Luận Văn Cấu tạo, quy trình vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa bơm ly tâm vận chuyển dầu NPS 65/35-500 tại mỏ Bạch

Thảo luận trong 'Cơ Khí' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Lời nói đầu


    Kính thưa các thày giáo, cô giáo cùng toàn thể các bạn!
    Hiện nay với việc gia nhập WTO, nền kinh tế Việt Nam đã hòa nhập với nền kinh tế toàn cầu. Điều đó đã mở ra cho nền kinh tế của chúng ta những cơ hội và thách thức hết sức to lớn. Nhưng việc gia nhập WTO đã chứng tỏ rằng nền kinh tế của chúng ta đã phát triển lên một tầm cao mới, một sự phát triển sâu sắc được thế giới công nhận.
    Thực tế là trong những năm gần đây, với những chính sách đổi mới hợp lý của Đảng và nhà nước, nền kinh tế của ta đã có những bước phát triển vượt bậc. Và đất nước ta đang tiến từng bước vững chắc tới công nghiệp hóa và hiện đại hóa. Trong sự thành công chung của nền kinh tế có sự đóng góp hết sức to lớn của ngành công nghiệp Dầu khí, ngành công nghiệp mũi nhọn và được đầu tư có trọng điểm của nhà nước.
    Với sự đóng góp GDP hàng năm rất lớn cho đất nước, ngành công nghiệp Dầu khí đã chiếm một vị trí cực kỳ quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Từ tấn dầu thô đầu tiên được khai thác lên (ngày 26/06/1986) cho tới nay, sản lượng khai thác ngày càng tăng vọt. Năm 1992 đạt 10 triệu tấn, 1993 đạt 20 triệu tấn, 50 triệu tấn năm 1997, 100 triệu tấn năm 2001 và đến 4 tháng 12 năm 2005 đạt tổng sản lượng khai thác 150 triệu tấn dầu thô. Để có được thành công đó thì việc phân phối, vận chuyển kịp thời lượng dầu khai thác lên về các điểm tiếp nhận phải luôn được đảm bảo. Do có những ưu điểm vượt trội nên tại mỏ Bạch Hổ của Xí nghiệp liên doanh Vietsovpetro, công tác vận chuyển này chủ yếu là do tổ hợp bơm ly tâm NPS 65/35-500 đảm nhiệm.
    Để nghiên cứu tìm hiểu về tổ hợp bơm ly tâm này em đã quyết định chọn đề tài: “Cấu tạo, quy trình vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa bơm ly tâm vận chuyển dầu NPS 65/35-500 tại mỏ Bạch Hổ” với chuyên đề “Một số hư hỏng và biện pháp hạn chế”. Trong điều kiện khí hậu khắc nghiệt của nước ta và với điều kiện sản xuất rất hạn chế trên các giàn thì đây là một đề tài có ý nghĩa rất thực tiễn đối với công tác vận chuyển dầu khí.
    Mặc dù bản thân em đã rất lỗ lực, cố gắng trong quá trình hoàn thiện đồ án nhưng với một đề tài có ý nghĩa thực tiễn quan trọng như vậy đồ án của em còn rất nhiều thiếu sót. Em mong nhận được sự góp ý, chỉ bảo tận tình của các thày, cô giáo và tất cả các bạn.
    Qua đây, em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới TS. Nguyễn Văn Giáp, cảm ơn thày đã giao đề tài và tận tình chỉ bảo, hướng dẫn em trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thiện đồ án này.
    Em xin chân thành cảm ơn các thày, cô giáo trong bộ môn Máy và thiết bị dầu khí cùng toàn thể các thày cô giáo trong trường Đại học Mỏ Địa chất đã tận tình dạy dỗ, truyền đạt cho chúng em những kiến thức bổ ích trong suốt năm năm học để chúng em có ngày hôm nay.
    Cuối cùng em xin gửi lời cảm ơn tới tất cả bạn bè đã nhiệt tình giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập và hoàn thiện đồ án này.
    Em xin chân thành cảm ơn!

    Hà Nội, ngày 08 tháng 06 năm 2010
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...