Tài liệu Cấu thành TộI PHạM, các yếu tố cấu thành TộI PHạM, các loại cấu thành TộI PHạM (143-158)

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    [Tổng hợp Bài soạn ôn thi tốt nghiệp 52 trang gồm nhiều câu hỏi + đáp án ôn thi tốt nghiệp môn Luật hình sự ]

    Câu 9: Cấu thành TộI PHạM, các yếu tố cấu thành TộI PHạM, các loại cấu thành TộI PHạM (143-158)

    ĐN: Cấu thành TộI PHạM là hệ thống các dấu hiệu khách quan và chủ quan được quy định trong pháp luật hình sự đặc trưng cho hành vi nguy hiểm cho xã hội là TộI PHạM.
    Những dấu hiệu cấu thành TộI PHạM trở thành các căn cứ để xác định hành vi nguy hiểm cho xã hội là TộI PHạM, là cơ sở pháp lý thống nhất để truy cứu trách nhiệm hình sự và thực hiện TộI PHạM. BLHS hiện hành ở điều 2 quy định “chỉ người nào phạm 1 tội đã được BLHS quy định mới phải chịu trách nhiệm hình sự. Nghĩa là theo pháp luật hình sự Việt Nam để truy cứu trách nhiệm hình sự và thừa nhận 1 người nào đó là có lỗi cần phải xác định rằng trong hành vi của người đó có cấu thành TộI PHạM nhất định.
    Các dấu hiệu của cấu thành TộI PHạM có mối quan hệ chặt chẽ và phụ thuộc lẫn nhau, mỗi dấu hiệu tồn tại trong 1 chỉnh thể với các dấu hiệu khác và là 1 bộ phận cần thiết không thể thiếu của chỉnh thể thống nhất, thiếu 1 dấu hiệu nào đó sẽ không có cấu thành TộI PHạM. Cấu thành TộI PHạM là 1 hệ thống các dấu hiệu cần và đủ cho việc thừa nhận rằng 1 người nào đó đã thực hiện 1 TộI PHạM nhất định và phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
    Trong lý luận pháp luật hình sự sử dụng 2 khái niệm cấu thành TộI PHạM. Thứ nhất cấu thành TộI PHạM là sự trìu tượng về lập pháp, sự mô tả của điều luật hình sự về các dấu hiệu đặc trưng và cơ bản của TộI PHạM; Thứ hai, cấu thành TộI PHạM là hành vi chứa đựng các dấu hiệu cơ bản của TộI PHạM được mô tả trong pháp luật hình sự.
    Trước hết cấu thành TộI PHạM là hệ thống các dấu hiệu khách quan và chủ quan tồn tại 1 cách hiện thực, cấu thành và cấu tạo nên tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi (cấu thành hành vi nguy hiểm cho xã hội).
    Cấu thành TộI PHạM là 1 trong những chế định quan trọng nhất của luật hình sự Việt Nam. Ý nghĩa của nó trước hết thể hiện ở chỗ việc có các dấu hiệu của 1 cấu thành TộI PHạM cụ thể trong hành vi đã được thực hiện là cơ sở duy nhất của trách nhiệm hình sự. Cấu thành TộI PHạM có ý nghĩa hàng đầu trong sự bảo đảm việc tuân thủ nghiêm chỉnh nguyên tắc pháp chế trong luật hình sự.
    + Việc xác lập phù hợp các dấu hiệu của hành vi nguy hiểm cho xã hội đã được thực hiện với các dấu hiệu của 1 cấu thành TộI PHạM đã được pháp luật hình sự quy định gọi là định tội danh và bao giờ cũng phải dẫn đến điều luật (khoản) của BLHS quy định trách nhiệm đối với TộI PHạM đó.
    +Việc định tội danh đúng nghĩa nguyên tắc đối với việc đánh giá về mặt pháp lý đối với hành vi của người phạm tội, đối với việc xác lập mức độ nguy hiểm cho xã hội cuả nó, xác định hậu quả pháp lý hình sự, loại và mức hình phạt.
    + Việc đánh giá đúng đắn về mặt pháp lý hình sự và mặt chính trị xã hội của hành vi xâm hại đến cơ thể đạt được trên cơ sở hiểu biết sâu sắc pháp luật hình sự của việc nhận htức đúng đắn ý nghĩa của cấu thành TộI PHạM, khả năng phân biệt 1 cách rõ rang các dấu hiệu của nó của việc giải quyết toàn diện các tình tiết thực tế của hành vi.
    Khái niệm yếu tố với tư cách là 1 bộ phận hợp thành của các chỉnh thể khoa học luật hình sự sử dụng trong việc phân tích lý luận về TộI PHạM. Với sự hỗ trợ cảu khái niệm “yếu tố” chúng ta tách ra các biện pháp hợp thành của TộI PHạM như: khách thể và mặt khách quan, chủ thể và mặt chủ quan.
    * Các yếu tố cấu thành TộI PHạM được hiểu là các bộ phận cấu thành TộI PHạM. Theo lý luận về luật hình sự Việt Nam, các yếu tố cấu thành TộI PHạM bao gồm: khách thể của TộI PHạM, mặt khách quan cuả TộI PHạM, chủ thể của TộI PHạM, mặt chủ quan của TộI PHạM. Khi yếu tố đầu là 2 yếu tố khách quan; 2 yếu tố sau là 2 yếu tố chủ quan của TộI PHạM.
    - Khách thể của TộI PHạM là các quan hệ xã hội được pháp luật hình sự bảo vệ và bị TộI PHạM xâm hại.
    Bất cứ hành vi phạm tội nào cũng gây ra thiệt hại hoặc dọa gây ra thiệt hại đối với các mối quan hệ xã hội nhất định. Trong lý luận về luật hình sự việc gây ra thiệt hại đối với khách thể đã được quy định trong pháp luật hình sự gọi là hậu quả. Giữa hành vi phạm tội đã được thực hiện và hậu quả do hành vi phạm tội gây ra tồn tại mối quan hệ nhân quả.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...