Chuyên Đề Cấu trúc sở hữu trong khu vực ngân hàng thương mại việt nam

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    CẤU TRÚC SỞ HỮU TRONG KHU VỰC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM
    CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY KINH TẾ FULBRIGHT


    Vào năm 1990 khi Pháp lệnh ngân hàng, hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính được ban hành, khu
    vực ngân hàng của Việt Nam chỉ có bốn ngân hàng thương mại nhà nước (NHTMNN) là Ngân hàng
    Ngoại thương (Vietcombank), Ngân hàng Đầu tư và Phát triển (BIDV), Ngân hàng Công thương
    (Vietinbank) và Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Agribank). Nhưng những năm
    đầu 90 đã chứng kiến một đợt sóng thành lập ngân hàng thương mại cổ phần (NHTMCP) đô thị và
    nông thôn. Nhờ vậy, số lượng ngân hàng đã tăng từ 4 vào năm 1990 lên 8 vào năm 1991, rồi 45 vào
    năm 1993 và đạt định cao là 56 vào năm 1997
    1
    . Trong giai đoạn từ 1997 đến 2005, nhiều NHTM được
    tái cấu trúc, đóng của và sáp nhập. Đến năm 2006, khu vực ngân hàng lại chứng kiến một đợt sóng
    thành lập mới lần thứ hai với 10 NHTMCP nông thông được chuyển đổi thành NHTMCP thành thị
    và 4 NHTMCP được thành lập mới. Minh họa 1 trình bày danh sách các NHTM Việt Nam
    2
    hiện đang
    hoạt động.
    Cùng với sự gia tăng số lượng, vốn của các NHTM cũng đã tăng lên mạnh mẽ, đặc biệt là sau khi
    Chính phủ ban hành Nghị định số 141/2006/NĐ-CP quy định mức vốn pháp định tối thiểu của
    NHTMCP là 1.000 tỷ đồng với thời hạn đến cuối năm 2008 và 3.000 tỷ đồng đến cuối năm 2010. Tổng
    vốn điều lệ của các NHTM Việt Nam đã tăng từ 24.193 tỷ đồng năm 2004 lên 73.029 tỷ đồng năm 2007
    và 250.585 tỷ đồng năm 2011 (Minh họa 2). Quá trình tăng vốn nhanh chóng của các NHTMCP trong
    thời gian ngắn đã hình thành cấu trúc sở hữu chéo và đa phương giữa ngân hàng với doanh nghiệp
    và ngân hàng với ngân hàng. Rất nhiều doanh nghiệp lớn không nằm trong lĩnh vực tài chính, đặc
    biệt là các tập đoàn kinh tế nhà nước và các tập đoàn cổ phần, hiện đang đầu tư dài hạn như những
    nhà sáng lập hoặc nhà đầu tư chiến lược trong các NHTMCP. Các ngân hàng cũng sở hữu cổ phần
    lẫn nhau.
    1
    Không kể ngân hàng liên doanh và chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
    2
    NCTH này xem xét các NHTM Việt Nam bao gồm NHTM nhà nước và NHTM cổ phần, và không tính tới các ngân hàng
    100% vốn nước ngoài, ngân hàng liên doanh, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và các tổ chức tín dụng phi ngân hàng.
    Cấu trúc sở hữu trong khu vực ngân hàng thương mại Việt Nam CV12-53-72.0
    Xét về lợi ích, sở hữu giữa doanh nghiệp và ngân hàng giúp doanh nghiệp đảm bảo nguồn tài trợ ổn
    định từ các ngân hàng mà họ nắm giữ cổ phần. Lập luận ủng hộ cho việc sở hữu chéo cho rằng để
    phát triển kinh tế thì vốn là quan trọng và để có vốn dễ dàng thì cần xây dựng một mối quan hệ bền
    vững giữa doanh nghiệp với ngân hàng; và không có mối quan hệ nào bền vững hơn là quan hệ sở
    hữu. Tuy nhiên, sơ hữu chéo có thể giúp các ngân hàng cho vay theo quan hệ mà không đảm nhiệm
    tốt chức năng thẩm định và giám sát cẩn trọng các khoản vay của các công ty cổ phần này và hệ quả
    là nảy sinh rất nhiều khoản nợ xấu.
    Khi các ngân hàng sở hữu lẫn nhau trên cơ sở của các quyết định đầu tư mang tính chiến lược của
    mình thì lợi ích tạo ra có thể là việc khái thác các lợi thế của nhau về mạng lưới chi nhánh, dịch vụ phi
    tín dụng, công nghệ, và hỗ trợ nhau về thanh khoản, cho vay hợp vốn, chuyển giao công nghệ.
    Nhưng cũng như sở hữu liên kết giữa ngân hàng – doanh nghiệp, tình trạng sở hữu chéo giữa các
    ngân hàng tạo ra những chi phí, đặc biệt là rủi ro mang tính hệ thống vì vấn đề thanh khoản và khả
    năng trả nợ của một ngân hàng có thể kéo theo những vấn đề tương tự ở rất nhiều các ngân hàng
    khác. Rủi ro này phát sinh từ hoạt động ủy thác đầu tư vào cho vay liên ngân hàng. Trên thị trường
    liên ngân hàng, các ngân hàng lớn là nguồn tài trợ thường xuyên cho các ngân hàng nhỏ hơn, đặc biệt
    là các ngân hàng nhỏ thuộc sở hữu của chính các ngân hàng lớn này. Các ngân hàng nhỏ hơn sử dụng
    vốn huy động được cho các công ty ủy thác đầu tư vay như là các quỹ đầu tư, các công ty quản lý quỹ
    đầu tư và các công ty chứng khoán. Đa số các công ty này lại thuộc sở hữu của các ngân hàng. Các
    nguồn vốn này có thể được đưa vào thị trường bất động sản và thị trường chứng khoán, bao gồm cả
    các loại hình giao dịch phái sinh. Việc sụt giảm giá trên các thị trường này đã và đang tạo nên những
    khoản đầu tư thua lỗ đáng kể và những khoản nợ xấu có thể là rất lớn nhưng khó định lượng chính
    xác ở các ngân hàng.
    Hiện trạng cấu trúc sở hữu trong khu vực ngân hàng Việt Nam
    Ngân hàng thương mại nhà nước
    Ngoại trừ Agribank, cả bốn NHTMNN còn lại đã thực hiện cổ phần hóa với tỷ lệ nắm giữ của Nhà
    nước lần lượt là 77,1% ở VCB, 80,3% ở Vietinbank và 95,8% ở BIDV. NH Phát triển Nhà Đồng bằng
    Sông Cửu Long (MHB) do chưa hoàn thành các thủ tục đăng ký sau khi phát hành đại chúng (IPO)
    nên vẫn chưa thực sự trở thành NHTMCP. Minh họa 3 trình bày cấu trúc sở hữu của các NHTMNN.
    Là NHTMNN đầu tiên cổ phần hóa, Vietcombank hiện nắm giữ 5,3% cổ phấn của NHTMCP Sài Gòn
    Công thương (Saigon Bank), 8,2% cổ phần của NHTMCP Xuất Nhập Khẩu VN (Eximbank), 11% cổ
    phần của NHTMCP Quân Đội (MB) và 5,1% cổ phần của NHTMCP Phương Đông. Trước đó, trong
    năm 2010, Vietcombank đã bán toàn bộ 50% cổ phần trong NH Liên doanh ShinhanVina. Mizuho,
    ngân hàng Nhật Bản, hiện đang nắm giữ 15% cổ phần của Vietcombank.
    Vietinbank nắm giữ 11% cổ phần của NH Sài Gòn Công thương và 50% cổ phần tại NH Liên doanh
    Indovina. Ngược lại, Công ty Tài chính Quốc tế (IFC), công ty con của Ngân hàng Thế giới, nắm giữ
    6,7% cổ phần của Vietinbank.
    BIDV có cổ phần tại ba NH liên doanh: 50% cổ phần của VID Public, 50% của Việt Lào và 51% của
    Việt Nga. Agribank nắm giữ 15% cổ phần của NH Hàng Hải thông qua Công ty Chứng khoán
    Agribank. Đồng thời, Agribank còn có 34% cổ phần tại NH Liên Doanh Việt Thái (Vinasiam).
    Như vậy, các NHTMNN chỉ sở hữu một số NHTMCP hoặc NH liên doanh và một số NHTMNN
    được sở hữu bởi các NH nước ngoài. Hơn thế nữa, việc Vietcombank sở hữu Eximbank là do vào cuối
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...