Tài liệu Cây cói

Thảo luận trong 'Nông - Lâm - Ngư' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Công dụng:
    Thân cói đã được dùng từ rất lâu đời để bện dây, dệt chiếu, dệt
    thảm, túi và nhiều hàng mỹ nghệ khác. Loại thân cói ngắn không đan lát
    được (bổi), có thể dùng lợp nhà, làm chất đốt hay nguyên liệu chế biến giấy
    cao cấp. Tế bào sợi cói có chiều dài 1,8(1-4)àm, và rộng trung bình 12(8-
    25)àm; chúng thường hẹp, vách dày và nhọn đều. Ở Việt Nam, cói còn được
    dùng làm thuốc. Bộ phận dùng là thân rễ hay thân ngầm. Do có vị ngọt, hơi
    the, mùi thơm, tính mát nên thân ngầm được dùng làm thuốc lợi tiểu, tiêu
    viêm, thông huyết mạch. Theo các tài liệu nghiên cứu ở Việt Nam, thân
    ngầm ở cói chứa 3,1% tanin; 0,7% flavonoid; 0,5% tinh dầu và 0,5%
    alkaloid. Theo Đỗ Tất Lợi (1997) bài thuốc có củ cói dùng chữa trẻ em gầy
    yếu như sau: Củ cói sao vàng (40g), vỏ chuối tiêu chín còn tươi (240g), bột
    thịt cóc 40g. Sấy khô và tán nhỏ củ cói, vỏ chuối thành bột; trộn đều với bột
    thịt cóc, thêm kẹo mạch nha vào làm thành viên. Mỗi viên 4g, ngày cho ăn
    2-4 viên, chia làm 2 lần.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...