Tài liệu Cấu tạo & hoạt động của bộ vi sai

Thảo luận trong 'Cơ Khí' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Bộ vi sai là một thiết bị dùng để chia mô men xoắn của động cơ thành hai đường, cho phép hai bên bánh xe quay với hai tốc độ khác nhau. Chúng ta có thể tìm thấy bộ vi sai ở tất cả các xe hơi và xe tải hiện đại, và đặc biệt ở các xe bốn bánh chủ động hoàn toàn.

    Bộ vi sai trên xe có ba nhiệm vụ chính sau:

    - Truyền mô men của động cơ tới các bánh xe.

    - Đóng vai trò là cơ cấu giảm tốc cuối cùng trước khi mô men xoắn truyền tới các bánh xe.

    - Truyền mô men tới bánh xe trong khi cho phép chúng quay với tốc độ khác nhau.

    Qua bài viết này chúng ta sẽ biết tại sao chiếc xe của bạn lại cần bộ vi sai và sau đó hãy cùng nghiên cứu về nguyên lý làm việc của nó cũng như tìm hiểu về một số loại vi sai ô tô hiện nay.

    Xin mời trỏ chuột vào các đèn tín hiệu để xem sự khác nhau của các bán kính quay vòng giữa các bánh xe

    Cấu tạo

    Hệ thống truyền lực truyền công suất của động cơ đến các bánh xe.

    Người ta thường chia nó thành các loại sau đây:

    FF (Động cơ ở phía trước – Xe dẫn động bánh trước)

    Lực dẫn động từ động cơ truyền qua bộ vi sai của hộp số ngang đến các bán trục, các bánh xe và các lốp ở bên trái và bên phải.

    FR (Động cơ ở phía trước – Xe dẫn động bánh sau)

    Lực dẫn động từ động cơ truyền từ hộp số rồi qua trục các đăng và bộ vi sai đến bán trục (hoặc cầu xe), cầu xe, các bánh xe và các lốp ở bên trái và bên phải.Bộ vi sai tiếp tục tăng mômen quay đã truyền qua hộp số dọc và phân phối lực dẫn động tới các bán trục bên trái và bên phải.

    Ngoài ra, chính truyền lực vi sai tạo ra sự chênh lệch về tốc độ quay giữa bánh xe phía trong và bánh xe phía ngoài khi xe quay vòng và làm cho xe chạy êm trên những đường cong.

    1. Truyền lực cuối cùng

    Truyền lực cuối cùng giảm số vòng quay từ hộp số ngang (dọc) để tăng mômen quay.

    Truyền lực cuối cùng của xe FR tăng mômen quay khi xe chuyển hướng.

    2. Truyền lực vi sai

    Truyền lực vi sai tạo ra tốc độ quay chênh lệch giữa hai bánh xe khi xe chạy trên các đường vòng.

    3. Bộ vi sai của loại xe FF

    Bộ vi sai dùng trong các xe FF có động cơ lắp ngang được gắn liền với hộp truyền lực.

    Người ta lắp cụm vi sai ở giữa vỏ hộp số ngang và vỏ hộp truyền lực.

    Bánh răng lớn là loại bánh răng xoắn. Bánh răng này được kết hợp với hộp vi sai và lắp trên vỏ hộp số ngang qua hai vòng bi bán trục.

    Bán trục ăn khớp với then hoa trong của bánh răng bán trục.

    Thường có hai bánh răng vi sai để dẫn động, nhưng ở các bộ vi dùng cho các động cơ có công suất cao thường dùng bốn bánh răng vi sai để dẫn động.

    4. Bộ vi sai của loại xe FR
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...