Luận Văn Cấu tạo, nguyên lý làm việc, vận hành, bảo dưỡng và sửa chữa máy nén khí piston Ingersoll Rand T30 –

Thảo luận trong 'Cơ Khí' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI NÓI ĐẦU
    Đất nước ta đang trong thời kỳ công nghiệp hoá và hiện đại hoá, nền công nghiệp đang trên đà phát triển mạnh, đồng thời hiện đại hoá từng bước trong quá trình sản xuất và đem lại lợi ích như các ngành: Công nghiệp luyện kim, chế tạo máy, khai thác than, công nghiệp khai thác dầu mỏ Trong đó ngành khai thác dầu khí là một ngành mũi nhọn trong nền công nghiệp của đất nước, tuy nó là ngành sinh sau nở muộn, nhưng nó đem lại hiệu quả kinh tế rất lớn từ nguồn tài nguyên có sẵn của thiên nhiên. Hàng năm nó đã góp vào cho ngân quỹ Nhà nước hàng triệu USD, đồng thời tạo ra nguồn nhân lực dồi dào cho đất nước.
    Để đưa được dầu khí từ độ sâu trên 3000m lên mặt đất và vận chuyển đến tàu chứa chúng ta cần rất nhiều máy móc. Do vậy muốn đảm bảo tốt công việc khai thác cũng như vận chuyển dầu khí thì hệ thống đo lường và thiết bị tự động hoá được sử dụng tương đối hữu hiệu trên các giàn. Với môi trường dễ cháy nổ như các giàn khai thác, khí nén là tác nhân mang năng lượng có nhiều ưu điểm do đó khí nén được chọn làm nguồn nuôi cho hệ thống đo luờng và thiết bị tự động hoá trên giàn. Tại các giàn có nhiều loại máy nén khác nhau, nhưng chỉ máy nén khí Ingersoll Rand T30 – 7100 x 10 đã đáp ứng được các yêu cầu trên là: Sản xuất được nguồn khí khô, sạch, nhiệt độ thấp và áp suất ổn định.
    Trên các giàn khai thác hiện nay đã được lắp đặt trạm khí nén Ingersoll Rand T30 – 7100 x 10 và được đưa vào hoạt động để phục vụ cho yêu cầu sử dụng. Với nguồn khí nén này mà các thiết bị giám sát việc khai thác dầu khí hoạt động tốt nhất, ổn định áp suất và mức dầu trong bình chứa (100 m3), đồng thời nó cũng góp phần vào việc đảm bảo an toàn khi giàn xảy ra sự cố. Với trạm khí nén này, ngoài việc đảm bảo nguồn khí nén với yêu cầu trên nó còn bố trí gọn gàng, hoạt động hoàn toàn tự động với nguồn điện cung cấp là 3 pha / 380V / 50 Hz rất thông dụng, do vậy phù hợp với nhu cầu sử dụng tại tất cả các giàn.
    Trong quá trình học tập tại Trường, tôi đã được học những kiến thức cơ bản về thiết bị dùng trong ngành dầu khí từ các thày cô giáo, cộng thêm phần học hỏi được nhiều kiến thức thực tế tại giàn khai thác MSP – 5 thuộc xí nghiệp liên doanh VIETSOVPETRO. Sau khi tổng hợp lại những kiến thức đã học hỏi được tôi viết đồ án tốt nghiệp với đề tài: “ Cấu tạo, nguyên lý làm việc, vận hành, bảo dưỡng và sửa chữa máy nén khí piston Ingersoll Rand T30 – 7100 x 10 phục vụ cho công tác khai thác dầu tại giàn MSP – 5” với chuyên đề: “ Tính toán lựa chọn máy nén khí”. Được sự hướng dẫn tận tình của thày giáo: Tiến sĩ Nguyễn Văn Giáp tôi đã hệ thống cơ bản về loại máy nén khí này. Tuy đồ án đã giới thiệu tương đối đầy đủ, nhưng không thể tránh khỏi những sai sót, kính mong sự góp ý chân thành của các thày cô giáo cũng như các bạn để tôi được hoàn thiện hơn.


    Hà Nội, ngày 10 tháng 06 năm 2009



    Mục LụcChương I: Tổng quan về việc sử dụng máy nén khí ở Vietsovpetrol
    1.1. Tình hình sử dụng máy nén khí ở Vietsovpetrol
    1.2. Sơ đồ công nghệ của hệ thống từ trạm nén khí
    1.3. Những yêu cầu công nghệ của hệ thống
    1.4. Những kết quả đã đạt được, những tồn tại cần tập trung nghiên cứu giải quyết
    Chương II: Cấu tạo, nguyên lý làm việc của máy nén khí piston Ingersol-Rand T30-7100x10
    2.1. Sơ đồ cấu tạo
    2.2. Đặc tính kỹ thuật
    2.3. Nguyên lý làm việc
    2.4. Lý thuyết cơ bản về máy nén khí piston
    Chương III: Quy trình bảo dưỡng, sửa chữa máy nén khí piston Ingersoll-Rand T30-7100x10
    3.1. Quy trình bảo dưỡng
    3.2. Một số dạng hỏng, nguyên nhân và biện pháp hạn chế
    3.3. Quy trình sửa chữa
    Chương IV: Quy trình xây lắp, vận hành và công tác an toàn trong sử dụng
    4.1. Quy trình xây lắp.
    4.2. Quy trình vận hành.
    4.3. Công tác an toàn lao động.
    Chương V: Tính toán lựa chọn máy nén khí
    5.1. Tính toán các thông số cơ bản.
    5.2. Lựa chọn máy nén khí.
    Kết luận.
    Tài liệu tham khảo.
    phụ lục kèm theo.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...