Tiểu Luận Cây tre - biểu tượng văn hóa Việt Nam

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tên đề tài:
    CÂY TRE - BIỂU TƯỢNG VĂN HÓA VIỆT NAM
    I. Lời mở đầu


    Thời gian gần đây, tôi truy cập Internet và đọc được những dòng tranh luận của một số người về việc làm của Hoa hậu Việt Nam 2006- Mai Phương Thúy. Trong chuyến sang Ba Lan dự thi Hoa hậu thế giới vừa rồi, Mai Phương Thúy đã đem theo cây xương rồng và giới thiệu với bạn bè thế giới rằng đó là biểu tượng của văn hóa Việt Nam. Từ câu nói trên của Mai Phương Thúy đã gây ra một dư luận về việc cây xương rồng có phải là biểu tượng văn hóa Việt Nam hay một loài cây khác?


    Đây là một vấn đề không mới, nhưng cũng không phải cũ và rất đáng nhận sự quan tâm của mọi người. Khi tham gia vào cuộc tranh luận này có lẽ mỗi người đều có một ý kiến của mình, riêng bản thân tôi, tôi sẽ viết về cây tre thay cho những lời bình luận.


    Biểu tượng văn hóa là bất cứ cái gì mang một ý nghĩa cụ thể được thành viên của một nền văn hóa nhận biết. Như vậy, những âm thanh, đồ vật, hình ảnh, hoạt động của con người và cả những kí tự trong bài viết này đều là biểu tượng văn hóa.


    Biểu tượng văn hóa biến đổi theo thời gian và cũng khác nhau, thậm chí trái ngược nhau trong những nền văn hóa khác nhau. Ví dụ như gật đầu ở Việt Nam được hiểu là đồng ý nhưng ở Bungari nó lại có ý nghĩa là không.
    Con người tạo ra thế giới biểu tượng, đến lượt nó- thế giới biểu tượng lại nói lên chính cuôc sống con người bằng ngôn ngữ riêng mà con người cần khám phá, thấu hiểu. Biểu tượng văn hóa có thể là một dòng sông, một loài cây, một ngọn núi những hiện tượng tự nhiên đã được nhân bản hóa, cũng có thể là một cây cầu, một tượng đài, một góc phố, một con người cụ thể tiêu biểu cho một đất nước, một dân tộc, một làng quê, một thành phố.


    Từ ngàn xưa đến nay, cây tre luôn là biểu tượng đặc sắc của dân tộc Việt Nam. Cây tre đi vào tiềm thức của dân tộc ta qua hình ảnh oai hùng Thánh Gióng nhổ tre đánh giặc và trong suốt quá trình lịch sử đất nước mấy nghìn năm cho đến nay nó vẫn là loài cây gắn bó nhất với người dân Việt Nam.
    Ở Việt Nam, tre mọc rất nhiều và đều khắp. Ngoài thôn, xóm, làng, xã còn mọc tập trung thành rừng từ Bắc vào Nam. Tre gồm trên 40 loài và 15 giống khác nhau như: Hoa, bương, Lồ ô, Gia, Vầu, mỡ, nứa, tàu, mạnh tông, tầm vông, trinh giang, le, trúc, là ngà


    [TABLE="width: 500"]
    [TR]
    [TD]MỤC LỤC[/TD]
    [TD]Trang[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]II. NỘI DUNG[/TD]
    [TD]2[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]1. Khái niệm biểu tượng văn hóa[/TD]
    [TD]2[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]2. Cây tre trong đời sống nhân dân Việt Nam[/TD]
    [TD]3[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]2.1. Cây tre trong đời sống vật chất con người Việt[/TD]
    [TD]4[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]2.2. Cây tre trong đời sống tinh thần của người Việt[/TD]
    [TD]5[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]2.3. Sự biến đổi của biểu tượng cây tre từ quá khứ đến hiện tại[/TD]
    [TD]8[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]III. KẾT LUẬN[/TD]
    [TD]10[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]PHỤ LỤC[/TD]
    [TD]12[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]MỘT SỐ SẢN PHẨM ĐƯỢC LÀM TỪ TRE[/TD]
    [TD]12[/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]
     
Đang tải...