Luận Văn Cấu trúc của sự kiện lời nói cho tặng trong giao tiếp tiếng Việt

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. Lý do chọn đề tài
    Nghiên cứu hành động ngôn ngữ tất yếu phải đặt trong hội thoại, tức gắn liền
    với hoạt động hành chức của nó. Đây là hướng nghiên cứu đang được quan tâm
    trong những năm gần đây. ở Việt Nam, từ những năm cuối của thập niên 80 cũng
    đã có một số công trình nghiên cứu (luận văn cử nhân, thạc sĩ và luận án tiến sĩ)
    theo hướng này được bảo vệ thành công. Tuy nhiên, so với số lượng các hành động
    ngôn ngữ sử dụng trong thực tế giao tiếp thì những hành động ngôn ngữ được
    nghiên cứu chưa nhiều. Vì vậy, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu là: Cấu trúc của
    sự kiện lời nói cho tặng trong giao tiếp tiếng Việt để bổ sung cho mảng đề tài lớn và
    khá mới mẻ này, đồng thời khẳng định hướng đi đúng đắn nói trên.
    Lý do thứ hai khiến chúng tôi triển khai đề tài này là cho tặng là hành động
    giao tiếp hết sức đặc thù và điển hình trong giao tiếp tiếng Việt. Tìm hiểu về nó sẽ
    giúp chúng ta hiểu được một nét đẹp trong văn hoá ứng xử của người Việt và những
    tác động trở lại của nó đối với việc sử dụng ngôn ngữ nói chung và thực hiện hành
    động cho tặng nói riêng.
    2. Lịch sử nghiên cứu
    Đề tài nghiên cứu của chúng tôi thuộc khuynh hướng ứng dụng - nghiên cứu
    một hiện tượng ngôn ngữ - văn hoá cụ thể trong đời sống xã hội bằng việc vận dụng
    các lí thuyết của ngôn ngữ học. Tuy nhiên, chúng tôi thấy cần điểm qua một số
    công trình có mối quan hệ gần gũi với đề tài của chúng tôi.
    Trước hết là nhóm các công trình nghiên cứu về các động từ nói năng trong
    tiếng Việt như: “Cấu trúc ngữ nghĩa của động từ nói năng nhóm thông tin” của
    Nguyễn Thị Ngận; “Cấu trúc ngữ nghĩa của động từ nói năng nhóm khen, tâng,
    chê” của Lê Thị Thu Hoa . và đặc biệt là công trình “Hiện tượng nhiều nghĩa trong
    trường từ vựng chỉ người” của Phạm Thị Hoà. Kết qủa nghiên cứu của những công
    trình kể trên đã góp phần khẳng định vị trí, vai trò của lớp động từ nói năng - lớp
    2
    động từ chưa được Ngữ pháp học và Từ vựng học tiếng Việt quan tâm nghiên cứu
    trước khi Ngữ dụng học được giới thiệu vào Việt Nam. Cùng thời điểm này còn có
    các công trình cùng hướng nghiên cứu bổ sung những vấn đề thuộc lý thuyết hội
    thoại (đơn vị hội thoại) và lý thuyết hành động ngôn ngữ. Phạm Văn Thấu nghiên
    cứu về “Cấu trúc liên kết của cặp thoại”; Dương Thị Tuyết Hạnh nghiên cứu về
    “Cấu trúc của tham thoại trong truyện ngắn Việt Nam hiện đại”; Đặng Thị Hảo
    Tâm nghiên cứu về vấn đề “Cơ sở lý giải nghĩa hàm ẩn của các hành vi ngôn ngữ
    gián tiếp” .
    Theo khuynh hướng so sánh, đối chiếu có một số công trình như: “Một số
    khác biệt giao tiếp lời nói Việt - Mỹ trong cách thức khen và tiếp nhận lời khen”
    của Nguyễn Văn Quang và công trình “Các phương tiện ngôn ngữ biểu hiện hành
    động thỉnh cầu trong tiếng Anh và tiếng Việt” của Nguyễn Văn Độ.
    Thuộc khuynh hướng ứng dụng có các công trình như “Ngôn ngữ quảng cáo
    dưới ánh sáng của lý thuyết giao tiếp” của Mai Xuân Huy; “Hành vi cảm thán và sự
    kiện lời nói cảm thán trong tiếng Việt” của Hà Thị Hải Yến ; “Sự kiện lời nói chê -
    cấu trúc và ngữ nghĩa” của Nguyễn Thị Hoàng Yến; “Lịch sự trong đoạn thoại xin
    phép của tiếng Việt” của Đào Nguyên Phúc.
    Nhìn chung, các công trình kể trên đều là những tài liệu tham khảo hữu ích
    đối với chúng tôi trong quá trình nghiên cứu đề tài của mình.
    3. Mục tiêu nghiên cứu
    - Xác định khái niệm hành động cho tặng, chỉ ra các thể thức nói năng đặc
    trưng của hành động cho tặng với tư cách là hành động trung tâm của sự kiện lời
    nói cho tặng.
    - Trên cơ sở đó, phân tích, miêu tả cấu trúc, đặc điểm của các thành phần cấu
    thành sự kiện lời nói cho tặng trong mối liên hệ chức năng với hành động trung tâm
    cho tặng.
    - Xây dựng mô hình cấu trúc tổng quát của sự kiện lời nói cho tặng.
    4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    3
    Với đối tượng nghiên cứu là cấu trúc (ngữ nghĩa - ngữ dụng) của sự kiện lời
    nói có hành động trung tâm là hành động cho tặng, chúng tôi giới hạn:
    - Luận án chỉ nghiên cứu hành động cho tặng hành chức trong phạm vi giao
    tiếp không quy thức của người Việt, tức trong giao tiếp hằng ngày.
    - Nghiên cứu hành động ở lời phải đặt trong hội thoại. Tuy nhiên, hội thoại
    có nhiều kiểu phân chia theo số lượng nhân vật tham gia: song thoại, tam thoại, tứ
    thoại, v.v_ Luận án chỉ nghiên cứu hội thoại ở dạng song thoại.
    5. Phương pháp nghiên cứu và tư liệu nghiên cứu
    5.1. Phương pháp nghiên cứu
    Nghiên cứu đề tài, chúng tôi sử dụng các phương pháp: phương pháp hệ
    thống, phương pháp phân tích hội thoại (phân tích diễn ngôn) và phương pháp miêu
    tả đồng đại.
    5.2. Tư liệu nghiên cứu
    Tư liệu nghiên cứu đề tài được thu thập từ các nguồn như: truyện, kịch bản
    phim_ nhưng chủ yếu là từ hội thoại hằng ngày.
    6. Cái mới của luận án
    - Về mặt thực tiễn: Góp phần làm sáng tỏ bản chất của một hiện tượng ngôn
    ngữ - văn hoá: hành động cho tặng của người Việt.
    Những kết quả nghiên cứu của luận án có thể sử dụng trong lĩnh vực giảng
    dạy tiếng Việt và văn hoá Việt Nam cho người Việt và người nước ngoài.
    - Về mặt lý thuyết: bổ sung những ý kiến về các vấn đề như: tiêu chí để xác
    định sự kiện lời nói; mối quan hệ giữa các thành phần cấu thành sự kiện lời nói;
    vạch ranh giới giữa sự kiện lời nói và cặp thoại.
    7. Cấu trúc của luận án
    Ngoài phần Mở đầu Kết luận, luận án gồm 5 chương.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...