Thạc Sĩ Cấu trúc tài chính của các doanh nghiệp ngành dệt may ở khu vực miền trung trong tiến trình hội nhập

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 5/8/14.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    #1 Phí Lan Dương, 5/8/14
    Last edited by a moderator: 5/8/14
    Luận án tiến sĩ năm 2014
    Đề tài: Cấu trúc tài chính của các doanh nghiệp ngành dệt may ở khu vực miền trung trong tiến trình hội nhập




    MỤC LỤC
    PHẦN MỞ ĐẦU . 9
    Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CẤU TRÚC TÀI CHÍNH CỦA DOANH
    NGHIỆP . 18
    1.1. Cấu trúc tài chính của doanh nghiệp . 18
    1.1.1. Khái niệm về doanh nghiệp 18
    1.1.2. Khái niệm về cấu trúc tài chính của doanh nghiệp . 18
    1.1.3. Các chỉ tiêu đo lường cấu trúc tài chính của doanh nghiệp . 20
    1.1.4. Mối quan hệ giữa cấu trúc tài chính với doanh nghiệp . 23
    1.2. Các lý thuyết về cấu trúc tài chính doanh nghiệp 25
    1.2.1. Giả thiết nghiên cứu ban đầu . 25
    1.2.2. Mô hình “Thuế MM” và ảnh hưởng của thuế thu nhập công ty . 26
    1.2.3. Lý thuyết về chi phí khánh tận tài chính . 27
    1.2.4. Lý thuyết chi phí đại diện 29
    1.2.5. Lý thuyết thông tin bất cân xứng . 31
    1.2.6. Lý thuyết vòng đời . 33
    1.3. Các nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính doanh nghiệp 34
    1.3.1. Cấu trúc tài sản . 34
    1.3.2. Chính sách thuế . 35
    1.3.3. Quy mô 37
    1.3.4. Rủi ro kinh doanh 38
    1.3.5. Cơ hội tăng trưởng 40
    1.3.6. Khả năng sinh lợi . 40
    1.3.7. Ngành . 41
    1.3.8. Khả năng thanh khoản . 41
    1.3.9. Các nhân tố khác 42
    Kết luận chương 1 44


    Chương 2. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU 45
    2.1. Tổng kết một số nghiên cứu về cấu trúc tài chính và các nhân tố ảnh
    hưởng trước đây . 45
    2.1.1. Một số nghiên cứu trong nước . 45
    2.1.2. Một số nghiên cứu trên thế giới 46
    2.2. Các mô hình nghiên cứu hiện nay . 48
    2.2.1. Mô hình ảnh hưởng cố định (FEM) 49
    2.2.2. Mô hình ảnh hưởng ngẫu nhiên (REM) 50
    2.2.3. Mô hình R.G.Rajan và L.Zingales (1995) . 50
    2.3. Thiết kế nghiên cứu . 51
    2.3.1. Khung nghiên cứu 52
    2.3.2. Nguồn số liệu và chỉ tiêu cơ bản . 53
    2.3.3. Quy trình nghiên cứu . 53
    2.3.4. Nghiên cứu sự ảnh hưởng của chính sách tái cơ cấu doanh nghiệp
    đến cấu trúc tài chính các doanh nghiệp dệt may miền Trung 54
    2.3.5. Xác định các nhân tố gợi ý ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính doanh
    nghiệp dệt may miền Trung . 65
    2.3.6. Đề xuất hàm số nghiên cứu của luận án biểu diễn mối quan hệ giữa
    cấu trúc tài chính với các nhân tố ảnh hưởng 67
    Kết luận chương 2 . 68
    Chương 3. ĐẶC TRƯNG CẤU TRÚC TÀI CHÍNH CÁC DOANH NGHIỆP
    DỆT MAY MIỀN TRUNG 70
    3.1. Khái quát tình hình hoạt động dệt may Việt Nam 70
    3.1.1. Lịch sử phát triển ngành dệt may Việt Nam 70
    3.1.2. Thành tựu ngành dệt may Việt Nam trong tiến trình hội nhập WTO71
    3.1.3. Xu hướng cạnh tranh của thị trường thế giới và thách thức đối với
    ngành dệt may Việt Nam 67
    3.2. Khó khăn trong hoạt động xuất khẩu của dệt may Việt Nam . 77
    Kết luận chương 4 . 114
    3.3. Khái quát tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành dệt may
    miền Trung giai đoạn từ 2007 đến nay 81
    3.3.1. Khái quát về quy mô và cơ cấu ngành dệt may miền Trung từ năm
    2007 đến nay 81
    3.3.2. Phân tích cơ cấu và xu hướng tăng trưởng của ngành dệt may miền
    Trung giai đoạn từ 2007 đến nay . 81
    3.4. Thực trạng về cấu trúc tài chính các doanh nghiệp dệt may miền Trung 84
    3.4.1. Nhận định chung về cấu tài chính các doanh nghiệp dệt may miền
    Trung 84
    3.4.2. Thực trạng về cấu tài chính các doanh nghiệp dệt may miền Trung
    theo quy mô doanh nghiệp . 87
    3.4.3. Thực trạng về cấu tài chính các doanh nghiệp dệt may miền Trung
    theo cấu trúc tài sản 91
    3.4.4. Thực trạng về cấu tài chính các doanh nghiệp dệt may miền Trung
    theo công đoạn sản xuất kinh doanh 93
    Kết luận chương 3 . 96
    Chương 4. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CẤU TRÚC TÀI
    CHÍNH CÁC DOANH NGHIỆP DỆT MAY MIỀN TRUNG . 97
    4.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính của các doanh nghiệp dệt
    may miền Trung . 97
    4.2. Nghiên cứu tổng thể các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính các
    doanh nghiệp dệt may miền Trung 101
    4.2.1. Quy trình thực hiện 101
    4.2.2. Mã hóa biến các nhân tố ảnh hưởng ban đầu . 103
    4.2.3. Nghiên cứu giả định và thực nghiệm chiều hướng ảnh hưởng của
    các nhân tố ban đầu 105
    4.3. Kết quả cấu trúc tài chính các doanh nghiệp dệt may miền Trung khi áp
    dụng phần mềm SPSS 106
    4.3.1. Phân tích kết quả của mô hình 106
    4.3.2. Kết quả mô hình tương quan giữa HSNO với các nhân tố ảnh
    hưởng khi phân chia doanh nghiệp dệt may miền Trung theo quy mô . 107
    4.3.2. Kết quả mô hình tương quan giữa HSNO với các nhân tố ảnh
    hưởng khi phân chia doanh nghiệp dệt may miền Trung theo công đoạn
    sản xuất ngành dệt may 110


    Chương 5. CÁC HÀM Ý CHÍNH SÁCH VỀ CẤU TRÚC TÀI CHÍNH
    ĐỐI VỚI NGÀNH DỆT MAY MIỀN TRUNG 115
    5.1. Hướng thiết kế cấu trúc tài chính của ngành Dệt may miền Trung theo
    quy mô 115
    5.1.1. Đối với doanh nghiệp Nhỏ 117
    5.1.2. Đối với doanh nghiệp Vừa . 118
    5.1.3. Đối với doanh nghiệp Lớn 119
    5.2. Hướng thiết kế cấu trúc tài chính của ngành Dệt may miền Trung theo
    công đoạn sản xuất ngành dệt may 120
    5.2.1. Đối với doanh nghiệp sản xuất Sợi . 122
    5.2.2. Đối với doanh nghiệp Dệt nhuộm 123
    5.2.3. Đối với doanh nghiệp May mặc 123
    5.2.4. Đối với doanh nghiệp Dệt - May 124
    5.3. Các hàm ý chính sách từ việc nghiên cứu cấu trúc tài chính của ngành
    dệt may miền Trung . 126
    5.3.1. Hướng đầu tư cho các doanh nghiệp theo công đoạn của ngành dệt
    may miền Trung . 126
    5.3.2. Hàm ý chính sách khác đối với ngành dệt may miền Trung . 127
    Kết luận chương 5 130

    PHẦN KẾT LUẬN . 131




    1. Tính cấp thiết của đề tài
    PHẦN MỞ ĐẦU
    Nền kinh tế đất nước chúng ta đang từng bước hội nhập vào kinh tế khu vực
    và kinh tế thế giới. Quá trình hội nhập được đánh giá khởi điểm từ mốc 01/01/2007
    khi Việt Nam gia nhập WTO. Trong đó, ngành Dệt may Việt Nam là một trong
    những ngành xuất nhập khẩu đã chịu chi phối rất lớn bởi tiến trình hội nhập này.
    Thích ứng với quá trình hội nhập, chủ trương của Nhà nước về việc đưa Dệt may
    nhanh chóng trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của nền kinh tế Việt Nam được xem
    là vấn đề cấp thiết hàng đầu.
    Để có thể đưa ngành Dệt may trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của khu vực
    miền Trung Tây nguyên, các nhà nghiên cứu và các cơ quan chức năng đã không
    ngừng nghiên cứu một cách toàn diện về mọi mặt trong hoạt động của các doanh
    nghiệp dệt may miền Trung.
    Có một số doanh nghiệp dệt may theo xu hướng tăng cường xuất khẩu gia
    công cấp độ 1 để lấy ngắn nuôi dài, lại có một số các doanh nghiệp dệt may khác
    theo xu hướng “ sản xuất - gia công - xuất khẩu” trọn gói sản phẩm dệt may để tăng
    chuỗi giá trị cung ứng của ngành.
    Bên cạnh đó, để đảm bảo phát triển bền vững, Dệt may Việt Nam và Dệt
    may miền Trung còn xây dựng định hướng phát triển nguồn nguyên liệu nhằm giảm
    tỷ lệ nhập khẩu nguyên vật liệu đầu vào và tăng tính tự chủ về nguồn nguyên liệu.
    Qua nghiên cứu, đã thấy được các doanh nghiệp dệt may thường phải vay
    vốn để đầu tư trang thiết bị và cả việc dùng để trang trải các chi phí cho hoạt động
    sản xuất kinh doanh thường niên. Điều này đã dẫn đến việc trả lãi vay là một vấn đề
    rất quan trọng trong cấu trúc vốn của doanh nghiệp. Với tình hình gia tăng nợ vay
    và lãi suất sẽ khiến các doanh nghiệp dệt may miền Trung bị thu hẹp lợi nhuận và
    hạn chế khả năng tiếp cận các đơn đặt hàng trọn gói mà ngành dệt may Việt Nam
    đang hướng đến ký kết với nước ngoài.
    Phạm vi nghiên cứu: Các doanh nghiệp được nghiên cứu là các doanh nghiệp
    đang hoạt động trên địa bàn miền Trung tính đến cuối năm 2012. Đây là những
    doanh nghiệp có thời gian hoạt động liên tục từ 2007 đến nay để qua đó tác giả có
    điều kiện nhìn nhận xu hướng cấu trúc tài chính các doanh nghiệp dệt may ở miền
    Trung.
    4. Phương pháp nghiên cứu
    Để thực hiện được các mục tiêu nghiên cứu, đề tài sử dụng phương pháp hệ
    thống nhằm hệ thống lại các lý thuyết cũng như các nghiên cứu thực nghiệm đi
    trước để xác định khung lý thuyết về cấu trúc tài chính và các nhân tố ảnh hưởng
    đến cấu trúc tài chính. Sau đó, đề tài sử dụng phương pháp điều tra chọn mẫu để có
    thể xác định các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính. Quá trình này chia làm 2
    giai đoạn:
    + Giai đoạn 1: Phỏng vấn chuyên sâu đối với Giám đốc, Kế toán trưởng hoặc
    trưởng phòng tài chính các doanh nghiệp dệt may điển hình để gợi mở các nhân tố
    ảnh hưởng. Kết quả các phỏng vấn này cùng với kết quả thực nghiệm của các
    nghiên cứu trước đây sẽ mở ra hướng giải quyết ở giai đoạn 2.
    + Giai đoạn 2: Tiến hành thu thập số liệu tài chính của doanh nghiệp dệt may
    miền Trung. Có 202 doanh nghiệp được chọn tham gia trong nghiên cứu; với nguồn
    số liệu từ 31/12/2007 đến 31/12/2012 do Tổng cục thống kê cung cấp.
    Toàn bộ số liệu thu thập được luận án xử lý bằng các kỹ thuật thống kê phù
    hợp để phát hiện các đặc trưng của cấu trúc tài chính và các nhân tố ảnh hưởng.
    5. Đóng góp mới của đề tài
    - Đề tài đã mô tả được thực trạng về cấu trúc tài chính của ngành dệt may
    miền Trung và sự tác động của từng nhân tố thực tế ảnh hưởng đến cấu trúc tài
    chính của các doanh nghiệp này.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...