Chuyên Đề Cây lanh và quy trình chế biến lanh thành sợi của người Mông ở thôn Cát Cát, xã San Xả Hồ, huyện Sa

Thảo luận trong 'Dân Tộc Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    DẪN LUẬN​
    Nằm cách Thị trấn Sa Pa 1,5 km theo hướng Tây Nam trên trục đường Sa Pa – Sín Chải, Cát Cát là 1 trong 4 thôn của xã San Xả Hồ. Phía Đông giáp thôn Ý Lình Hồ 1, phía Tây giáp trục đường Sa Pa – Sín Chải, phía Nam giáp thôn Sín Chải và dãy núi Hoàng Liên Sơn, phía Bắc giáp Thị trấn Sa Pa. Tổng diện tích tự nhiên toàn thôn ≈ 1,447 ha. Dân số tính đến ngày 18/12/2008 là 545 người. Trong đó, người Mông có 511 người, chiếm 93,76%[1]. Đây là một bản văn hoá du lịch dân tộc Mông hấp dẫn du khách trong và ngoài nước.
    Người Mông nơi đây cho đến nay vẫn còn duy trì được nghề dệt từ nguồn nguyên liệu bằng vỏ cây. Cây ấy gọi theo tiếng Mông là Chaoz mangx mà chúng ta vẫn gọi là Cây lanh. Đây là một vấn đề lý thú không chỉ đối với du khách tham quan thôn Cát Cát mà còn là một vấn đề được nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước quan tâm.
    Vì vậy, chuyên đề Cây lanh và quy trình chế biến lanh thành sợi của người Mông ở thôn Cát Cát, xã San Xả Hồ, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai sẽ tập trung đề cập đến cây lanh với tư cách là một trong những loại cây đã từng gắn bó với lịch sử văn minh nhân loại. Nhưng quan trọng nhất là sự gắn bó của nó với đồng bào Mông ở thôn Cát Cát, xã San Xả Hồ, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai. Chuyên đề nằm trong đề tài Bảo tồn nghề dệt truyền thống, thuộc dự án Bảo tồn thôn truyền thống dân tộc Mông ở thôn Cát Cát, xã San Xả Hồ, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai. Chuyên đề được thực hiện bằng các phương pháp dân tộc học truyền thống, lấy tư liệu điền dã tại thực địa làm nguồn tài liệu nghiên cứu chủ yếu.
    MỤC LỤC​ ​Dẫn luận .
    11.Tên gọi, đặc điểm, nguồn gốc, xuất xứ của cây lanh .
    2​1.1.​Tên gọi .
    2​1.2.​Đặc điểm
    2​1.3.​Nguồn gốc, xuất xứ và những đóng góp của cây lanh trong nền văn minh nhân loại .
    3​1.4.​Cây lanh trong đời sống của người Mông ở Cát Cát .
    5​2.Môi trường tự nhiên, xã hội tác động tới cây lanh của người Mông ở Cát Cát.
    6​2.1.​Môi trường tự nhiên .
    6​2.2.​Môi trường xã hội
    9​3.Trồng lanh và chế biến lanh thành sợi .
    16​3.1.​Kỹ thuật trồng lanh
    16​3.1.1.Chọn đất trồng lanh .
    163.1.2.Kỹ thuật trồng và chăm sóc lanh .
    173.1.3.Kỹ thuật và các công đoạn chế biến lanh thành sợi
    204.Những biến đổi và giải pháp bảo tồn và phát huy nguồn nguyên liệu dệt may truyền thống của người Mông ở Cát Cát .
    25​4.1.​Những biến đổi .
    25​4.2.​Một số giải pháp nhằm bảo tồn và phát huy nguồn nguyên dệt - nhuộm cổ truyền của người Mông ở Cát Cát hiện nay
    28​Kết luận
    30
    [1] . Ban chỉ đạo Tổng Điều tra dân số và nhà ở Trung ương. Bảng kê số nhà, số hộ, số người Do UBND xã San Xả Hồ thực hiện tháng 12 năm 2008.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...