Tài liệu Câu hỏi và đáp án ôn thi môn Thị Trường Tài Chính

Thảo luận trong 'Tài Chính - Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Câu 1:
    Thị trường tc :là thị trường mà ở đó diễn ra các hoạt động trao đổi, mua bán quyền sử dụng các nguồn tài chính thông qua những phương thức giao dịch và công cụ tài chính nhất định.
    TTTC hiệu quả là tttc mà trong đó giá hiện tại của tài sản tc phản ánh đầy đủ mọi thông tin có liên quan, nghĩa là giá thị trường của những ck riêng biệt thay đổi rất nhanh theo thông tin mới xuất hiện
    Các mức độ hiệu quả của thị trường như sau:
    -Hình thức hiệu quả yếu giá cả hiện tại phản ánh đầy đủ kết quả giá cả trong quá khứ hay nói khác đi hiểu biết về động thái giá cả quá khứ sẽ giúp bạn cải thiện khả năng dự báo giá cả trong tương lai
    -Hình thức hiệu quả trung bình: giá cả hiện tại phản ảnh đầy đủ tất cả những thông tin được công bố chẳn hạn như báo cáo thường niên
    -Hình thức hiệu quả mạnh: giá cả hiẹn tại phản ánh đầy đủ tất cả thông tin kể cẩ thông tin quá khứ, thông tin được công bố lẫn thông tin nội gián
    Sự cần thiết của thị trường hiệu quả : trong thị trường hiệu quả mạnh không ai có thể lợi dụng ưu thế hơn về thông tin để chiến thắng người khác và do giá cả phản ảnh rất nhanh với mọi thông tin có liên quan nên không thể kiếm được lợi nhuận do có ưu thế hơn về thông tin.Khiến cho giao dịch trên tttc được minh bạch và công bằng hơn, ngược lại nếu thị trường hiệu quả yếu có người lợi dụng được ưu thế thông tin để kiếm lợi nhuận nhà đầu tư tham gia thị trường chẳng khác nào tham gia chơi một canh bạc mà trong đó có kẻ ăn gian chưa được phat hiện thị trường tc rất cần sự hiệu quả để tạo sự cân bằng cho các nhà giao dịch và chỉ khi ấy các công cụ tc mới có thể trở thành công cụ kinh doanh và tự bảo hiểm rủi ro theo đúng nghĩa của nó
    Liên hệ với vn:
    mức độ thanh khoản của TTCK Việt Nam còn rất nhỏ bé so với thị trường các nước trong khu vực và thế giới. Nguyên nhân rất dễ nhận thấy đó là, ở TTCK Việt Nam số lần khớp lệnh trong một năm rất thấp, nếu trước đây khớp lệnh 2 lần/phiên và hiện tại tăng lên 3 lần/phiên có nghĩa là chỉ khoảng 753 lần khớp lệnh/năm (chẳng hạn tính cho năm thứ 6). Trong khi đó, với cơ chế khớp lệnh liên tục tại các thị trường chứng khoán phát triển trên thế giới, mỗi lần khớp lệnh chỉ
    tốn trung bình khoảng 22 giây1 thì có thể có đến hơn 1.300 lần khớp lệnh/ngày (chỉ
    tính giao dịch 8 giờ/ngày), đây là một trong những yếu tố rất quan trọng nhằm tăng độ
    thanh khoản trên thị trường.Như vậy, rõ ràng với độ thanh khoản của thị trường rất thấp cùng với thị trường quá tập trung, phụ thuộc rất nhiều vào 10 công ty niêm yết hàng đầu đã bổ sung thêm một dấu hiệu tin cậy nữa cho thấy mức độ hiệu quả của TTCK Việt Nam là dạng yếu.
    Câu 2: rủi ro: chính là sự thay đổi liên tục của giá cả chứng khoán. Nói cách khác khi đầu tư vào thị trường chứng khoán, nhà đầu tư không thể chắc chắn về lợi nhuận thu được.
    Phân biệt rủi ro hệ thống và rủi ro phi hệ thống.
    Điểm giống nhau:Thứ nhất, đều là rủi ro trong đầu tư chứng khoán.
    - Thứ hai, cả 2 loại rủi ro này đều là sự biến động tiềm ẩn ở những kết quả, là khả năng xảy ra những điều không mong muốn và khi xảy ra thì mang lại những tổn thất.
    - Thứ ba, 2 loại rủi ro này đều có thể đo lường được nhưng lại không lượng hóa được xác suất và thời điểm xảy ra.
    Điểm khác nhau:
    [TABLE]
    [TR]
    [TD]
    [/TD]
    [TD]Rủi ro hệ thống
    [/TD]
    [TD]Rủi ro phi hệ thống
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Đặc điểm
    [/TD]
    [TD]- Rủi ro hệ thống là những rủi ro nằm ngoài công ty.
    - Không thể kiểm soát được.
    - Rủi ro hệ thống như những thay đổi về kinh tế, chính trị, xã hội


    [/TD]
    [TD]- Rủi ro phi hệ thống là những rủi ro do những yếu tố nội tại gây ra.
    - Có thể kiểm soát được.
    -Rủi ro phi hệ thống như khả năng quản lý, thị hiếu tiêu dùng hay những yếu tố khác gắn với thu nhập của công ty.
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Tác động

    [/TD]
    [TD]- Tác động đến sự dao động giá của các chứng khoán trên thị trường
    - Ảnh hưởng rộng rãi đến cả thị trường và tất cả mọi loại chứng khoán.

    [/TD]
    [TD]- Không tác động tới giá của tất cả các chứng khoán trên thị trường.
    - Chỉ ảnh hưởng đến một công ty hoặc một ngành công nghiệp nào đó.

    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Phân loại
    [/TD]
    [TD]- Gồm 3 loại chính là:
    + rủi ro thị trường
    + rủi ro lãi suất
    + rủi ro sức mua

    [/TD]
    [TD]- Gồm 2 loại chính là:
    + Rủi ro kinh doanh
    + rủi ro tài chính
    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]
    Phân loại rủi ro trong đầu tư chứng khoán.
    Rủi ro hệ thống: do toàn bộ thị trường quyết định và người đầu tư không thể tác động lên rủi ro này. Nó bao gồm những rủi ro nằm ngoài công ty, không thể kiểm soát được và có ảnh hưởng rộng rãi đến cả thị trường và tất cả mọi loại chứng khoán. Những thay đổi về kinh tế, chính trị, xã hội là nguồn của rủi hệ thống.
    · Rủi ro thị trường:là sự biến động giá chứng khoán do tâm lý của các nhà đầu tư. Giá chứng khoán có thể dao động mạnh trong một khoảng thời gian ngắn mặc dù thu nhập của doanh nghiệp vẫn không thay đổi. Rủi ro thị trường xuất hiện khi có những phản ứng của các nhà đầu tư trước các sự kiện có thể là hữu hình hoặc vô hình như các sự kiện kinh tế, chính trị, xã hội.
    Mức độ rủi ro thị trường ở các nước khác nhau là khác nhau. Ở các thị trường phát triển, thị trường là nơi dành cho các nhà đầu tư lớn, nhà đầu tư có tổ chức nên rủi ro thị trường sẽ không lớn. Ngược lại ở những thị trường mới nổi và đang phát triển, thị trường chủ yếu là các nhà đầu tư cá nhân với quy mô nhỏ, thiếu kiến thức và bản lĩnh đầu tư, tâm lý ăn theo lớn làm cho rủi ro thị trường rất cao.
    · Rủi ro lãi suất:là sự biến động giá chứng khoán do sự thay đổi của lãi suất gây ra. Khi đầu tư vào các chứng khoán có thu nhập cố định, nếu lãi suất thị trường tăng lên, cơ hội đầu tư vào các tài sản có mức lợi tức cao hơn sẽ mất đi. Để hạn chế rủi ro lãi suất, nhà đầu tư cần nghiên cứu đầy đủ các nhân tố ảnh hưởng đến lãi suất bao gồm: chu kỳ kinh tế, lạm phát, sự thay đổi trong chính sách tiền tệ của Chính Phủ, quan hệ cung cầu về vốn trên thị trường tài chính . để dự báo được sự thay đổi của lãi suất trong tương lai; sử dụng các công cụ dẫn suất như hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng quyền chọn để giảm thiểu mức độ rủi ro.
    · Rủi ro sức mua:là sự thay đổi giá trị thực của chứng khoán do sự thay đổi sức mua của đồng tiền. Nếu lạm phát vượt qua tỷ lệ lạm phát dự tính, giá trị thực của đồng tiền sẽ bị giảm và làm cho giá trị thực của khoản đầu tư bị giảm giá trị.
    Rủi ro phi hệ thống.là những rủi ro do những yếu tố nội tại gây ra, nó có thể kiểm soát được và chỉ tác động đến một ngành hay một công ty như khả năng quản lý, thị hiếu tiêu dùng hay những yếu tố khác gắn với thu nhập của công ty và doanh số, lợi nhuận, giá cả cổ phiếu của những công ty này không phụ thuộc nhiều vào các diễn biến kinh tế hay tình hình thị trường chứng khoán.
    · Rủi ro kinh doanh:sự không chắc chắn về thu nhập của doanh nghiệp do bản chất của hoạt động kinh doanh.
    Rủi ro kinh doanh có thể xuất hiện do yếu tố nội sinh hoặc ngoại sinh.
    Rủi ro tài chính:là loại rủi ro mà công ty phải đối mặt khi huy động vốn từ các khoản nợ cho các hoạt động của công ty.Mức độ rủi ro tài chính có thể chấp nhận được của công ty phụ thuộc rất nhiều vào rủi ro kinh doanh. Với một công ty có mức độ rủi ro kinh doanh thấp thì các nhà đầu tư có thể chấp nhận một mức rủi ro tài chính cao hơn và ngược lại.
    Thực trạng những rủi ro khi đầu tư vào cổ phiếu bất động sản.
    Rủi ro hệ thống
    v Về rủi ro thị trường
    Nhìn vào các cổ phiếu bất động sản đang niêm yết hiện nay, ta thấy cổ phiếu chưa bao giờ rẻ đến vậy, rất nhiều cổ phiếu chỉ còn 3000 – 4000 đồng/cp,
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...