Báo Cáo CCAP - Doanh nghiệp mũ đỏ trong hệ thống nghiên cứu Trung Quốc

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    CAS: Học viện khoa học nông nghiệp Trung Quốc
    CCAP: Trung tâm Nghiên cứu Chính sách Nông nghiệp Trung Quốc
    ASS: Học viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc

    Những năm đầu của thập kỷ 80 sự thần kỳ của Trung Quốc bắt đầu với công cuộc cải tổ trong khu vực nông thôn. Sự bùng nổ Doanh nghiệp Hương trấn (TVE) hay còn gọi là các doanh nghiệp mũ đỏ, một sự kết hợp giữa quản lý nhà nước và điều hành tư nhân, hoạt động theo cơ chế thị trường đã giúp nông thôn Trung Quốc giải được bài toán dư thừa lao động và thu nhập thấp. 20 năm sau, những dấu hiệu cho một công cuộc cải cách tương tự trong hệ thống nghiên cứu đang bắt đầu nhen nhóm. Trung tâm Nghiên cứu Chính sách Nông nghiệp Trung Quốc (CCAP) thuộc Viện Hàn lâm Trung Quốc đang đi tiên phong trong tiến trình này. “Chúng tôi đang làm những chuyện mà 10 năm nữa sẽ là tất yếu ở đất nước này”, Ji Kun Huang giám đốc CCAP khẳng định một cách tự tin. Huang hoàn toàn có cơ sở để chứng tỏ một xu thế không thể đảo ngược.


    NHỮNG NGÀY ĐẦU KHÓ KHĂN

    Tốt nghiệp tiến sĩ ở Đại học Nông lâm UPI, Philipin năm 1990, trở về nước Huang công tác ở Viện Kinh tế Nông nghiệp thuộc Học Viện Hàn lâm Khoa học Nông nghiệp (CAAS) , thuộc Bộ Nông nghiệp. Giai đoạn 1992-95, Huang sang làm nghiên cứu cho Viện lúa Quốc tế IRRI, Philippin, trường đại học Stanford, Mỹ và Viện Chính sách Lương thực Quốc tế (IFPRI) ở Washington DC. Tham gia các hoạt động nghiên cứu ở các Viện và trường danh tiếng đã giúp Huang học hỏi rất nhiều về cơ chế quản lý hiệu quả, những phương pháp phân tích hiện đại, công cụ hữu hiệu hỗ trợ ra quyết định chính sách. Huang nhận thấy những mô hình kinh tế với nhiều kịch bản, lựa chọn chính sách và dự báo sẽ giúp cho các nhà hoạch định chính sách có cơ sở khoa học để đưa ra các lựa chọn sát với thực tiễn và có cơ sở khoa học.

    Là một người đã nhiều năm làm việc trong hệ thống nghiên cứu trong nước và quốc tế Huang thấu hiểu một khoảng cách về nghiên cứu giữa trong nước và quốc tế. Một điều có vẻ nghịch lý là những chuyên gia nước ngoài đến làm nghiên cứu về Trung Quốc mang theo những kỹ năng phân tích hiện đại thường đưa ra những gợi ý chính sách hợp lý hơn cả những chuyên gia trong nước. Tuy nhiên các chuyên gia này chỉ đến theo thời vụ, theo những đơn đặt hàng của các tổ chức quốc tế hay các chương trình. Hết thời hạn họ lại rời Trung Quốc và trở về nước. Rõ ràng những nghiên cứu như vậy không hẳn xuất phát từ bản thân yêu cầu của thực tiễn, của nhu cầu phát triển, hay đáp ứng những bức xúc mà Chính phủ đang đặt ra. Ý tưởng về xây dựng một mô hình nghiên cứu quy chuẩn quốc tế ngay trên đất Trung Quốc, do chính người Trung Quốc thực hiện bắt đầu nhen nhóm trong Huang.

    Năm 1995, được sự chấp thuận của Học viện khoa học nông nghiệp Trung Quốc (CAS), Huang đã thành lập và trở thành giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Chính sách Nông nghiệp Trung Quốc (CCAP). Trong thời gian này nhờ có cuộc hội ngộ với Linxiu Zhang, phó giám đốc CCAP, ý tưởng của Huang về phát triển một viện nghiên cứu độc lập ngày càng được nung nấu. Huang đến từ Hàng Châu và Linxiu Bắc Kinh. Một người tu nghiệp từ Mỹ về và một người từ Anh về đều có chung quyết tâm muốn tập hợp lực lượng xây dựng một cách thức làm khoa học kiểu mới, một mô hình nghiên cứu khác với những gì đã và đang hoạt động ở Trung Quốc.

    Tuy nhiên cả hai nhận thấy dưới cơ chế cứng nhắc, bó buộc của CAS những ý tưởng về một mô hình nghiên cứu mới không thể trở thành hiện thực. Có 3 lý do cơ bản ngăn cản CCAP phát triển:

    ã Ở các viện thuộc CAS, người điều hành không có toàn quyền trong lựa chọn tuyển dụng, không có quyền sa thải cán bộ yếu kém.
    ã Các viện của CAAS hiện còn tồn tại một lực lượng cán bộ năng lực kém, dư thừa trở thành gánh nặng cho ngân sách nghiên cứu.
    ã Ngoài ra cơ chế quản lý quan liêu đã cản trở công tác nghiên cứu. Ví dụ, để có hoạt động nghiên cứu hợp tác với quốc tế các thủ tục đệ trình lên các cấp để phê chuẩn mất rất nhiều thời gian.

    Được sự ủng hộ của một số lãnh đạo của Học viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc (ASS), năm 2000 Huang đã chuyển sang ASS. Huang cùng với các đồng nghiệp trẻ chuyển sang ASS và thành lập một trung mới vẫn mang tên cũ Trung tâm Nghiên cứu Chính sách Nông nghiệp Trung Quốc (CCAP). Trong khi đó Linxiu vẫn chưa rời được CAS để sang chung sức cùng Huang. Lúc này Linxiu làm phó viện trưởng Viện nghiên cứu kinh tế Nông nghiệp của CAAS. Phải hơn một năm sau Linxin mới chuyển sang CCAP.

    Những ngày đầu Huang và Linxin đã phải tốn rất nhiều công sức để gây dựng cơ sở vật chất và con người. Linxiu kể lại “thậm chí Huang đã phải bỏ tiền túi ra để mua sắm các trang thiết bị cho Trung tâm”. Trung tâm đã thực sự cất cánh khi được quỹ FORD tài trợ 200 ngàn USD. Đây không phải là một khoản tiền lớn song cho phép Huang có nguồn vốn đầu tư vào phát triển con người nhắm tới một tương lai dài hơi. Chỉ hơn hai năm sau CCAP đã trở thành một viện nghiên cứu chính sách nổi tiếng trong nước và quốc tế, hoàn thành các nghiên cứu động đến các chủ đề quan trọng như doanh nghiệp Hương Trấn, hội nhập WTO, cung cầu gạo, nước cho sản xuất nông nghiệp .Trong các hội thảo trong nước cũng như quốc tế lớn về Trung Quốc thính giả luôn có ấn tượng về một diễn giả có cặp kính trắng dày, dáng người nhỏ gầy nhưng có một giọng nói tự tin và những ý tưởng sắc bén. Đó chính là JiKun Huang, giám đốc CCAP. Đối với trong nước, CCAP trở thành một địa chỉ tin cậy để các nhà hoạch định chính sách tìm đến những kết quả phân tích, dự báo, các lựa chọn chính sách và chiến lược cho đất nước. Đối với nước ngoài, CCAP trở thành một đối tác chiến lược trong hoạt động nghiên cứu. CCAP đã trở thành nơi tiếp nhận những dự án viện trợ nghiên cứu quốc tế để hỗ trợ cho các nhu cầu hoạch định chiến lược, chính sách của các cơ quan Chính phủ Trung Quốc.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...