Luận Văn Cấu trúc vốn và chính sách tài trợ của doanh nghiệp

Thảo luận trong 'Kế Toán - Kiểm Toán' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI NÓI ĐẦU

    Khi bắt đầu thành lập một doanh nghiệp, những thứ mà bạn chuẩn bị không chỉ có các ý tưởng kinh doanh, các kế hoạch, chiến lược. Viễn cảnh kinh doanh mà bạn vẽ ra sẽ không bao giờ trở thành hiện thực nếu không có sự cân nhắc kỹ càng, thấu đáo về vốn. Vốn – nói một cách dễ hiểu, là tiền, là công cụ thanh toán giúp bạn mua sắm trang thiết bị, trang trải cho việc sản xuất, bán hàng và các loại đầu tư khác. Bạn có thể bỏ tiền của mình ra, có thể đi vay, có thể đi bán tài sản để lấy tiền về kinh doanh đó là những cách thức diễn giải đơn giản nhất của một chuỗi những hoạt động liên quan đến việc huy động vốn kinh doanh.
    Trong một doanh nghiệp, cấu trúc vốn là cấu trúc thể hiện chính sách tài trợ liên quan đến nhiều khía cạnh khác nhau trong công tác quản trị tài chính. Việc huy động vốn một mặt vừa đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh, đảm bảo sự an toàn trong tài chính, nhưng mặt khác liên quan đến hiệu quả và rộng hơn là rủi ro của doanh nghiệp. Do vậy, phân tích cấu trúc nguồn vốn là một lĩnh vực hết sức quan trọng, giúp nhà quản trị cân nhắc những phương án tài trợ hiệu quả nhất, hợp lý nhất cho doanh nghiệp của mình nhằm tối thiểu hóa rủi ro và chi phí, đồng thời tối đa hóa giá trị cổ phần hay giá trị doanh nghiệp mình. Vậy, làm thế nào để biết được sự tự chủ trong nguồn vốn của một doanh nghiệp là bao nhiêu? Tỷ lệ nợ là bao nhiêu? Làm thế nào để hiểu được viêc sử dụng nợ của doanh nghiệp đó là hiệu quả hay không hiệu quả? Trong tương lai, doanh nghiệp này nên phát hành thêm cổ phiếu hay trái phiếu? .
    Đề tài được tìm hiểu và trình bày nhằm làm sáng tỏ những câu hỏi nhỏ ở trên, qua đó có thể mở rộng ra nhiều phương diện mới mẻ, giúp phân tích một số vấn đề mà các doanh nghiệp khi tham gia sản xuất kinh doanh trong một nền kinh tế cần phải nắm rõ.
    Trên tinh thần đó, đề tài bao gồm các nội dung: lý thuyết về cấu trúc vốn, phương pháp phân tích cấu trúc vốn, chính sách tài trợ trong doanh nghiệp và vận dụng lý thuyết về cấu trúc vốn để lập mô hình tính toán cấu trúc vốn hiệu quả cho doanh nghiệp. Song song với nội dung đề tài là những phân tích minh họa cụ thể từ một doanh nghiệp thực tế là công ty cổ phần Cơ Điện Lạnh Reetech (REE).

    MỤC LỤC
    PHẦN I: LÝ THUYẾT VỀ CẤU TRÚC VỐN
    I. Tổng quan về cấu trúc vốn
    1. Khái quát chung
    1.1 Khái niệm cấu trúc vốn
    1.2 Các nhân tố cấu thành cấu trúc vốn
    2. Các tỷ số đo lường và phân tích CTV trong quản trị tài chính
    2.1 Phân tích tính tự chủ về tài chính
    2.2 Phân tích tính ổn định của nguồn tài trợ
    2.3 Phân tích cân bằng tài chính
    II. Một số lý thuyết hiện đại về cấu trúc vốn
    1. Lý thuyết cấu trúc vốn Modigliani & Miller (mô hình M-M)
    2. Lý thuyết cân bằng (lý thuyết cấu trúc vốn tối ưu)
    3. Lý thuyết thông tin bất cân xứng
    4. Lý thuyết đánh đổi cấu trúc vốn
    III. Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn
    1. Rủi ro kinh doanh và rủi ro tài chính
    2. Thuế thu nhập doanh nghiệp
    3. Khả năng sinh lời
    4. Cơ hội tăng trưởng
    5. Chu kỳ tăng trưởng của doanh nghiệp
    6. Quy mô doanh nghiệp

    PHẦN II: ĐI TÌM CẤU TRÚC VỐN TỐI ƯU CHO DOANH NGHIỆP
    I. Nguồn tài trợ và mô hình nguồn tài trợ của doanh nghiệp
    1. Phân loại nguồn tài trợ
    2. Lựa chọn mô hình tài trợ
    II. Một số mô hình tính toán cấu trúc vốn tối ưu cho doanh nghiệp
    1. Phân tích EBIT-EPS
    2. Phân tích chi phí sử dụng vốn WACC
    3. Phân tích hàm chi phí kiệt quệ tài chính và chỉ số Z-score
    III. Thực trạng cấu trúc vốn của các doanh nghiệp Việt Nam
    1. Những vấn đề còn tồn đọng
    2. Hướng giải quyết giúp nâng cao hiệu quả huy động và sử dụng vốn
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...