Tiểu Luận Cấu trúc xã hội của xã hội học

Thảo luận trong 'Xã Hội Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÊN ĐỀ TÀI: Cấu trúc xã hội của xã hội học​
    Information
    Nội Dung

    Công cuộc đổi mới toàn diện và phát triển kinh tế xã hội đất nước ta theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá đang đặt ra yêu cầu ngày càng cao đối với các nhận thức các và giả quyết các vấn đề về xã hội, về nhân tố con người và đặc biệt là về mối quan hệ giữa con người và xã hội. Xã hội học được xây dựng trên cơ sở các tiền đề khoa học về đối tượng nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu, được nghiệm chứng trong hoạt động thực tiễn nhằm phục vụ đời sống xã hội của con người. Để có những tìm hiểu đầy đủ về xã hội chúng ta cần tìm hiểu một cách nghiêm túc và sâu sắc về cấu trúc xã hội.
    Khái niệm cấu trúc xã hội được nhắc đến nhiều trong trường phái xã hội học Bungari. Theo đó thì xã hội là một hệ thống cực kì phức tạp gồm có nhiều hệ thống nhỏ khác nhau. Mỗi hệ thống nhỏ này lại có cấu trúc riêng, gồm những thành phần tác động lẫn nhau một cách đặc thù. Được xem xét như một hệ thống hoàn chỉnh hữu cơ và tự phát triển (nhờ các mâu thuẫn nội tại của nó), xã hội là một cấu trúc rất sâu mà sự hoạt động và sự phát triển của cấu trúc này chứa đựng những điều kiện cần thiết cho sự tồn tại của hệ thống xã hội, cấu trúc đó là cấu trúc xã hội của xã hội học.
    Nói đến cấu trúc là nói đến tính hệ thống của một chỉnh thể, là mối liên kết của các bộ phận cấu thành nên một hệ thống. Cấu trúc xã hội còn gọi là cơ cấu xã hội là kiểu cách, là khuôn mẫu, là hình thái của mối quan hệ giữa con người và xã hội.
    Cấu trúc xã hội học là mặt cắt ngang của hệ thống xã hội, là một cấu trúc nhiều chiều và nhiều khía cạnh.
    Khía cạnh thứ nhất của cấu trúc xã hội học nhiều chiều có liên quan đến một số hoạt động mà qua đó, xã hội có thể phát triển và tồn tại; đó là các hoạt động: Sản xuất vật chất; Sản xuất phi vật chất (khoa học, nghệ thuật, vv.); Lao động tái sản xuất xã hội - sản sinh ra con người; Hoạt động quản lí xã hội và quản lí các nhóm người khác; Hoạt động giao tiếp của con người tức là sự phân công lao động xã hội học, và các chức năng quan trọng nhất của con người. Đồng thời, khía cạnh này còn bao hàm cả các hoạt động liên quan đến sự tái tạo môi trường sinh thái của con người, là những hoạt động cần thiết cho sự sống còn cho chính sự tồn tại của xã hội loài người. Khía cạnh thứ hai là hoạt động của con người được thực hiện trong khuôn khổ các quan hệ xã hội nhất định và thông qua các thiết chế nhất định (tổ chức và các hình thức cộng đồng). Khía cạnh thứ ba là sự phân biệt các kiểu hoạt động cơ bản và các quan hệ, các thiết chế tương ứng với chúng. Do đó, cơ sở cho sự hình thành phạm trù cơ cấu xã hội học là một tiêu chuẩn ba thành phần hoạt động (lao động, quan hệ xã hội và thiết chế xã hội). Cấu trúc xã hội học là sự tác động qua lại giữa các lĩnh vực cơ bản của xã hội (các thành phần cơ bản của hệ thống xã hội) đã hình thành trên cơ sở các kiểu hoạt động cơ bản - thống nhất với các quan hệ và thiết chế tương ứng.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...