Tiểu Luận Cấu tạo, nguyên tắc hoạt động của anten parabol

Thảo luận trong 'Điện - Điện Tử' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    NỘI DUNG TRÌNH BÀY

    1. Nguyên lí chung

    2. Anten gương Parabol

    2.1. Cấu tạo, nguyên lí hoạt động

    2.2. Các tham số và các phương pháp tính trường xa của anten gương parabol

    2.3. Đồ thị phương hướng

    2.4. Hiệu suất làm việc của anten

    2.5. Phân loại

    2.5.1. Anten parabol tròn xoay

    2.5.1.1. Bộ chiếu xạ của anten parabol tròn xoay

    2.5.1.2. Phân bố dòng tên mặt gương và trương trên mặt mở

    2.5.1.3. Đặc trưng hướng của parabol tròn xoay

    2.5.2. Anten parabol tròn xoay bị cắt

    2.5.3. Anten parabol trụ

    2.5.3.1. Cấu tạo, nguyên lí hoạt động

    2.5.3.2. Đặc tính của parabol trụ đối xứng

    2.5.3.3. Đặc tính của parabol trụ không đối xứng

    3.Anten hai gương

    3.1. Anten Casegrain

    3.2. Anten Gregorian

    4. Kết luận

    5. Tài liệu tham khảo



    1. Nguyên lí chung

    Thiết bị dùng để bức xạ sóng điện từ hoặc thu nhận sóng điện từ không gian bên ngoài được gọi là anten.

    Anten là bộ phận quan trọng không thể thiếu được của bất kì hệ thống vô tuyến điện nào, bởi vì đa số là hệ thống vô tuyến nghĩa là hệ thống trong đó có sử dụng sóng điện từ, thì không thể không dùng đến thiết bị để bức xạ hoặc thu sóng điện từ (thiết bị anten).

    Nguyên lí làm việc của anten gương tương tự như nguyên lí làm việc của gương quang học. Chúng ta sẽ khảo sát hoạt động của anten gương ở chế độ phát sóng. Sóng sơ cấp với dạng mặt sóng và hướng truyền lan nhất định, sau khi phản xạ từ mặt gương sẽ trở thành sóng thứ cấp với dạng mặt sóng và hướng truyền lan theo yêu cầu. Việc biến đổi này là nhờ hình dạng và kết cấu đặc biệt của mặt phản xạ (gọi là gương). Phần lớn gương có nhiệm vụ biến đổi sóng cầu hoặc sóng trụ bức xạ từ nguồn sơ cấp với tính hướng kém thành sóng phẳng với năng lượng tập trung trong một không gian hẹp có tính hướng mong muốn. Nguồn bức xạ sơ cấp được gọi là bộ chiếu xạ. Gương phản xạ thứ cấp được dùng phổ biến nhất là gương parabol, một số sử dụng gương hyperbol.

    2. Anten gương Parabol

    2.1. Cấu tạo, nguyên lí hoạt động

    Anten gương là những anten mà đặc trưng hướng được hình thành do sự phản xạ sóng điện từ trên mặt gương( mặt phản xạ). Người ta thường dung các anten có tính định hướng yếu làm nguồn phát xạ sóng điện từ( bộ chiếu xạ) trong các anten này. Gương và bộ chiếu xạ là những yếu tố cơ bản của anten gương.

    Anten gương là một loại anten có những đặc trưng và tham số rất tốt trong dải sóng siêu cao tần. Người ta dùng nó trong radar thu vệ tinh, vô tuyến điện

    Nguyên lí làm việc: Mặt gương có nhiệm vụ biến đổi sóng cầu hoặc sóng trụ bức xạ từ nguồn sơ cấp( bộ chiếu xạ) với hướng tính kém thành sóng phẳng hoặc sóng gần phẳng, với năng lượng tập trung trong một góc hẹp không gian. Khi đó sẽ tạo nên một trường đồng pha ở trên mặt mở có kích thước lớn. vì thế mà anten có tính định hướng cao.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...