Thạc Sĩ Cấu trúc hình thức và ngữ nghĩa của tục ngữ dân tộc Tày

Thảo luận trong 'Văn Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu

    1. Lí do chọn đề tài

    PHẦN MỞ ĐẦU


    1.1. Người Tày (còn có tên gọi khác là Thổ, cùng nhóm địa phương với Ngạn, Phén, Thu Lao, Pa Dí) là một trong 54 dân tộc ở Việt Nam, có số dân vào khoảng 1,5 triệu người - số dân lớn thứ 2 sau người Kinh. Địa vực cư trú của người Tày thường tập trung chủ yếu ở vùng Đông Bắc của Tổ quốc như Cao Bằng, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Bắc Kạn .Đây là một trong những dân tộc có bản sắc văn hoá riêng trong cộng đồng các dân tộc thiểu số Việt Nam. Ngôn ngữ của người Tày nói chung và tục ngữ nói riêng là một phần quan trọng trong nền văn hoá này. Vì vậy việc nghiên cứu tục ngữ dân tộc Tày trước hết là để hiểu rõ hơn về văn hoá Tày, góp phần giới thiệu và tôn vinh nền văn hoá của dân tộc Tày.
    1.2. Tục ngữ Tày có thể coi là bộ bách khoa thư về cuộc sống muôn màu muôn vẻ của cộng đồng dân tộc Tày, là bộ phận quan trọng của nền văn hoá Tày. Vì thế tục ngữ Tày nói riêng cũng như tục ngữ nói chung đã trở thành đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học khác nhau, đặc biệt là các ngành khoa học xã hội như: văn hoá, dân tộc học, lịch sử, văn học, ngôn ngữ học .Cho đến nay việc nghiên tục ngữ đã đạt được nhiều thành tựu lớn. Tuy nhiên các công trình nghiên cứu về tục ngữ của các dân tộc thiểu số, trong đó có dân tộc Tày còn ít. Cụ thể, chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu tục ngữ Tày ở góc độ ngon ngữ học về phương diện cấu trúc và ngữ nghĩa. Vì vậy có thể cho rằng, việc tìm hiểu về cấu trúc và ngữ nghĩa của tục ngữ Tày là góp phần khai thác vốn văn hoá của dân tộc Tày ở một bình diện mới, làm rõ thêm nét đặc sắc của nền văn hoá dân tộc Tày.
    1.3. Là người con của dân tộc Tày, đang sinh sống và làm việc nơi mảnh đất mà đa phần là người Tày đang sinh sống và học tập, tác giả luận văn thiết tha với tiếng nói và văn hoá của dân tộc mình, muốn bày tỏ tình yêu dân tộc và tiếng mẹ đẻ của mình bằng việc tìm hiểu, nghiên cứu về tục ngữ Tày, nơi chứa đựng nhiều giá trị độc đáo mang đậm bản sắc văn hoá tộc người. Bên cạnh đó, tác giả luận văn cũng hi vọng rằng, kết quả nghiên cứu về tục ngữ Tày sẽ giúp

    cho giáo viên và học sinh ở các tỉnh miền núi hiểu rõ hơn về ngôn ngữ của dân tộc Tày, đồng thời có thể vận dụng, học tập cách tư duy, cách diễn đạt mang bản sắc riêng của người Tày.
    Trên đây là những lí do thúc đẩy chúng tôi lựa chọn đề tài "Cấu trúc hình thức và ngữ nghĩa của tục ngữ dân tộc Tày"




    MỤC LỤC



    1. PHẦN MỞ ĐẦU

    Lí do chọn đề tài .



    1
    2. Lịch sử vấn đề . 2
    3. Mục đích, đối tượng, phạm vi nghiên cứu 7
    4. Nhiệm vụ nghiên cứu 8
    5. Phương pháp nghiên cứu 8
    6. Đóng góp của luận văn . 9
    7. Bố cục luận văn 9
    PHẦN NỘI DUNG
    Chương 1: Cơ sở lí thuyết . 10
    1.1. Tục ngữ trong quan niệm của các nhà ngôn ngữ học 10
    1.1.1. Quan niệm của Nguyễn VănTu và Đái Xuân Ninh 10
    1.1.2. Quan niệm của Cù Đình Tú 11
    1.1.3. Quan niệm của Nguyễn Đức Dân . 11
    1.1.4. Quan niệm của Đỗ Hữu Châu . 12
    1.1.5. Quan niệm của Hoàng Văn Hành . 13
    1.2. Tục ngữ trong sự phân biệt với thành ngữ và ca dao 14
    1.2.1. Phân biệt tục ngữ với thành ngữ . 14
    1.2.2. Phân biệt tục ngữ với ca dao . 17
    1.3. Tục ngữ dân tộc Tày 19
    1.3.1. Tục ngữ Tày trong môi trường tự nhiên, lịch sử, văn hoá 19
    1.3.2 Tục ngữ Tày và ngôn ngữ Tày 24
    1.4. Một số quy ước khi sử dụng ngôn liệu tục ngữ Tày 27
    Tiểu kết chương 1 . 27
    Chương 2: Cấu trúc hình thức của tục ngữ dân tộc Tày 29
    2.1. Vần, nhịp, của câu tục ngữ dân tộc Tày . 29
    2.1.1. Vần và đặc điểm của vần trong tục ngữ Tày . 29
    2.1.2. Nhịp và đặc điểm của nhịp trong tục ngữ Tày 33


    2.2. Cấu trúc câu tục ngữ dân tộc Tày . 38
    2.2.1. Tính chất, đặc điểm của cấu trúc câu tục ngữ Tày 38
    2.2.2. Các kiểu cấu trúc câu tục ngữ Tày 41
    2.3. Những phương thức xây dựng hình tượng trong cấu trúc hình

    thức của tục ngữ Tày 44
    2.3.1. Cấu trúc so sánh 44
    2.3.2. Cấu trúc ẩn dụ 50
    2.3.3. Cấu trúc ngoa dụ 55
    Tiểu kết chương 2 . 58
    Chương 3: Đặc điểm ngữ nghĩa của tục ngữ dân tộc Tày 60
    3.1. Tính đơn nghĩa của tục ngữ dân tộc Tày 60
    3.1.1. Tục ngữ Tày tổng kết kinh nghiệm làm ăn, lao động sản xuất 61
    3.1.2. Tục ngữ Tày tổng kết kinh nghiệm dự đoán thời tiết, thời gian . 68
    3.2 Tính hàm nghĩa của tục ngữ dân tộc Tày . 73
    3.2.1. Kinh nghiệm chọn con dâu, con rể . 74
    3.2.2. Các mối quan hệ trong gia đình 77
    3.3. Biểu trưng động vật trong tục ngữ Tày 85
    3.3.1. Biểu trưng trong tục ngữ . 85
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...