Tài liệu Cấu trúc xã hội của xã hội học

Thảo luận trong 'Lịch Sử' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Cấu trúc xã hội của xã hội học

    Nội Dung

    Công cuộc đổi mới toàn diện và phát triển kinh tế xã hội đất nước ta theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá đang đặt ra yêu cầu ngày càng cao đối với các nhận thức các và giả quyết các vấn đề về xã hội, về nhân tố con người và đặc biệt là về mối quan hệ giữa con người và xã hội. Xã hội học được xây dựng trên cơ sở các tiền đề khoa học về đối tượng nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu, được nghiệm chứng trong hoạt động thực tiễn nhằm phục vụ đời sống xã hội của con người. Để có những tìm hiểu đầy đủ về xã hội chúng ta cần tìm hiểu một cách nghiêm túc và sâu sắc về cấu trúc xã hội.
    Khái niệm cấu trúc xã hội được nhắc đến nhiều trong trường phái xã hội học Bungari. Theo đó thì xã hội là một hệ thống cực kì phức tạp gồm có nhiều hệ thống nhỏ khác nhau. Mỗi hệ thống nhỏ này lại có cấu trúc riêng, gồm những thành phần tác động lẫn nhau một cách đặc thù. Được xem xét như một hệ thống hoàn chỉnh hữu cơ và tự phát triển (nhờ các mâu thuẫn nội tại của nó), xã hội là một cấu trúc rất sâu mà sự hoạt động và sự phát triển của cấu trúc này chứa đựng những điều kiện cần thiết cho sự tồn tại của hệ thống xã hội, cấu trúc đó là cấu trúc xã hội của xã hội học.
    Nói đến cấu trúc là nói đến tính hệ thống của một chỉnh thể, là mối liên kết của các bộ phận cấu thành nên một hệ thống. Cấu trúc xã hội còn gọi là cơ cấu xã hội là kiểu cách, là khuôn mẫu, là hình thái của mối quan hệ giữa con người và xã hội.
    Cấu trúc xã hội học là mặt cắt ngang của hệ thống xã hội, là một cấu trúc nhiều chiều và nhiều khía cạnh.
    Khía cạnh thứ nhất của cấu trúc xã hội học nhiều chiều có liên quan đến một số hoạt động mà qua đó, xã hội có thể phát triển và tồn tại; đó là các hoạt động: Sản xuất vật chất; Sản xuất phi vật chất (khoa học, nghệ thuật, vv.); Lao động tái sản xuất xã hội - sản sinh ra con người; Hoạt động quản lí xã hội và quản lí các nhóm người khác; Hoạt động giao tiếp của con người tức là sự phân công lao động xã hội học, và các chức năng quan trọng nhất của con người. Đồng thời, khía cạnh này còn bao hàm cả các hoạt động liên quan đến sự tái tạo môi trường sinh thái của con người, là những hoạt động cần thiết cho sự sống còn cho chính sự tồn tại của xã hội loài người. Khía cạnh thứ hai là hoạt động của con người được thực hiện trong khuôn khổ các quan hệ xã hội nhất định và thông qua các thiết chế nhất định (tổ chức và các hình thức cộng đồng). Khía cạnh thứ ba là sự phân biệt các kiểu hoạt động cơ bản và các quan hệ, các thiết chế tương ứng với chúng. Do đó, cơ sở cho sự hình thành phạm trù cơ cấu xã hội học là một tiêu chuẩn ba thành phần hoạt động (lao động, quan hệ xã hội và thiết chế xã hội). Cấu trúc xã hội học là sự tác động qua lại giữa các lĩnh vực cơ bản của xã hội (các thành phần cơ bản của hệ thống xã hội) đã hình thành trên cơ sở các kiểu hoạt động cơ bản - thống nhất với các quan hệ và thiết chế tương ứng.
    Trong lịch sử xã hội học có nhiều quan niệm khác nhau về cấu trúc xã hội (social structure). Hiểu một cách bao quát nhất ta có thể hình dung cấu trúc xã hội là một khái niệm rộng không chỉ liên quan tới hành vi xã hội mà còn là mối tương tác giữa các yếu tố khác nhau của hệ thống xã hội. Cấu trúc xã hội cũng bao gồm cả các thiết chế gia đình, dòng họ, tôn giáo, kinh tế, chính trị, văn hoá, hệ thống chuẩn mực giá trị, cũng như hệ thống các vị trí, vai trò xã hội
    Khái niệm cấu trúc xã hội lên quan mật thiết với khái niệm hệ thống xã hội (social system). Khái niệm thứ nhất là bộ phận của khái niệm thứ hai. Hệ thống xã hội bao gồm hai thành tố. Thứ nhất là thành phần xã hội gồm tập hợp các yếu tố tạo thành một cấu trúc nhất định. Thứ hai là mối liên hệ xã hội gồm tất cả những mối liện hệ giữa các yếu tố xã hội.
    Khi nói đến cấu trúc xã hội cần quan tâm đến những khía cạnh sau: xã hội là một tổ chức phức tạp, đa dạng của các mối liên hệ cá nhân, tổ chức xã hội và xã hội. Cấu trúc xã hội có mối liên hệ chặt chẽ, hữu cơ với các quan hệ xã hội. Quan hệ xã hội là hình thức vận động của cấu trúc xã hội. Cấu trúc xã hội là nội dung có tính chất bản thể luận của các quan hệ xã hội, là cơ sở của sự tồn tại và phát triển của các quan hệ xã hội.
    Các nhà xã hội học vĩ mô rất quan tâm tới cấu trúc xã hội. Họ nghiên cứu cấu trúc và mối liên hệ giữa cấu trúc xã hội và hệ thống xã hội.
    Để có thể tìm hiểu, phân tích sâu về cấu trúc xã hội thì trước hết ta cần phải hiểu xã hội là gì? Trên thực tế, ta sử dụng khái niệm “xã hội” rất nhiều. Bản chất của khái niệm này liên quan đến lãnh thổ, tái sản xuất dân cư, di cư và liên quan tới cả hệ thống pháp luật, văn hóa, bản sắc dân tộc
    “Xã hội” là một khái niệm rộng lớn, bao gồm nhiều loại hình xã hội khác nhau phù hợp với từng thời kỳ phát triển của con người. Ví dụ như: xã hội săn bắn, xã hội làm vườn, xã hội nông nghiệp, xã hội công nghiệp Về mặt thiết chế xã hội, qua việc xem xét nhiều xã hội, cả xã hội sơ khai và xã hội hiện đại, các nhà xã hội đã đi đến quyết định sau: Ít nhất có 5 thiết chế xã hội cơ bản tồn tại trong tất cả các xã hội. Đó là: gia đình, kinh tế, tôn giáo, chính trị và giáo dục.
    Để hình thành nên một cấu trúc xã hội ta phải hội tụ được đầy đủ những yếu tố chủ yếu sau: địa vị xã hội – để chỉ một vị trí trong nhóm hoặc một xã hội; các vai trò xã hội – động lực để đưa những địa vị xã hội vào cuộc sống; các nhóm xã hội – bao gồm hai hay nhiều hơn hai người cùng chia sẻ một tình cảm, ý nghĩa thống nhất và là người giới hạn trong những mẫu hình tương đối bền vững của những tương tác xã hội; cách mạng lưới xã hội – bao gồm toàn bộ các mạng lưới của những quan hệ của một cá nhân và các thành viên của nhóm và các thiết chế xã hội – một mẫu hình tương đối bền vững của các vai trò, các nhóm, các tổ chức, các tập quán và các hành động nhằm đáp ứng những nhu cầu cơ bản của xã hội.
    Do tầm quan trọng của khái niệm cấu trúc xã hội, nên cấu trúc xã hội luôn là khái niệm trung tâm của nhiều lý thuyết xã hội học. Trong số đó có: Lý thuyết cấu trúc – chức năng và thuyết chức năng. Ngoài ra còn có nhiều quan điểm lý luận khác sử dụng khái niệm cấu trúc xã hội như một công cụ lý luận cơ bản. Cấu trúc không phải thuộc phạm vi thực tại kinh nghiệm luận. Nó không phải là một cái gì mà người ta quan sát mà nó là một cái mà người ta kiến tạo nên xã hội vật chất và xã hội phi vật chất. Chẳng hạn, di cư và tích tụ dân cư, đô thị hóa và công nghiệp hóa đã làm tăng mật độ tiếp xúc, quan hệ và tương tác giữa những cá nhân, nhóm và tổ chức trong xã hội. Mật độ tiếp xúc đó làm tăng mức độ cạnh tranh trong xã hội buộc các cá nhân phải tiếp xúc, hợp tác và phụ thuộc lẫn nhau.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...