Luận Văn Cấu trúc mô của một số hệ cơ quan trên cá Tra (Pangasianodon hypophthalmus)

Thảo luận trong 'Nông - Lâm - Ngư' bắt đầu bởi Nhu Ely, 7/3/14.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN VĂN NUÔI TRỒNG TS
    LỜI CẢM TẠ . i
    TÓM TẮT ii-iii
    MỤC LỤC . iv-v
    DANH SÁCH HÌNH . vi-vii
    PHẦN 1: GIỚI THIỆU . 1
    PHẦN 2: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU . 3
    2.1 Đặc điểm sinh học của cá tra . 3
    2.2 Lịch sử mô học . 3
    2.3 Ứng dụng mô học trong chuẩn đoán bệnh thủy sản . 4
    PHẦN 3: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. 9
    3.1 Đối tượng nghiên cứu . 9
    3.2 Địa điểm và thời gian thực hiện . 9
    3.3 Vật liệu nghiên cứu 9
    3.3.1 Dụng cụ . 9
    3.3.2 Hóa chất . 9
    3.4. Phương pháp nghiên cứu
    3.4.1 Phương pháp thu mẫu và lấy mẫu mô . 9
    3.4.2 Phương pháp làm tiêu bản mẫu mô 10
     Cố định mẫu .10
     Rửa nước 11
     Cắt tỉa định hướng 11
     Xử lý mẫu 11
     Đúc khối 12
     Cắt mẫu 13
     Dán mẫu .13
     Nhuộm mẫu .14
     Dán lamelle vào lame .14
     Đọc kết quả 15
    PHẦN 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 16
    4.1 Da và cơ 16
    4.2 Dạ dày và ruột .20
    4.3 Gan 25
    4.4 Mang .30

    4.5 Bóng hơi 34
    4.6 Tim 36
    4.7 Thận 40
    4.7.1 Tiền thận .40
    4.7.2 Trung thận .41
    4.8 Tỳ tạng 46
    PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT. .44
    5.1 Kết luận .47
    5.2 Đề xuất 47
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 48
    PHỤ LỤC 50
    ĐẶT VẤN ĐỀ
    Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) là một trong những vùng kinh tế trọng điểm nằm ở cực Nam của đất nước. Bên cạnh lúa gạo, ĐBSCL còn là vùng nuôi trồng thủy sản lớn nhất nước. Với hệ thống sông ngòi chằn chịt, ĐBSCL là nơi rất thuận lợi cho ngành nuôi trồng thủy sản phát triển, sản lượng thủy sản của vùng đã đóng góp 1 phần đáng kể vào sản lượng thủy sản xuất khẩu của cả nước, góp phần tăng thu nhập cho người dân. Sản lượng thủy sản của ĐBSCL chiếm khoảng 50%, diện tích nuôi trồng khoảng 60% và giá trị xuất khẩu thủy sản chiếm đến 51% của cả nước (Dương Nhựt Long, 2003).
    Chính vì thế phong trào nuôi trồng thủy sản đã và đang rất thu hút người dân, cùng với chính sách của nhà nước chuyển đổi cơ cấu ngành nghề loại bỏ đất nông nghiệp lạc hậu để chuyển sang nuôi thủy sản thì các mô hình nuôi: nuôi thâm canh, bán thâm canh, nuôi ao mươn vườn, nuôi kết hợp cá-lúa đang phát triển rầm rộ. Bên cạnh con tôm Sú thì cá Tra cũng là mặt hàng xuất khẩu rất quan trọng của vùng, được nuôi phổ biến ở Cần Thơ, An Giang, Đồng
    Tháp và được xuất khẩu sang các nước như: EU, Nga, ASEAN, Ucraina,Mỹ, Trung Quốc. Tổng sản lượng cá Tra, bấ xuất khẩu của Việt Nam năm 2007 đạt 383.2 nghìn tấn với kim ngạch đạt 974.12 triệu USD, tăng 31% về lượng và 26.07% so với năm 2006.
    Tuy nhiên trong nuôi cá tra thâm canh thường nuôi với mật độ dày và sử dụng thức ăn nhiều nên lâu ngày dẫn đến nguồn nước bị ô nhiễm, mầm bệnh dễ có cơ hội tấn công và tình trạng dịch bệnh xuất hiện ngày càng nhiều và khó điều trị. Để điều trị có hiệu quả cao thì phải chuẩn đoán đúng được bệnh, phương pháp mô học có vai trò quan trọng trong khâu này. Nếu chỉ dựa vào những hình thái tổn thương bên ngoài mà không có các dữ kiện khác có liên quan đến cá tôm bệnh thì thường có những kết luận sai lầm vì những hình thái tổn thương của vài bệnh có thể giống nhau và gây nhầm lẫn trong chẩn đoán (Đặng Thị Hoàng Oanh, 2007).
    Hiện nay có nhiều nghiên cứu về mô bệnh học trên cá tra như: Bước đầu nghiên cứu mô bệnh học bệnh đốm trắng trong nội tạng cá tra của Nguyễn Quốc Thịnh (2002); nghiên cứu cấu trúc mô và sự biến động số lượng hồng cầu trên cá tra bị bệnh vàng da của Phan Thị Hừng (2004); khảo sát mô học cá tra bị bệnh mủ gan trong điều kiện gây cảm nhiễm của Trần Thị Ngọc Hân
    (2006) nhưng chưa có nghiên cứu nào nghiên cứu hoàn thiện cấu trúc mô của cá tra khỏe làm cơ sở cho nghiên cứu mô bệnh học. Do đó đề tài: “Cấu trúc mô của một số hệ cơ quan trên cá tra (Pangasianodon hypophthalmus)” được thực hiện nhằm:
    Mục tiêu:
    Xác định đặc điểm, cấu trúc mô của các hệ cơ quan trên cá tra khỏe từ đó làm thành bộ sưu tập hình ảnh mô học làm cơ sở cho việc chẩn đoán, phát hiện tác nhân gây bệnh thông qua việc so sánh mô cá tra bệnh với các mô cá tra khỏe.
    Nội dung:
    Dùng phương pháp mô học để xác định đặc điểm, cấu trúc của các hệ cơ quan như: da, cơ, dạ dày, ruột, gan, mang, bóng hơi, tim, thận, tỳ tạng.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...