Tiểu Luận Cấu trúc cell trong trong thông tin di động

Thảo luận trong 'Viễn Thông' bắt đầu bởi dangai91, 18/10/12.

  1. dangai91

    dangai91 New Member

    Bài viết:
    9
    Được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    \
    Mở đầu
    Hiện nay, thông tin liên lạc được coi là ngành mũi nhọn cần phải đi trước một bước, làm cơ sở cho các ngành khác phát triển. Nhu cầu trao đổi, cập nhật thông tin của con người ở mọi nơi mọi lúc ngày càng cao. Thông tin di động ra đời và phát triển đã trở thành một loại hình dịch vụ, phương tiện thông tin phổ biến, đáp ứng nhu cầu của cuộc sống hiện đại. Điều đó cho thấy thông tin di động ngày càng cho thấy vai trò to lớn trong việc phát triển kinh tế và phục vụ những nhu cầu của con người tốt hơn. Các hệ thống thông tin di động đang phát triển rất nhanh cả về qui mô, dung lượng và đặc biệt là các loại hình dịch vụ mới để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người sử dụng.
    Trong những năm gần đây, lĩnh vực thông tin di động trong nước đã có những bước phát triển vượt bậc cả về cơ sở hạ tầng lẫn chất lượng phục vụ. Với sự phát triển của nhiều nhà cung cấp dịch vụ viễn thông đã tạo ra sự cạnh tranh giữa các nhà cung cấp dịch vụ. Các nhà cung cấp dịch vụ di động trong nước hiện đang sử dụng hai công nghệ là GSM (Global System for Mobile Communication - Hệ thống thông tin di động toàn cầu) với chuẩn TDMA (Time Division Multiple Access - đa truy cập phân chia theo thời gian) và công nghệ CDMA (Code Division Multiple Access - đa truy cập phân chia theo mã). Các nhà cung cấp dịch vụ di động sử dụng hệ thống thông tin di động toàn cầu GSM là Mobifone, Vinaphone, Viettel.
    Băng tần được sử dụng cho 3 nhà mạng này là 900MHz, chính vì thế với dải băng tần này thì số lượng kênh cho mỗi nhà mạng là rất hạn chế đòi hỏi các nhà mạng phải sử dụng có hiệu quả dải tần mà mình được cấp.
    Với việc chia nhỏ vùng quản lý thành các vùng đơn vị được gọi là cell trong thông tin di động GSM, thì các nhà mạng có thể đảm bảo được khả năng nâng cấp cũng như phục vụ tốt nhất, quản lý đơn giản hơn vùng đó. Do nhu cầu người dùng, do khu vực địa hình, và do cách thức lắp đặt cũng như vận hành hiệu quả nhất thì mỗi nhà mạng lại có cách chia các cell này phù hợp để quản lý. Chính vì vậy mà hình dạng thực tế của cell trên thực tế có những khác biệt so với lý thuyết.


    Mục lục
    Mở đầu. 2
    Chương 1. 3
    TỔNG QUAN VỀ MẠNG TỔ ONG GSM . 3
    1.1 Lịch sử mạng tổ ong GSM . 3
    1.2 Cấu trúc địa lý của mạng. 4
    1.2.1 Vùng phục vụ PLMN 5
    1.2.2 Vùng phục vụ MSC 5
    1.2.3 Vùng định vị LA 6
    1.2.4 Cell 6
    1.3 Cấu trúc GSM . 6
    1.3.1 Phân hệ chuyển mạch N SS. 7
    1.3.2 Phân hệ trạm gốc BSS. 9
    1.3.3 Trạm di động MS. 10
    1.3.4 Phân hệ khai thác và bảo dưỡng OSS. 11
    Chương 2. 12
    HÌNH DẠNG CỦA CELL 12
    2.1 Khái niệm cell. 12
    2.2 Hình dạng cell trên lý thuyết. 12
    2.3 Các yếu tố ảnh hưởng tới cell trong mạng. 13
    2.3.1 Địa hình, khí hậu. 13
    2.3.2 Mật độ thuê bao. 13
    2.3.3 Các loại anten sử dụng. 14
    2.4 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới dạng cell. 14
    2.4.1 Lưu lượng. 14
    2.4.2 Tái sử dụng tần số. 16
    Chương 3. 24
    HÌNH DẠNG THỰC CỦA CELL 24
    3.1 Quy hoạch cell. 24
    3.1.1 Kích thước cell 24
    3.1.2 Phương thức phủ sóng. 25
    3.2 Chia cell. 25
    3.2.1 Giai đoạn 0 (phase 0):. 26
    3.2.2 Giai đoạn 1 (Phase 1): Sector hóa. 27
    3.2.3 Giai đoạn 2: Tách chia nhỏ hơn nữa về sau. 28
    3.3 Cell tại nông thôn. 31
    3.3.1 Hình dạng. 31
    3.3.2 Các vấn đề xảy ra. 32
    3.4 Cell tại thành phố. 32
    3.4.2 Hình dạng. 33
    3.4.3 Các vấn đề xảy ra. 34
    Kết luận. 35
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 35
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...