Tiểu Luận Cấu trúc và các biểu hiện văn hoá doanh nghiệp của viettel

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tên đề tài
    Cấu trúc và các biểu hiện văn hoá doanh nghiệp của viettel

    A.Sơ lược về doanh nghiệp
    Sáng 01/10 chương trình phát triển Liên Hiệp Quốc (UNDP) đã công bố danh sách 200 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam.
    Điểm nổi bật trong danh sách 200 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam này là top 10 doanh nghiệp đầu bảng, tập trung vào các ngành chủ chốt của nền kinh tế: ngân hang – tài chính - bảo hiểm - viễn thong - điện lực - dầu khí. Và tổng công ty viễn thông quân đội (tên giao dịch là Viettel) là công ty nhà nứơc trẻ nhất có mặt trong nhóm này.
    Cách đây 10 năm, Công ty điện tử viễn thong quân đội (tên gọi của Tổng công ty Viễn thông quân đội bấy giờ) được phép kinh doanh lĩnh vực bưu chính viễn thông với chưa đầy 2 tỷ đồng vốn, gần 100 người nhiệt huyết và kinh nghiệm thi công các chương trình viễn thông. Khó khăn nối tiếp khó khăn nhưng rồi sản phẩm đầu tiên: dịch vụ điện thoại đường dài VOIP 178 cũng ra đời tạo cho Viettel bước đột phá về doanh thu, lợi nhuận, vốn tích luỹ và những khát khao mới.
    Thế độc quyền trong kinh doanh bưu chính viễn thông đã bị phá vỡ.Những năm sau đó, lần lượt dịch vụ internet, điện thoại cố định của Viettel được đưa ra thị trường cho khách hang cơ hội lựa chọn những sản phẩm phù hợp với nhu cầu của mình. Đến năm 2004, khi Viettel từ thời điểm khai trương dịch vụ điện thoại di động đã phủ sóng và kênh bán hàng rộng khắp cả nước tạo ra sự phát triển nhanh chóng, nâng vị thế Viettel lên một tầm cao mới. Sự phát triển chỉ có thể gọi bằng 2 tiếng thần kì của Viettel đã thức tỉnh thị trường viễn thông Việt Nam bước vào giai đoạn cạnh tranh lành mạnh vì quyền lợi của khách hàng. Chưa đầy 3 năm,sau những ngày đầu tiên khó khăn cũng đầy khát vọng ấy, tháng 7/2007 Viettel mobile đã thực sự trở thành mạng di động số một Việt Nam về số lượng thuê bao và trạm phát sóng.
    Như vậy, chỉ chưa đầy 10 năm kinh doanh về viễn thông, đến nay tổng công ty viễn thông quân đội có hơn 8000 lao động, hạ tầng mạng viễn thông lớn mạnh, doanh thu hàng năm lên đến 16 nghìn tỷ đồng. Viettel tự hào đứng cạnh các doanh nghiệp lão làng trong top 10 doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam không chỉ vì đây là một thước đo uy tín, tin cậy mà còn vì Viettel với quyết tâm mạnhmẽ mang lại quyền lợi chính đáng cho khách hàng đã được xã hội ghi nhận và đánh giá cao.

    KẾT LUẬN
    Mỗi một doanh nghiệp muốn thành công trong chặng đường kinh doanh đầy khó khăn gian khổ thì cần phải xây dựng cho mình một văn hoá kinh doanh thể hiện cái riêng của mình, dấu ấn của mình trên thương trường. Chính nhờ có văn hoá kinh doanh riêng, triết lý kinh doanh đúng đắn, cộng với người lãnh đạo tài tình, đội ngũ nhân viên năng động . mà Tổng công ty viễn thông Quân đội Viettel đã đạt được nhiều thành công rực rỡ như ngày hôm nay. Phát triển kinh doanh gắn liền với trách nhiệm xã hội và lợi ích khách hàng đã và đang đưa Vietteln trở thành một tổ chức doanh nghiệp mạnh, có tính thích ứng cao. Có thể khẳng định, thành công của Viettel là sức trẻ và sự năng động, sáng tạo, tư duy hệ thống, nghĩa tình . thể hiện rõ bản chất “Bộ đội cụ Hồ”.
     
Đang tải...