Tiểu Luận Cấu trúc nghệ thuật trong tác phẩm điện ảnh trong phim Về Bên Anh

Thảo luận trong 'Văn Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. Khái niệm:
    1.1. Tính cấu trúc:
    - Cấu trúc là phương thức, cách thức tổ chức một cách tương đối đầy đủ, bền vững của các yếu tố trong cùng một hệ thống
    - Cấu trúc vạch ra những nhân tố mang tính bền vững, tính ổn định của đối tượng mà nhờ đó nó duy trì được các tính chất của nó khi các điều kiện bên trong biến đổi.
    - Văn bản không thể hiện ra là một sự nhất quán giản đơn của các kí hiệu trong khoảng giữa hai đường ranh giới bên ngoài. Cái đặc trưng cho văn bản là tính tổ chức nội tại, làm chuyển hóa nó ở cấp độ cú đoạn học thành một cái toàn vẹn mang tính cấu trúc. Vì thế để có thể thừa nhận một tổng thể nào đó của các câu, của ngôn ngữ tự nhiên là một văn bản nghệ thuật, thì cần khẳng định được rằng chúng hình thành nên được một cấu trúc nào đó thuộc kiểu thứ cấp ở cấp độ của một tổ chức mang tính nghệ thuật. Cần lưu ý rằng tính cấu trúc và tính biệt lập của văn bản là gắn bó với nhau.
    1.2. Điện ảnh và đặc trưng:
    Điện ảnh là môn nghệ thuật thứ bảy, là một loại hình nghệ thuật trẻ. Nó xuất hiện vào khoảng thế kỉ XIX, và ngay sau khi ra đời điện ảnh chiếm một ưu thế lớn trong lòng công chúng, đáp ứng cao nhu cầu thẩm mỹ của con người.
    Nếu như văn học là sự sắp đặt ngôn từ một cách nghệ thuật để tạo nên tác phẩm thì điện ảnh là sự sắp đặt một cách nghệ thuật các hình ảnh.Tác phẩm điện ảnh là sự kết hợp của nhiều yếu tố: kịch bản, đạo diễn, máy quay, âm nhạc, ánh sáng, diễn xuất, dàn dựng Trong đó đạo diễn đóng vai trò tổ chức, dàn dựng, diễn viên có vai trò tái tạo và truyền tải nội dung tư tưởng và chủ đề của tác phẩm điện ảnh.
    Một bộ phim thành công không thể thiếu một đạo diễn giỏi, êkip làm phim chuyên nghiệp và hệ thống nhân vật có trình độ diễn xuất cao. Đó là chưa kể tới hệ thống âm thanh, ánh sáng, trang thiết bị kĩ thuật cao. Một tác phẩm điện ảnh khó thành công nếu thiếu những nhân tố trên.
    Tác phẩm điện ảnh thành công là tác phẩm chuyển tải được thông điệp tới người xem thông qua kĩ thuật hình ảnh, qua hành động, ngôn ngữ nhân vật và qua cả những tầng ý nghĩa ẩn sau những cảnh phim. Để hiểu được nội dung và những bí ẩn của tác phẩm điện ảnh, người xem phải chú ý kĩ từng hình ảnh, từng chi tiết trong phim, chú ý cách dựng phim cũng như cấu trúc của nó.
    Cấu trúc của tác phẩm nghệ thuật điện ảnh lệ thuộc vào nghệ thuật dựng phim khi xét nó từ quá trình kịch bản văn học sang kịch bản phim, kịch bản phân cảnh đến dựng phim đó là cả một quá trình sáng tạo thể hiện ý đồ của đạo diễn trong việc tạo ra tác phẩm điện ảnh. Nói một cách ngắn gọn ta có thể thâu tóm bản chất của điện ảnh vào một hệ thống gồm 3 thành tố: Tất cả các nghệ thuật + kĩ thuật + hình tượng thị giác chuyển động nhằm khắc họa tính cách và số phận con người chuyển động.
    Như vậy, tất cả các nghệ thuật khác đều bị hút vào hình ảnh như: văn học ( kịch bản điện ảnh), hội họa ( trong phim màu, ta có cảm giác được xem các bức tranh màu chuyển động), điêu khắc ( đặc biệt qua diễn viên), kiến trúc, kịch, âm nhạc.
    Vì điện ảnh là một nghệ thuật tổng hợp, nên thành công của bộ phim cũng là thành công của hàng loạt nghệ sĩ. Đạo diễn đóng vai trò chủ chốt. Biên kịch (viết kịch bản), diễn viên ( trong điện ảnh chỉ thấy hình tượng diễn viên chứ không phải bản thân diễn viên như trong kịch), quay phim, dựng phim, họa sĩ, nhạc sĩ, âm thanh, ánh sáng
    1.3 1. Cấu trúc tự sự trong một tác phẩm điện ảnh:
    Một bộ phim bao giờ cũng cần phải có kịch bản, và kịch bản ấy được xây dựng trên một cấu trúc tự sự. Như một câu chuyện mà tác giả muốn truyền đạt đến người đọc bằng hình ảnh. Một kịch bản phim chi tiết hay không báo hiệu phong cách
    phim gần với tự sự hay phi tự sự, cổ điển hay hiện đại, tài liệu hay hư cấu. Ngay cả trong một phim theo phong cách lập ngôn hiện đại, phá vỡ cấu trúc tự sự, kịch phim vẫn là nền đất để người xem “cảm” về nhân vật. Hay nói như Tom Holgen trong tác phẩm “Tự học nghệ thuật làm phim”: “Nếu không có kịch bản phim, thì sẽ không có nhân vật cũng như không có câu chuyện. Và bạn sẽ không có gì để quay phim”. Về cơ bản, đó là “lô đất” tiến hành xây dựng đầu tiên trong nhiệm vụ gian nan của công việc làm phim. Như vậy, xem xét một kịch bản phim được dựng cấu trúc theo xu hướng nào là bước đi đầu tiên và cần thiết để khoanh vùng đặc điểm một hay một nhóm tác phẩm điện ảnh. Có nhiều cách để kể một chuyện phim. Phim ảnh không nhất thiết phải đi theo cấu trúc tự sự cổ điển hoặc thậm chí còn không phải là tự sự. Nhà phê bình Timothy Corrigan nhận định rằng: “Có một vài bộ phim phi tự sự; nghĩa là, chúng không kể một câu chuỵên nào cả. Chẳng hạn, phim thử nghiệm luôn né tránh chuyện kể và khám phá những vấn đề không liên quan gì đến tự sự. Phim tài liệu cũng trình bày những sự kiện có thật như một ngày làm việc tại một nhà máy hoặc nghi lễ tôn giáo tại một bộ lạc thổ dân châu Mỹ mà chẳng hề tổ chức các sự kiện thành một câu chuyện. Thêm vào đó, nhiều bộ phim còn tạo ra kiểu tự sự vượt ra khỏi tự sự truyền thống hoặc chúng cố ý đối đầu với kiểu tự sự truyền thống nhằm kể lại câu chuyện theo một cách khác” . Nhưng muốn phá vỡ một nguyên tắc, cấu trúc nào đó thì trước hết ta phải nắm vững về nó. Tự sự là một khái niệm được điện ảnh mượn từ văn học và hấp thu nhuần nhuyễn vào nghệ thuật của mình. Cũng theo Corrigan : “Khi chúng ta nghĩ đến hình thức tự sự trong một bộ phim thì hầu hết trong đầu ta xuất hiện cái gọi là tự sự cổ điển. Thông thường, tự sự cổ điển gồm có:
    - Sự phát triển của cốt truyện trong đó bao hàm mối quan hệ logic giữa sự kiện này với sự kiện khác.
    - Sự kết thúc có ý nghĩa ở cuối phim (có hậu hoặc bi kịch).
    - Câu chuyện tập trung vào các nhân vật.
    - Phong cách tự sự luôn cố gắng để ít nhiều mang tính khách quan.
    II, Phim “ Về bên anh”
    1. Tóm tắt khái quát về bộ phim:
    Phim điện ảnh "Be With You" (sản xuất năm 2004) do Nobuhiro Doi làm đạo diễn, dựa trên cuốn tiểu thuyết của Takuji Ichikawa. Bộ phim xoay quanh ba nhân chính đó là Yuji, Takumi và Mio. Các diễn viên tham gia Yuko Takeuchi trong vai Mio Aio; Shido Nakamura trong vai Takumi Aio; Akashi Takei trong vai Yuji Aio (năm 6 tuổi); Karen-Miyama. Aya (bạn cùng lớp của Yuji); Yosuke Asari trong vai Takumi (thời trung học); Yuuta Hiraoka trong vai Yuji (năm 18 tuổi). Chihiro Otsuka trong vai Mio (thời trung học); Suzuki Matsuo trong vai ông chủ tiệm bánh; Fumiyo Kohinata - Bác sĩ Noguchi và một số diễn viên khác.
    Sau cái chết của Mio Aio, người chồng Takumi và đứa con trai 6 tuổi Yuji của cô phải tự mình đối chọi với cuộc sống. Takumi mắc chứng sợ đám đông, dây thần kinh vận động bị bệnh từ thời đại học và sức khoẻ ngày càng giảm từ sau cái chết của người vợ. Yuji nghe những người xung quanh nói rằng chỉ vì sinh cậu bé ra mà mẹ đã chết. Mio đã để lại cho Yuji một cuốn sách nói về “Hành tinh Akaibu” - nơi cô sẽ ở đó cùng với lời hứa sẽ quay trở lại vào mùa mưa một năm sau.
    Trong lúc đi dạo, Takumi và Yuji đã thấy 1 người phụ nữ đang tránh mưa và ngay lập tức nhận ra đó chính là Mio. Tuy nhiên, cô lại không có chút kí ức nào về chính mình hay những người xung quanh. Sau khi về sống cùng Takumi và Yuji, Mio đã hỏi Takumi về câu chuyện tình giữa hai người. Khi mùa mưa sắp kết thúc cũng là lúc Mio phát hiện ra cuốn nhận kí của chính mình và phát hiện ra sự thật.
    Liệu mọi chuyện sẽ diễn ra thế nào? Mio vì sao lại xuất hiện trong mùa mưa ấy? Cuốn nhật ký của Mio chính là chìa khoá để giải đáp tất cả
    2. Cấu trúc nghệ thuật trong phim Về bên anh.
    2.1. Cấu trúc tự sự là cách thức trình bày, sắp xếp, kể về một chuỗi các sự việc, tình tiết, sự việc này dẫn đến sự việc kia, cuối cùng đi đến một kết thúc, thể hiện chủ đề tư tưởng và ý nghĩa của tác phẩm, những bức thông điệp mà tác giả muốn truyền tải tới mọi người. Cấu trúc tự sự bao gồm các phần chính là: Cấu trúc kể chuyện, điểm nhìn kể chuyện, giong điệu kể chuyện, nhân vật kể chuyện .
    2.1.1. Cấu trúc kể chuyện của tác phẩm được diễn tiến không theo thời gian tuyến tính mà tác giả đi từ hiện tại trở về quá khứ rồi lại trở về hiện tại rồi lại trở về quá khứ và cuối cùng là trở về thực tại. Thực tại, quá khứ, tương lai đan xen lẫn nhau tạo cho người xem sự hứng thú xen lẫn mơ hồ nhưng lại kích thích được sự tò mò và hứng thú xem tiếp, có lẽ vì vậy mà khi bộ phim được công chiếu đã được sự đón nhận và hâm mộ cuồng nhiệt của mọi người. User rating trên IMDB: 8/10 (1469 phiếu). Thậm chí đến cả bài hát trong phim cũng trở thành Single bán chạy nhất năm 2005.
    Bộ phim về bên anh được sản xuất năm 2004, dựa trên cuốn tiểu thuyết Em sẽ đến cùng cơn mưa của Takuji Ichikawa. Văn học Nhật Bản đem đến cho độc giả cảm giác bình yên, lãng mạn khi đắm mình trong những tác phẩm tinh tế, chìm trong câu chữ nhẹ nhàng nhưng đầy trầm tư, ám ảnh. Tiểu thuyết Em sẽ đến cùng cơn mưa cũng vậy. Không nhiều màu sắc, không nhiều kịch tính, dữ dội mà chỉ với một gam màu trầm buồn, một khung cảnh ảm đạm của những ngày mưa, một cốt truyện nhẹ nhàng, Ichikawa Takuji đã vẽ nên được một bức tranh tình yêu tuyệt diệu.
    Ở tác phẩm không có sự đối lập, hoặc giả có đi chăng nữa thì cũng hết sức nhạt nhòa, chỉ có sự hài hòa được đề cao (đặc trưng của văn phong Nhật). Sự hài hòa không chỉ ở vòng xoay giữa Takumi, Mio và Yuji mà còn lan ra cả những mối quan hệ khác với thầy Nombre,và chú chó Pooh, với cả thiên nhiên cùng mùa mưa ẩm ướt.
    Nét u huyền phảng phất suốt tác phẩm gây cho người đọc những cảm xúc không thể diễn tả, có một cái gì đó không chắc chắn, không rõ ràng vẫn đang tồn tại đâu đó. Ta không thấy sự đau khổ đến tột cùng của Takumi khi Mio qua đời, không thấy niềm hạnh phúc mãnh liệt của anh khi bỗng nhiên nàng quay lại, ta chỉ thấy một sự nhẹ nhàng lan tỏa trong tình yêu đó - phẳng lặng nhưng tràn ngập ở khắp nơi. Vậy mới biết, tình yêu có rất nhiều cung bậc, không phải cứ cuồng nhiệt nhiều, đau đớn nhiều đã là yêu nhau nhiều, mà có khi chỉ cần nhẹ nhàng, êm dịu như tình yêu của Takumi và Mio là đã đủ chạm đến thiên đường hạnh phúc.
    Em sẽ đến cùng cơn mưa được viết với lời văn trong sáng, ngắn gọn và đôi chút ngộ nghĩnh sẽ đem đến sự thú vị và ấm áp khi “nhấm nháp” những trang sách, có thể trong một ngày mưa nhẹ nhàng.
    2.1.2 Điểm nhìn nghệ thuật:
    Điểm nhìn là vị trí, chỗ đứng để xem xét, miêu tả, bình giá sự vật, hiện tượng trong tác phẩm. Điểm nhìn nghệ thuật được xem như một camera dẫn dắt người đọc vào mê cung văn bản ngôn từ.
    Trước hết, ở đây điểm nhìn của người kể chuyện không cố định và có sự luân phiên nhau. Trong phim Về bên anh ta thấy có sự xuất hiện của ba điểm nhìn nghệ thuật:
    + Điểm nhìn thứ nhất được kể lại là do Yuji đảm nhận, cậu kể lại câu chuyện kì diệu đã xảy đến với hai bố con vào mùa mưa của 12 năm về trước. Mio sau khi đã mất được 1 năm lại trở về và sống với hai người trong vòng sáu tuần lễ.
    + Điểm nhìn thứ hai là của người chồng – Takumi Aio đồng thời cũng là nhân vật chính trong tác phẩm. Nhân vật này đóng vai trò là người kể chuyện từ khi vợ anh ta bỗng dưng trở về sau mùa mưa- đồng thời cũng là lúc ngày dỗ đầu của cô đến gần. Takumi trở thành một điểm nhìn khác trong tác phẩm. Trong khi vợ anh quay về nhưng bị mất trí nhớ, cô không nhớ bất cứ một mối liên hệ nào với cái gia đình nhỏ bé ấy thì Takumi đã giúp cô nhớ lại. Anh đã kể lại câu chuyện tình yêu của hai người từ khi họ còn ngồi trên ghế nhà trường, những hiểu lầm giữa họ cho đến khi Yuji – kết quả của tình yêu giữa hai người họ ra đời Câu chuyện ở đây được kể lại dưới cái nhìn khách quan của nhân vật nam chính.Trong câu chuyện lồng ghép rất nhiều những cảm xúc chủ quan của nhân vật người chồng: rằng anh đã từng thầm yêu Mio ra sao, anh đã tìm mọi cách để gặp cô như thế nào. Ngay cả việc anh tìm cách để ròi bỏ cô khi phát hiện ra mình bị bệnh vầ không thể sống và lao động như một con người bình thường
    + Điểm nhìn nghệ thuật thứ ba được chuyển qua Mio và trong suốt phần cuối của phim (phần vĩ thanh) mặc dù đã ra đi nhưng Mio vẫn đảm nhiệm vai trò kể chuyện thông qua cuốn nhật kí của mình. Nội dung của nó cũng kể về tình yêu nhẹ nhàng nhưng sâu sắc, đằm thắm của hai người từ những ngày đầu cho đến khi cô mắc bệnh và qua đời
    -Mặc dù ta thấy trong ba điểm nhìn nghệ thuật trên thì điểm nhìn thứ hai và ba gần như là cái nhìn về cùng một câu chuyện với những sự kiện tương đồng nhau. Nhưng về bản chất dù kể cùng một câu chuyện nhưng hai điểm nhìn ở trên hoàn toàn khác nhau. Sự khác nhau này không chỉ nằm ở việc ai là người kể lại câu chuyện mà nó còn có sự khác biệt rõ rệt trong cách ứng xử, suy nghĩ của hai nhân vật được kể lại trong câu chuyện. Dưới cách nhìn của Takumi thì Mio là một cô gái dê thương và nổi bật, lại có thành tích học tập rát tốt. Takumi nghĩ rằng một cô gái như vậy không bao giờ có thể để ý đến một chàng trai bình thường, chỉ có mỗi một khả năng tốt hơn người khác ở môn chạy Nhưng Mio thì lại không hề nghĩ như vậy. Cô luôn cho rằng Takumi là một chàng trai tối. Cô cũng yêu anh từ khi hai người còn ngồi trên ghế nhà trường nhưng cũng như Takumi, cô rụt rè và không cho mình một cơ hội để nói rõ tình cảm mà bản thân mình dành cho anh.
    Cách chọn điểm nhìn này giúp khán giả có thể bao quát toàn bộ cốt truyện, nội dung phim mà không phải chỉ tiếp cận phim dưới một cái nhìn phiến diện của một người kể chuyện nhất định. Từ đó khán giả có được một cái nhìn đa chiều, sâu sắc và thâu tóm toàn bộ diễn biến của bộ phim: có những chi tiết được tái hiện qua lời kể của Takumi thì thế này nhưng qua lời kể của Mio thì lại mang một ý nghĩa khác.
    Ví dụ như chi tiết Takumi gọi điện đến chỗ Mio làm thêm để xin lại cây bút mà anh đã để quên trong cuốn lưu bút của cô cách đây mấy năm về trước, khi hai người tốt nghiệp trung học. Chi tiết này gây cho người đọc lấy làm buồn cười và nảy sinh nhiều phỏng đoán. Nhưng đến khi Mio đến và trả lại cho Takumi cây bút ấy thì chi tiết này đã làm nảy sinh nhiều hoài nghi từ phía người đọc. Bởi cây bút đó là một cây bút quá đỗi bình thường, thậm chí là gần như vô giá trị. Vậy tại sao Mio lại có thể cất giữ nó trong một khoảng thời gian dài như vậy. Theo lí thuyết logic thông thường có lẽ cô đã vứt hoặc phải làm thất lạc nó từ lâu rồi mới phải. Đó là một chi tiết tưởng chừng như vô lí của tác phẩm. Và nó sẽ trở thành chi tiết vô lí thật nếu như khán giả không được tiếp cận điểm nhìn của Mio. Thực ra, Mio không phải vô tình mà cô đã cố ý giữ lại cây bút đó với hi vọng rằng một ngày nào đó Takumi sẽ gọi điện xin lại cây bút và hai người sẽ có cơ hội gặp lại nhau và cô cũng có cơ hội để thổ lộ lòng mình.
    Nhờ có sự tương hỗ lẫn nhau trong các điểm nhìn nghệ thuật đa dạng trong tác phẩm mà người xem có thể hiểu một cách đa chiều và sâu sắc các chi tiết trong tác phẩm. Từ đó, câu chuyện có được một sự xuyên suốt và liền mạch.
    Có thể nói rằng nghệ thuật kể chuyện là một phần quan trọng nhất trong tác phẩm, nó quyết định sự thành công cho mọi tác phẩm dù là văn chương hay điện ảnh. Từ đó, ta có thể rút ra quy tắc kể chuyện: con người từ khi sinh ra cho đến khi lìa xa cõi đời đã chứng kiến rất nhiều những sự kiện, những câu chuyện khác nhau. Mỗi chúng ta không thể hiểu được tất cả các câu chuyện một cách tường tận và đa chiều mà chỉ có thể cố gắng nắm bắt sự thật một cách nhiều nhất trong khả năng của mình: “Dù chúng ta có cố gắng như thể nào thì sự thật cũng không bao giờ là tuyệt đối.”.
    2.1.3. Cảnh trong phim:
    Trong điện ảnh, về góc độ cảnh quay thường có những cảnh quay phổ biến sau: Cỡ cảnh được chia thành 3 loại là trung cảnh (trung cảnh, trung cận cảnh, trung viễn cảnh), cận cảnh, và toàn cảnh (toàn cảnh, toàn cảnh rộng).
    * Trung cảnh (medium shot): là Sự tạo dựng khuôn hình mà trong đó kích thước của vật thể được thể hiện ở mức độ vừa phải, vóc dáng của một người nhìn từ eo trở lên có thể tràn đầy phần lớn màn hình.
    - Trung viễn cảnh (medium long shot): là sự tạo dựng khuôn hình ở một khoảng cách nào đó khiến cho vật thể cao khoảng 4 hay 5 phút có thể lấp đầy phần lớn màn hình theo chiều thẳng đứng.
    - Trung cận cảnh (medium close-up): Sự tạo dựng khuôn hình mà trong đó có kích thước của vật thể được thể hiện khá lớn, dáng vóc của một con người được nhìn thấy từ ngực trở lên có thể tràn đầy phần lớn màn ảnh.
    * Cận cảnh (close-up): là một khuôn hình mà trong đó kích cỡ của vật thể được thể hiện tương đối lớn; thong thường là đầu một người được nhìn từ cổ trở lên hoặc một vật thể với một kích cỡ tương đối tràn đầy phần lớn khuôn hình.
    * Toàn cảnh (establishing shot): là cảnh phim thường bao gồm cả một khuôn hình cách xa nêu lên những quan hệ thời gian giữa các nhân vật, vật thể và vật cảnh trong một cảnh.
    - Toàn cảnh rộng hay còn gọi là đại viễn cảnh: là một khuôn hình mà trong đó kích thước của vật thể được thể hiện rất nhỏ như một tòa nhà, phong cảnh, một đám đông người có thể tràn đầy màn ảnh.
    Cảnh trong phim Về bên anh:
    Bối cảnh chính của phim là ngôi nhà của hai vợ chồng Takumi và Mio. Ngoài ra còn có bối cảnh ở văn phòng Takumi làm việc, trường học của Yuji, tiệm bánh sinh nhật – nơi Mio đặt bánh cho Yuji và phòng khám của bác sĩ.
    Trước hết là góc quay cận cảnh: Một khuôn hình mà trong đó kích cỡ của vật thể được thể hiện tương đối lớn, thông thường là đầu một người được nhìn từ cổ trở lên hoặc một vật thể với kích cỡ tương đối tràn đầy phần lớn khuôn hình. Trong phim những cảnh quay cận cảnh dùng để biểu lộ tâm trạng, sắc thái của nhân vật, các cảnh quay điển hình như: Takumi và Yuji đi xem lễ hội cầu mưa về, Yuji nói về chuyện Mio sẽ trở về, cận cảnh cho khán giả thấy được nét mặt buồn thảm, đau khổ và bất lực của Takumi khi đó. Thời khắc Mio xuất hiện ở ngôi nhà hoang trong rừng, vẻ mặt Takumi lúc đó vừa vui sướng lại vừa như đau khổ như không tin vào sự thật, không tin vào mắt mình, còn vẻ mặt của Mio thì lại bàng hoàng, ngơ ngác vì cô đã không nhớ gì. Khi Mio và Takumi cùng nhau xem lại đoạn video thời gian Mio mang bầu Yuji, ánh mắt hai người nhìn nhau đầy hạnh phúc, yêu thương. Vẻ mặt đau đớn của Mio khi đọc được nhật kí và biết được sự thật về bản thân. Ánh mắt, biểu cảm khuôn mặt đầy đau khổ và luyến tiếc của Mio và Yuji khi hai mẹ con đi đến nhà hoang và chuẩn bị chia tay.
    Trong bộ phim,tiếp nữa, ta thấy hầu hết là các trung cảnh được quay từ thắt lưng trở lên. Như cảnh làm việc của Takumi ở văn phòng, cảnh sinh hoạt của hai bố con ở nhà, cảnh nói chuyện giữa bác sĩ và Takumi và hầu hết các cảnh nói chuyện của Takumi và Mio. Qua đó người xem có thể thấy được các sắc thái biểu cảm, các hành động cử chỉ của nhân vật và một phần bối cảnh xung quanh ở mức độ vừa phải. Đặc biệt có thể chú ý đến cảnh quay khi mưa xuất hiện, hai bố con nhìn lên bầu trời, ở đây có sự lồng ghép cảnh thực và hình ảnh trong video ghi lại khi Mio còn sống, dù Mio không trực tiếp đối thoại với Takumi nhưng bằng cách xen lời Takumi và Mio tạo cảm giác như họ nói chuyện với nhau “ Takumi: Mio, em vẫn ổn chứ? Mio: Em khỏe”, cả Mio trong video và hai bố con Takumi tình cờ cùng nhìn về một hướng dự báo cho cảnh đoàn tụ ở diễn biến sau của bộ phim.
    Để khắc một không gian rộng lớn cụ thể, đạo diễn đã dùng cỡ cảnh toàn cảnh và toàn cảnh rộng để khái quát. Toàn cảnh có nghĩa là cảnh phim thường bao gồm cả một khuôn hình cách xa nêu lên những quan hệ quan hệ thời gian giữa những nhân vật, vật thể và khung cảnh trong một cảnh. Trong phim, có một số cảnh quay toàn cảnh đáng chú ý như sau: toàn cảnh ngôi nhà và những vật dụng vẫn được bố trí như khi Mio còn sống, điều này cho thấy tình yêu sâu nặng mà Takumi giành cho người vợ đã quá cố của mình, đồng thời nó thể hiện niềm tin của anh là Mio sẽ trở lại với hai cha con khi mùa mưa tới. Cảnh trường học của Yuji, cảnh lễ hội, cảnh Takumi đạp xe và bên dưới là khung cảnh thành phố, cảnh gia đình Takumi đi dạo trong rừng. Đặc biệt là cảnh ba người đi vào rừng được lặp lại, nếu như ban đầu trong kí ức của Yuji hình ảnh đó được quay từ phía sau rất mờ nhạt biểu thị cái quá khứ đã qua thì trong quá khư tiếp diễn hình ảnh ấy trở nên đậm nét hơn, đạo diễn chuyển góc quay từ phía trước mặt đối diện diễn viên giúp ta có cảm giác câu chuyện được bắt đầu. Để diễn tả sự chuyển động của thời gian trôi chảy, đạo diễn sử dụng một loạt toàn cảnh tái hiện lại cuộc sống của gia đình Takumi, và cả những người xung quanh ( trường học, cơ quan). Cảnh được nhìn từ ngoài khung cửa sổ vào nhà ba người đang quây quần bên bữa ăn tối với không khí vui vẻ, đầm ấm và hạnh phúc. Yuji cùng với mẹ dọn vườn, hai mẹ con cùng cười nói rất vui vẻ. Cảnh Mio và Takumi cùng nhau dắt Yuji đi đến ngôi nhà bí mật trong khu rừng, Yuji đùa nghịch trong sự cưng chiều của bố mẹ cho thấy hạnh phúc của sự đoàn tụ.
    So với các trung cảnh và toàn cảnh, cận cảnh có dung lượng hạn chế hơn nhưng có vai trò rất quan trọng đối với việc đặc tả trạng thái tâm lí của nhân vật trong phim. Có thể kể đến cảnh Takumi vô cùng sợ hãi hoảng loạn khi để lạc trong lễ hội, cảnh quay diễn ra trong thời gian rất ngắn nhưng đã gây ấn tượng mạnh.
    Ngoài ra còn là góc quay toàn cảnh tái hiện: là sự quay trở lại một cái nhìn toàn bộ không gian sau hàng loạt cận cảnh vốn nối tiếp với toàn cảnh. Cảnh này xuất hiện rất ít trong phim, có một cảnh điển hình là sau khi Mio bị tai nạo ô tô và tỉnh dậy trong đầu cô đã diễn ra toàn bộ những thước phim, những câu chuyện của cả quá khứ, hiện tại và tương lai. Cảnh quay này cho thấy yếu tố tâm linh và nó lí giải cho sự trở về của Mio sau khi cô đã mất được 1 năm. Cảnh thứ hai là sau khi Mio biến mất ở ngôi nhà hoang trong rừng, các cảnh quay trong phim được lướt rất nhanh, đó là cảnh hồ nước, rừng cây và bầu trời, đây là những yếu tố gắn liền với người của cõi bên kia thế giới. Lễ cầu mưa náo nhiệt và đông người, đây cũng chính là khoảng thời gian thích hợp mà người chết có thể trở về bên gia đình mình theo như quan niệm tâm linh của người Nhật.
    Trong phim có một số chi tiết cần chú ý, đó là các yếu tố nằm trong cấu trúc như: Phục hiện, là sự thay đổi trật tự câu chuyện, trong đó cốt truyện có sự quay ngược trở lại nhằm khắc họa các sự kiện xảy ra ở thời điểm trước đó. Cảnh này được nhìn từ hồi kí của Mio, sau khi bị tai nạn ô tô và tỉnh dậy đã có một loạt các sự kiện diễn ra trong đầu Mio: cô của năm 20 sẽ gặp Takumi vào năm anh 29 tuổi để rồi lại chia xa và sẽ chết vào năm 28 tuổi, mặc dù biết trước được tương lai song Mio vẫn quyết định đến với Takumi, vì đó là định mệnh của cô. Chi tiết này một lần nữa nhấn mạnh sự tồn tại của yếu tố tâm linh trong bộ phim và khẳng định sức mạnh của tình yêu chân chính.Tần số sự kiện, đó là sự thao tác thời gian trong phim truyện bao gồm số lần của một sự kiện nào đó được khắc họa trong cốt truyện. Ở đây có sự kiện lặp lại là khi Takumi đạp xe đạp, lần đầu là khi Mio đã mất vì sức khỏe yếu nên Takumi thậm chí còn đạp xe chậm hơn cô bé học sinh trung học và lần thứ 2 là khi Mio đã trở lại, Takubi đạp xe đi làm trong tâm trạng vui sướng và đã vượt qua được cô bé học sinh nọ. Chi tiết thứ hai là Takumi buộc dây giầy, chi tiết này cũng xuất hiện hai lần trong bộ phim, lần đầu là khi Takumi và Mio còn học trung học và lần hai là trong buổi sáng ngày đầu tiên Mio trở về Takumi đi làm và được Mio ra tiễn, điều này thể hiện tình yêu của Mio, cô yêu Takumi vì những nét ngờ nghệch đáng yêu ở con người anh.
    Ngoài ra còn có cảnh cắt dựng song song các sự kiện, tức là những cảnh quay có hai hoặc hơn hai tuyến hành động diễn ra ở những địa điểm khác nhau, hoặc là trong cùng một lúc và có mối liên hệ với nhau. Đó là cảnh Takumi đang ở chỗ làm việc xem dự báo thời tiết là mùa mưa đã kết thúc, anh đạp xe về nhà và song song với đó là cảnh Mio và Yuji đang đi đến ngôi nhà hoang trong rừng. cảnh Yuji chạy từ trường học về khi thấy trời hửng lắng, hình ảnh cậu bé trong suốt đoạn đường đó luôn được lồng ghép song song với hình ảnh hồ nước. Đó còn là cảnh Takumi chạy vấp ngã trong rừng để đến ngôi nhà hoang và song song với đó là hai mẹ con Mio đang chuẩn bị chia tay nhau. Sự lồng ghép của các cảnh quay tạo nên sự hồi hộp đối với phía khán giả, đồng thời cho thấy sự thiêng liêng trong tình cảm gia đình.
    2.1.4 Giọng điệu trong phim Về bên anh
    Giọng điệu là một phương diện biểu hiện quan trọng của chủ thể tác giả. Qua đó tác giả thể hiện thái độ, tư tưởng, tình cảm của mình, của nhân vật. Sự phong phú trong giọng điệu xuất phát từ mối quan hệ giữa chủ thể và khách thể . Trong tác phẩm có 3 điểm nhìn kể chuyện: Takumi( người cha), Mio(người mẹ) và cả Yuuji( đứa con) mỗi nhân vật tùy thuộc vào lứa tuổi, giới tính, hoàn cảnh sống, vai diễn mà có giọng điêu kể chuyện khác nhau.
    Trước tiên là Takumi sau khi Mio mất, vừa làm mẹ vừa là người cha khi kể cho con trai về người mẹ, chăm lo cho con, anh cũng không kết hôn với ai khác sau khi vợ mất, giọng điệu của anh nhẹ nhàng buồn, trầm lắng của trân trọng, xót thương với người vợ đã quá cố, đến nỗi khi nào ra khỏi nhà đi làm anh cũng nói chào tạm biệt vợ của mình qua những bức ảnh, ngay khi cô đã chết Đây là nhân vật có đời sống nội tâm khá sâu sắc, mặc dù người vợ đã chết nhưng trong anh dường như luôn tồn tại một người vợ yêu dấu vẫn còn sống. Rồi khi Takumi gặp lại Mio vào mùa mưa, anh kể lại cho Mio về thời trẻ thầm yêu trộm nhớ và tình cảm của mình với Mio thì giọng kể của anh rất tình cảm bởi tình cảm của anh giành cho cô rất sâu sắc. Giong điệu nhẹ nhàng tự nhiên pha chút bối rối. Khi kể về lúc anh bị bệnh và tìm cách lẩn trốn tình cảm thì giọng điệu của nhân vật như trùng xuống, xót xa
    Còn với Yuji : mặc dù nhân vật người con tham gia vào quá trình kể chuyện không nhiều nhưng qua bộ phim cũng cho người đọc thấy được những tình cảm, yêu thương sâu sắc dành cho gia đình, dành cho người mẹ đã quá cố.với thái độ hiểu thảo kính trọng mẹ, yêu thương mẹ, sự lo sợ khóc lóc khi ở lớp học biết cơn mưa tan, trời sáng thì mẹ cũng sẽ biến mất .
    Giọng điệu của người kể chuyện Mio: giọng điệu của cô cũng rất nhẹ nhàng, đôi khi là những tiếc nuối, nhưng ẩn chứa trong đó vẫn là niềm hạnh phúc mãnh liệt vào tình yêu, vào cuộc sống gia đình.
    Nhìn chung, giọng kể hết sức nhẹ nhàng, mộc mạc, chậm rãi đều đều, buồn man mác khiến người xem dễ tiếp thu và tiếp cận với bộ phim. Mọi thứ cứ ngấm dần, ngấm dần như ly rượu vang, ly đầu làm con người ta vui, ly cuối làm con người ta say.
    2.1.5 Những hình ảnh biểu tượng trong phim Về bên anh
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...