Luận Văn Cấu trúc mô của các cơ quan trên cá lóc (Channa striata Bloch, 1973)

Thảo luận trong 'Nông - Lâm - Ngư' bắt đầu bởi Nhu Ely, 7/3/14.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN VĂN NUÔI TRỒNG TS

    LỜI CẢM TẠ i
    TÓM TẮT ii
    MỤC LỤC .iii
    DANH SÁCH HÌNH v
    Chương I: GIỚI THIỆU 1
    Chương II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
    .3
    2.1 Sơ lược về nghiên cứu mô học 3
    2.2 Nghiên cứu mô học trên cá 4
    2.4 Vài nét về cá lóc .7
    2.4.1 Đặc điểm sinh học của cá lóc . 7
    2.4.2 Tình hình nuôi cá lóc ở ĐBSCL . 8
    2.4.3 Những nghiên cứu trên cá lóc . 10
    Chương III: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 11
    3.1 Thời gian 11
    3.3 Phương pháp nghiên cứu 11
    3.2.1 Vật liệu nghiên cứu 11
    3.2.2 Phương pháp 11

    Chương IV: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN . 17
    4.1 Da 18
    4.2 Cơ 21
    4.3 Dạ Dày . 24
    4.4 Ruột 28
    4.5 Gan . 31
    4.6 Mang 35
    4.7 Tim . 38
    4.8 Thận . 42
    4.9 Tỳ tạng . 47

    Chương V: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT. . 49
    5.1 Kết luận 49
    5.2 Đề xuất . 49

    TÀI LIỆU THAM KHẢO . 50
    PHỤ LỤC . 52


    Chương I GIỚI THIỆU
    Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) là vùng hạ lưu châu thổ sông Mê-Kông, được xem là vùng trù phú nhất không chỉ của Việt Nam mà còn của cả khu vực Đông Nam Á. Nơi đây có đặc trưng của một châu thổ thuộc miền nhiệt đới ẩm điển hình. Với hệ thống sông ngòi chằng chịt, ĐBSCL còn là vùng nuôi thủy sản lớn nhất của cả nước, sản lượng nuôi trồng thủy sản chiếm khoảng 65%, diện tích nuôi trồng khoảng 60% và giá trị xuất khẩu thủy sản chiếm đến 51% của cả nước (Dương Nhựt Long, 2003). Nhiều mặt hàng thủy sản của vùng không chỉ đáp ứng nhu cầu trong nước mà còn có giá trị xuất khẩu cao. Trong đó, cá lóc (Channa striata Bloch, 1973) là loài cá quen thuộc của người dân, được nuôi phổ biến khắp các tỉnh ĐBSCL, không chỉ bởi đặc điểm dễ nuôi, chất lượng thịt ngon mà còn do chúng có giá trị dinh dưỡng cao và phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng. Thời gian qua hiệu quả lợi nhuận thu được từ hoạt động nuôi đối tượng này đã góp phần cải thiện và nâng cao điều kiện sống của nhiều bà con nông thôn ĐBSCL.
    Trong những năm gần đây, nghề thủy sản ngày càng phát triển và người dân không ngừng đưa mô hình nuôi thâm canh vào trong nuôi trông thủy sản để những hiện tượng bệnh trên các đối tượng nuôi Trước tình hình đó, việc nghiên cứu cấu trúc vi thể và chức năng hoạt động của các cơ quan trên cá khỏe cũng như những thay đổi cấu trúc của cá khi nhiễm bệnh là hết sức cần thiết. Ngày nay với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, nhiều phương pháp đã được áp dụng để hỗ trợ cho việc nghiên cứu cá cũng như các đối tượng thủy sản khác, và mô học được xem là một trong những phương pháp hiệu quả. Phương pháp mô học đã và đang được các nhà khoa học vận dụng vào nghiên cứu của họ trên nhiều động vật khác nhau. Nó được xem như là khoa học nghiên cứu sự phát triển, cấu tạo và hoạt động của các mô, cơ quan của cơ thể. Bằng phương pháp này, ta có thể quan sát được cấu trúc vi thể của các cơ quan trong cơ thể của cá nói riêng ở từng giai đoạn phát triển của chúng, cũng như chẩn đoán và phòng bệnh trên các động vật thủy sản.
    Vì những lý do trên, đề tài “Cấu trúc mô của các cơ quan trên cá lóc (Channa striata Bloch, 1973)” được thực hiện nhằm mục đích: thành lập một bộ sưu tập cấu trúc vi thể của các cơ quan trên cá lóc khỏe tạo tiền đề cho những nghiên cứu tiếp theo.

    Nội dung đề tài
    Dùng phương pháp mô học để quan sát cấu trúc 9 cơ quan trên cá lóc khỏe
    gồm: da, cơ, mang, tim, gan, thận, tỳ tạng, dạ dày và ruột.
    Phân tích và mô tả cấu trúc vi thể của các cơ quan đã quan sát.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...