUỐI KÌ MÔN XÃ HỘI HỌC GIA ĐÌNH





    Giảng viên:Lê Thái Thị Băng Tâm

    Sinh viên: Nguyễn Thị Thúy

    Lớp: k56_xã hội học

    MSV: 11030888

    Nhóm 1









    Đề tài: Chăm sóc sức khỏe cho người già trong giai đoạn hiện nay




    Bài làm





    1. Đặt vấn đề

    Trong các gia đình Việt Nam từ xưa tới nay người cao tuổi luôn có một vị trí quan trọng. Truyền thống người Việt Nam là kính trọng tuổi già, người ta thường có câu “kính già già để tuổi cho” hay “kính lão đắc thọ”.

    Trong chu kì của cuộc sống, người cao tuổi thường trở lại giai đoạn phải lệ thuộc “
    ;vào gia đình như đã có thời kì lệ thuộc vào cha mẹ trong tuổi ấu thơ. Khi ở tuổi cao, khả năng làm việc của người cao tuổi giảm bớt,lại nảy sinh những bệnh lý của người già khiến họ mất khả năng tự túc, thậm chí mất khả năng hiểu biết. Nhiều quốc gia phải có những chương trình hỗ trợ người cao tuổi, với mục tiêu là giúp họ hạn chế những khó khăn trong cuộc sống. Ở một số nước phương Tây, địa vị người cao tuổi phụ thuộc vào khả năng kiểm soát tài chính của mình. Khi có đủ điều kiện về kinh tế, người cao tuổi không lo bị sống cô đơn với các chứng bệnh kinh niên. Họ có thể thuê mướn chuyên viên y tế chăm sóc tại gia hoặc lựa chọn lối sống tập thể trong các cơ sở chuyên chăm sóc người cao tuổi với đầy đủ tiện nghi y tế, vật chất. Tuy nhiên, tại các quốc gia này, số người cao tuổi hạn hẹp tài chính lại chiếm số đông. Họ phải nhờ vào gia đình thân thích hoặc các cơ quan chính phủ, các tổ chức từ thiện. Tại các quốc gia kỹ nghệ hóa, như Hoa kỳ chẳng hạn, nhu cầu công ăn việc làm đã khiến gia đình phân tán, trái ngược với tình trạng các gia đình sinh sống gần gũi nhau trong các trang trại lớn vào đầu thế kỷ 20. Do đó, đa số người già thường sống cô đơn trong ngôi nhà mà họ đã tạo lập từ thuở trung niên. Con cái họ thường là ở xa, có khi cách cả hàng ngàn cây số.

    Thêm vào đó, đa số người già ở đây đều trải qua nhiều cuộc hôn nhân trong đời, rất ít người sống cùng với người phối ngẫu nguyên thủy. Con cái nhiều dòng, con ông con bà, con chúng ta, khó có sự đoàn kết trong tình máu mủ ruột thịt.

    Nhận thức được sự khó khăn này, chính phủ Mỹ đã lập ra chương trình An Sinh Xã Hội, chương trình chăm sóc y tế miễn phí cho người già từ 65 tuổi sắp lên (medicare). Chính phủ còn trợ cấp cho các chương trình giúp đỡ người già do các cộng đồng địa phương thực hiện. Các cộng đồng này điều hành nhiều trung tâm cao niên, cung cấp bữa ăn trưa với giá rẻ cho người già, cung cấp vài dịch vụ y tế căn bản như khám sức khoẻ, đo huyết áp, khám mắt, thử đường, cholesterol trong máu. Nhiều trung tâm còn tổ chức các cuộc giải trí lành mạnh, như thể dục thể thao, đi bộ, bơi lội, đi xe đạp v.v.
    Các trung tâm cao niên này đã tạo ra một môi trường làm vơi bớt nỗi cô đơn cuả họ.Các bữa cơm tập thể cũng cung cấp cho họ những chất dinh dưỡng căn bản hàng ngày. Một cuộc khảo sát về ích lợi của bữa ăn tập thể đối với người cao niên cho thấy họ có khả năng hấp thụ nhiều chất dinh dưỡng hơn người già dùng bữa ăn cô độc ở nhà. Có thể đây cũng là một yếu tố tâm lý chứng minh người già cần một môi trường gia đình hay đoàn thể để tâm hồn được ổn định, đưa đến sự cải thiện các chức năng cơ thể.
    Tóm lại, ở Mỹ người già có thể vừa trông cậy vào sự giúp đỡ của gia đình vừa dựa vào sự trợ giúp của chính phủ và cộng đồng xã

    Ở Việt Nam, người cao tuổi chủ yếu nương tựa vào con cháu mình. Việt Nam cũng chưa có những cơ sở chăm sóc người cao tuổi chuyên nghiệp. Tâm lí người cao tuổi từ xưa tới nay vẫn muốn sống gần,sống cùng con cháu. Đạo đức truyền thống của người Việt Nam là bổn phận đền đáp công ơn nuôi dưỡng của cha mẹ mình. Do truyền thống tốt đẹp đó mà gia đình trở thành một đơn vị gốc của xã hội. Và người cao tuổi đang có một chỗ dựa vào đơn vị gốc này. Có thể thấy rằng trong giai đoạn hiện nay cùng với sự phát triển của của nền kinh tế thị trường ta thấy rõ kéo theo đó là sự thay đổi về đạo đức, phẩm chất của mỗi cá nhân. Tuy không phải tất cả mọi người đều vậy nhưng đại đa số đều có sự thay đổi đó. Sự quan tâm chăm sóc của con cái đối với bố mẹ mình ngày càng hạn chế, họ phải lao đầu vào công việc để làm sao kiếm đủ tiền trang trải trong cuộc sống thường ngày. Điều này cũng thật dễ hiểu, nếu không cố gắng vì công việc mà chỉ nguyên chăm lo cho bố mẹ già thì sau này khi bố mẹ mất đi những thế hệ sau sẽ sống như thế nào. Tuy nhiên ta cũng phải nói lại chăm sóc bố mẹ là nghĩa vụ mà mỗi chúng ta phải thực hiện để đền đáp công ơn nuôi dưỡng của bố mẹ dành cho mình trong suốt cuộc đời để mình có được cuộc sống như hiện tại. Chúng ta phải làm sao đó để có thể hài hòa cả hai công việc trên để cho cuộc sống thực sự đúng với ý nghĩa của nó

    Hiện nay ta thấy xuất hiện rất nhiều trường hợp đối xử không tốt với bố mẹ mình cũng như tình trạng ngược đãi người già, không tôn trọng thậm chí còn nói những lời lăng nhục hay chửi rủa họ. Tình trạng này diễn ra khá phổ biến nhất là ở trong những gia đình có học thức thấp, nhận thức kém hoặc xảy ra ở những gia đình đang trong tình trạng kinh tế khó khăn. Nào là áp lực về công việc, bạn bè,tiền bạc giờ lại thêm việc chăm sóc những người già khiến họ cảm thấy áp lực đặt lên vai họ lớn hơn. Và tất cả những bức xúc đó khiến hành động và lời nói của họ không thể kiềm chế được và từ đó đã thể hiện ra bên ngoài và đổ tất cả lên vai những người già
    Tình trạng này cũng đáng lo ngại trong xã hội Việt Nam hiện tại, vì cho tới nay tỷ lệ người cao tuổi trong dân số ngày càng tăng



    Bảng 1:tỷ lệ người cao tuổi trong dân số, qua các số liệu thống kê

    [TABLE]
    [TR]
    [TD]Năm
    [/TD]
    [TD]Tỷ lệ %(trên tổng dân số cả nước)
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]
    1979
    [/TD]
    [TD]
    7.1
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]
    1989
    [/TD]
    [TD]
    7.2
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]
    1999
    [/TD]
    [TD]
    8.1
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]
    2005
    [/TD]
    [TD]
    9.0
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]
    2006
    [/TD]
    [TD]
    9.22
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]
    2007
    [/TD]
    [TD]
    9.6
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]
    Dự báo đến năm 2050
    [/TD]
    [TD]
    26
    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]

    (nguồn :“Gia đình và biến đổi gia đình ở Việt Nam”.Năm 2011.tr 461)
    “Dân số của Việt Nam đã tiến đến ngưỡng già hóa dân số (theo quy ước của thế giới ,
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...