Chuyên Đề Cầu lao động và các giải pháp để kích cầu lao động ở Việt Nam trong những năm gần đây

Thảo luận trong 'Lao Động' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tên đề tài
    Cầu lao động và các giải pháp để kích cầu lao động ở Việt Nam trong những năm gần đây


    LỜI NÓI ĐẦU​Việt Nam là nước có dân số trẻ, có nguồn lao động dồi dào, có hàng triệu người chưa có việc làm, mỗi năm lại có hơn 1 triệu người bước vào tuổi lao động. Đặc biệt, quá trình chuyển đổi cơ chế kinh tế dẫn đến sự thay đổi cơ bản trong quan hệ lao động, chuyển dịch cơ cấu lao động ở nông thôn; việc tổ chức sắp xếp lại sản xuất trong các doanh nghiệp dẫn đến hàng chục vạn lao động dôi dư, làm cho sức ép về lao động – việc làm ngày càng trở nên gay gắt, nhất là trong giai đoạn hiện nay. Từ 2000-2007,cầu lao động của nền kinh tế liên tục tăng tuy nhiên tỷ lệ thất nghiệp vẫn cao, cung chưa đáp ứng được cầu.Vì vấn đề giải quyết việc làm gắn chặt với nhu cầu sử dụng lao động của nền kinh tế nên việc nghiên cứ thực trạng cầu lao động, tìm ra giải pháp kích thích nhu cầu sử dụng lao động của các doanh nghiệp trong giai đoạn tới có ý nghĩa vô cùng quan trọng.

    Trên cơ sở kiến thức đã được học và nghiên cứu thực tế về thị trường lao động Việt Nam giai đoạn 2000-2007, nhận thức được tầm quan trọng của cầu lao động trong vấn đề giải quyết việc làm ở Việt Nam và những hạn chế còn tồn tại, em đã mạnh dạn lựa chọn đề tài : “Cầu lao động và các giải pháp để kích cầu lao động ở Việt Nam trong những năm gần đây” để nghiên cứu một mặt nhằm đánh giá tầm quan trọng của đề tài , đồng thởi tìm ra thực trạng cầu lao động, nguyên nhân ,giải pháp và dự báo ngắn hạn cho thị trường lao động Việt Nam trong giai đoạn tới , đồng thời hoàn thiện thêm vốn tri thức nhỏ bé của mình, hỗ trợ cho quá trình học tập cũng như nghiên cứu sau này. Đề án của em gồm 3 phần chính:

    CHƯƠNG I : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CẦU LAO ĐỘNG
    CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG CẦU LAO ĐỘNG VIỆT NAM TRONG NHỮNG
    NĂM GẦN ĐÂY. (2001-2007)
    CHƯƠNG III : DỰ BÁO CẦU LAO ĐỘNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP KÍCH CÂU
    LAO ĐỘNG Ở VIỆT NAM.


    KẾT LUẬN

    Sau khi nghiên cứu thực trạng cầu lao động Việt Nam trong thời gian qua, chúng ta thấy rằng cầu lao động về số lượng và chất lượng liên tục tăng, đặc biệt là nhu cầu lao động cao cấp và lao động cho xuất khẩu. Nhìn vào số liệu đã nghiên cứu về cầu lao động trong những năm qua cho thấy, chúng ta chưa thực sự khai thác tốt tiềm năng của của thị trường lao động . Bởi vì nhu cầu của thị trường về lao động là rất lớn, nhưng cung lao động chỉ mới đáp ứng được một phần nhỏ. Nguyên nhân chính là chất lượng nguồn nhân lực của Việt Nam chưa đáp ứng được yêu cầu của CNH, HĐH, thấp xa so với trình độ của các nước tiên tiến trong khu vực và quốc tế. Sự phát triển của giáo dục và đào tạo của Việt Nam hiện nay chưa bám sát vào cơ cấu lao động. Đây sẽ là thách thức lớn cho Việt Nam trong bối cảnh phát triển mạnh mẽ của KH&CN và xu thế hướng tới nền kinh tế dựa trên tri thức. Với những chuyển động như trong mấy năm qua, chắc chắn rằng trong giai đoạn trung hạn tới, sẽ chưa thể có một chuyển biến và cải thiện đáng kể nào về cơ cấu và chất lượng nguồn nhân lực của nước ta. Thậm chí, tình trạng mất cân đối giữa một bên là các mục tiêu đầy tham vọng của chiến lược phát triển ngành với một bên là nguồn nhân lực sẽ gia tăng mạnh hơn và làm gay gắt hơn tình trạng hiện nay Thiết nghĩ đã đến lúc Nhà Nước phải tăng cường vai trò lãnh đạo của mình đối với công tác kích cầu một cách có tổ chức kế hoạch bài bản, để đáp úng một cách tốt hơn nhu cầu và chiến lược giải quyết việc làm trong giai đoạn sắp tới
     
Đang tải...