Chuyên Đề Câu hỏi và đáp án môn kinh tế chính trị (vấn đề 5-8)

Thảo luận trong 'Kinh Tế Chính Trị' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Vấn đề 5 : Vai trò, tác dụng của CNH-HĐH đối với Việt Nam nói riêng và sự nghiệp cách mạng nói chung.
    Đề : Thắng lợi cuối cùng của sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam gắn liền với sự thành công của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Hãy phân tích cơ sở và nội dung của nhận thức đó.
    TRẢ LỜI
    Sự thành công của công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế quốc dân là nhân tố quyết định sự thắng lợi của con đường xã hội chủ nghĩa mà Đảng và nhân dân ta đã lựa chọn. Chính vì thế, công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế quốc dân được coi là nhiệm vụ trung tâm trong suốt thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Vậy công nghiệp hóa, hiện đại hóa là gì?
    1. Khái niệm công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH-HĐH) :
    Trong lịch sử một số nước đã tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa từ cuối thế kỷ 18. Thực chất của công nghiệp hóa, hiện đại hóa thời kỳ đó là chuyển nền kinh tế nông nghiệp với kỹ thuật thủ công sang nền kinh tế công nghiệp với kỹ thuật máy móc.
    Ngày nay trên thế giới đang diễn ra cuộc cách mạng khoa học công nghệ làm cho lực lượng sản xuất có bước phát triển về chất thúc đẩy quá trình cấu trúc lại nền kinh tế thế giới làm thay đổi sâu sắc mọi mặt đời sống xã hội. Vì thế trong thời đại ngày nay công nghiệp hóa phải gắn liền với hiện đại hóa, nghĩa là tranh thủ ứng dụng những thành tựu của khoa học hiện đại ngay trong quá trình công nghiệp hóa.
    Kế thừa có chọn lọc và phát triển những tri thức của văn minh nhân loại về công nghiệp hóa vào điều kiện lịch sử cụ thể của nước ta hiện nay, Đảng ta nêu ra quan niệm về CNH-HĐH như sau : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế xã hội từ sử dụng sức lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động với công nghệ, phương tiện và phương pháp tiên tiến, hiện đại dựa trên sự phát triển của Công nghiệp và tiến bộ khoa học công nghệ tạo ra năng suất lao động XH cao. Quan niệm nêu trên cho thấy, quá trình CNH-HĐH ở nước ta phải kết hợp chặt chẽ 2 nội dung : CNH-HĐH trong quá trình phát triển. Quá trình ấy không chỉ đơn thuần phát triển công nghiệp mà còn phải chuyển dịch cơ cấu trong từng ngành, từng lĩnh vực và toàn bộ nền kinh tế quốc dân theo hướng kỹ thuật và công nghệ hiện đại. Quá trình ấy không chỉ tuần tự trãi qua các bước cơ giới hóa, tư động hóa, tin học hóa mà còn sử dụng kết hợp thủ công truyền thống với công nghệ hiện đại, tranh thủ đi nhanh vào hiện đại ở những khâu có thể và mang tính quyến định, tranh thủ ứng dụng rộng rãi những thành tựu khoa học công nghệ. Văn kiện Đại hội VIII đã chỉ rõ: ‘khoa học công nghệ là động lực của công nghiệp hóa, hiện đại hóa kết hợp công nghệ truyền thống với công nghệ hiện đại, tranh thủ đi nhanh vào công nghệ hiện đại những khâu quyết định”.
    Hiện nay trên thế giới một số nước đã bắt đầu phát triển nền kinh tế tri thức. Vậy nền kinh tế tri thức là gì ?
    Nền kinh tế tri thức đó là nền kinh tế chủ yếu dựa vào khoa học và tri thức, cốt lõi của nền kinh tế tri thức chính là công nghệ cao. Nền kinh tế tri thức có các đặc điểm: Nền kinh tế tri thức lấy tri thức làm cơ sở, đó là hình thái kinh tế được xây dựng trên nền tảng khoa học và công nghệ mới, tinh hoa tri thức của nhân loại. Nền kinh tế tri thức lấy thông tin làm chỗ dựa để phát triển các ngành truyền thông bao gồm hệ thống thiết kế, truyền và xử lý thông tin chiếm vị trí cao trong nền kinh tế quốc dân. Nền kinh tế tri thức lấy thị trường toàn cầu hóa làm hướng hoạt động chính. Nền kinh tế tri thức lấy mạng lưới xí nghiệp làm khâu truyền tải từ khâu thiết kế, quản lý, tiêu thụ sản phẩm, cung cấp và giao nhận hàng hóa. Nền kinh tế tri thức đặc trưng làm mờ nhạt “chu kỳ kinh tế”. Nền kinh tế tri thức là nền kinh tế phát triển bền vững rất nhạy cảm và thân thiện với môi trường. Chủ quyền quốc gia, lãnh thổ cần phải được nhận thức quan niệm xác thực và linh hoạt.
    2. Đặc điểm của CNH-HĐH ở nước ta :
    Công nghiệp hóa trước đây được tiến hành theo cơ chế tập trung quan liêu bao cấp với các chỉ tiêu pháp lệnh. Ngày nay công nghiệp hóa trên cơ sở thị trường có sự quản lý của Nhà nước.
    Công nghiệp hóa trước đây được coi là riêng của Nhà nước. Ngày nay công nghiệp hóa là công việc của toàn dân, của mọi thành phần kinh tế, trong đó kinh tế Nhà nước giử vai trò chủ đạo.
    Công nghiệp hóa lấy việc phát huy nguồn lực của con người làm yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững.
    Công nghiệp hóa, hiện đại hóa trước đây dựa trên một nền kinh tế khép kín, hướng vào ưu tiên phát triển công nghiệp nặng. Ngày nay xây dựng nền kinh tế mở cả trong nước và bên ngoài. Xây dựng nền kinh tế hướng mạnh về xuất khẩu, đồng thời thay thế nhập khẩu những sản phẩm trong nước sản xuất có hiệu quả.
    Lấy hiệu quả kinh tế –xã hội làm tiêu chuẩn cơ bản để xác định phương án phát triển, lựa chọn dự án đầu tư và công nghệ. Đầu tư chiều sâu để khai thác tối đa nguồn lực sản xuất hiện có. Lựa chọn dự án đầu tư với những qui mô thích hợp với từng ngành, từng lĩnh vực, từng địa phương. Ưu tiên những dự án qui mô vừa và nhỏ đòi hỏi vốn ít, tạo nhiều việc làm, thu hồi vốn nhanh.
    Qua phân tích trên, ta thấy công nghiệp hóa ở nước ta có các đặc điểm: Từ một nước nông nghiệp lạc hậu đi lên chủ nghĩa xã hội bảo qua chế độ tư bản chủ nghĩa; Công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với quá trình đổi mới cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước; Công nghiệp hóa diễn ra trong điều kiện cách mạng khoa học công nghệ hiện đại; Công nghiệp hóa trong bối cảnh xu thế quốc tế hóa về kinh tế đang phát triển mạnh mẽ; Công nghiệp hóa diễn ra trong điều kiện thuận lợi và khó khăn, thời cơ và nguy cơ đan xen nhau và cùng tác động.
    3. Tính tất yếu của CNH-HĐH :
    Mỗi phương thức sản xuất XH chỉ có thể được xác lập một cách vững chắc trên một cơ sở vật chất kỹ thuật thích ứng. Chủ nghĩa XH cũng vậy, muốn tồn tại và phát triển, XH XH chủ nghĩa cũng phải có một nền Kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và chế độ công hữu về những tư liệu sản xuất chủ yếu. Cơ sở vật chất kỹ thuật của chủ nghĩa XH phải thể hiện được những thành tựu mới nhất của khoa học và công nghệ. Điều quan trọng là cơ sở vật chất kỹ thuật ấy phải ở mức độ có thể bảo đảm sử dụng mọi nguồn lao động XH, bảo đảm những nhu cầu vật chất cho toàn XH phù hợp với trình độ phát triển cao của lực lượng sản xuất mà nhân loại đã đạt được. Cơ sở vật chất kỹ thuật ấy phải tạo ra được một năng suất lao động cao hơn chủ nghĩa tư bản vì chỉ có như vậy mới chiến thắng được hoàn toàn và triệt để chủ nghĩa tư bản
    Đối với các nước có nền kinh tế kém phát triển quá độ lên CNXH như nước ta, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho CNXH phải thực hiện từ đầu , từ không đến có, từ gốc đến ngọn thông qua CNH-HĐH.
    4. Sự cần thiết phải CNH-HĐH :
    Nước ta là một nước có nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu tiến lên chủ nghĩa xã hội không qua chế độ tư bản chủ nghĩa tất yếu phải tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế quốc dân.
    - Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là giai đoạn phát triển đưa đất thoát khỏi nguy cơ tụt hậu, từng bước rút ngắn khoảng cách về sự phát triển kinh tế nước ta và thế giới
    - Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa sẽ tạo lập cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại cho chế độ mới, cơ cấu kinh tế hợp lý thay thế lao động thủ công bằng lao động sử dụng máy móc, kỹ thuật công nghê tiên tiến trong toàn bộ nền kinh tế Cơ sở vật chất kỹ thuật của một xã hội là tổng thể hữu có các yếu tố vật chất của lực lượng sản xuất đạt được trong những điều kiện nhất định của tiến bộ khoa học và công nghệ, dựa trên đó lực lượng lao động xã hội ấy sản xuất ra của cải vật chất để thỏa mãn nhu cầu xã hội. Cơ sở vật chất kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội mọi mặt nó kế thừa những thành quả đã đạt được trong xã hội tư bản chủ nghĩa. Mặt khác nó được phát triển và hoàn thiện nhờ ứng dụng những thành tựu của cách mạng khkinh tế hiện đại theo nhu cầu của xã hội mới. Có công nghiệp hóa, hiện đại hóa mới tạo ra nền sản xuất bằng máy móc, tạo ra sức sản xuất mới có cơ sở để tăng năng suất lao động xã hội, tạo ra cơ sở kinh tế làm chỏ dựa cho việc cải tạo, phát triển các ngành kinh tế quốc dân khác. Xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội và xã hội hóa sản xuất trên thực tế tạo điều kiện vật chất cho nền kinh tế độc lập tự chủ có khả năng tham gia phân công hợp tác quốc tế, mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế quốc dân trong thời kỳ quá độ ở nước ta nhằm mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, tạo ra điều kiện để khắc phục những mâu thuẩn trong nền kinh tế của thời kỳ quá độ, nâng cao phúc lợi vật chất và văn hóa của nhân dân lao động. Mỗi bước tiến của công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế quốc dân nhằm xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật ngày càng hiện đại cho một chế độ xã hội mà người làm chủ là nhân dân lao động
    - Công nghiệp hóa, hiện đại hóa góp phần củng cố và tăng cường hệ thống chính trị quốc gia, giữ được ổn định chính trị xã hội, bảo vệ đối lập chủ quyền và định hướng phát triển xã hội chủ nghĩa
    - Công nghiệp hóa, hiện đại hóa còn là yêu cầu khách quan của việc củng cố và tăng cường khả năng quốc phòng, của sự thống nhất giữa sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa.
    - Vai trò công nghiệp hóa hiện đại hóa sẽ tạo cơ sở, nền tảng để hoàn thiện cơ sở quan hệ sản xuất. Việc phát triển lực lượng sản xuất trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa luôn gắn liền với việc xây dựng, củng cố và hoàn thiện các quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa mà nền tảng là kinh tế Nhà nước và kinh tế hợp tác của người lao động. Công cuộc công nghiệp hóa này được tiến hành một cách có ý thức dưới sự lãnh đạo của đảng của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động và của cả dân tộc dưới sự điều hành và quản lý của một Nhà nước của dân, do dân và vì dân. Đó là bản chất của công nghiệp hóa, hiện đại hóa của nước ta.
    5. Mục tiêu của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa
    a- Mục tiêu lâu dài của công nghiệp hóa, hiện đại hóa là xây dựng nước ta thành một nước công nghiệp, có cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, có cơ cấu kinh tế hợp lý, có quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp với trình độ
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...