Chuyên Đề câu hỏi và đáp án môn Chủ nghĩa xã hội khoa học (vấn đề 7 và 8)

Thảo luận trong 'CNXH Khoa Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Vấn đề 7 : Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam khẳng định “Gia đình là tế bào của XH, là cái nôi thân yêu nuôi dưỡng cả đời người, là môi trường quan trọng giáo dục nếp sống và hình thành nhân cách” (Cương lĩnh xây dựng đất nước NXB Sự thật, 1991, trang 15). Bằng lý luận CNXH khoa học và thực hiện, đồng chí hãy phân tích và làm rõ luận điểm trên.
    BÀI LÀM
    Con người sinh ra và lớn lên từ gia đình, gia đình có ảnh hưởng to lớn đến sự phát triển cá nhân và XH. Trong thời đại hiện nay, cùng với sự phát triển của XH, với nhiều vấn đề mới nảy sinh, trong đó gia đình đã trở thành những vấn đề thời sự được nhân loại quan tâm. Chủ nghĩa XH KH đề cập đến vấn đề gia đình như là một vấn đề lý luận không thể thiếu được trong toàn bộ học thuyết phát sinh và phát triển của XH XHCN. Cách mạng XHCN đã làm thay đổi tất cả mọi mặt của lĩnh vực đời sống XH, trong đó có đời sống gia đình. Xây dựng gia đình văn hóa mới là mục tiêu cụ thể của cách mạng XHCN, nhằm mục đích mang lại đời sống ấm no hạnh phúc cho từng gia đình và tạo động lực thúc đẩy sự nghiệp xây dựng CNXH. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam khẳng định “Gia đình là tế bào của XH, là cái nôi thân yêu nuôi dưỡng cả đời người, là môi trường quan trọng giáo dục nếp sống và hình thành nhân cách” (Cương lĩnh xây dựng đất nước NXB Sự thật, 1991, trang 15). Bằng lý luận CNXH khoa học và thực hiện, chúng ta hãy phân tích và làm rõ luận điểm trên
    I. Vị trí và chức năng của gia đình trong XH
    Gia đình là một hình thức cộng đồng XH đặc biệt, là đơn vị XH nhỏ nhất được hình thành, duy trì và củng cố chủ yếu trên cơ sở 2 mối quan hệ cơ bản : quan hệ hôn nhân và quan hệ huyết thống Gia đình không chỉ là một đơn vị tình cảm, tâm lý mà còn là tổ chức kinh tế - tiêu dùng, một môi trường giáo dục – văn hóa và cơ cấu, thiết lập XH.
    1. Vị trí của gia đình trong CNXH :
    Gia đình là “tế bào của XH”. Điều này trước hết chỉ ra rằng gia đình và XH có quan hệ mật thiết với nhau. XH (cơ thể) tiến bộ, lành mạnh tạo điều kiện cho các gia đình tiến bộ, gia đình (tế bào) hạnh phúc góp phần cho sự phát triển hài hòa của XH. Trình độ phát triển về mọi mặt của XH quyết định đến hình thức, tính chất, kết cấu và cả quy mô gia đình. Vì vậy gia đình là nơi biểu hiện đặc thù của bản chất XH, là nơi phản ánh trực tiếp thành tựu XH đạt được trên tất cả các lãnh vực đời sống con người
    Thực tế lịch sử cho thấy gia đình lần lượt biến đổi tương ứng với giai đoạn phát triển XH khác nhau. Trong XH công sản nguyên thuỷ, trình độ LLSX rất thấp, cá nhân không tách rời tập thể, cuộc sống cộng đồng về nhiều mặt đã tạo nên hình thức gia đình tập thể - quần hôn. Bước sang chế độ nô lệ, trong XH nảy sinh hình thức gia đình cá thể - một vợ, một chồng “hình thức gia đình đầu tiên không dựa trên những điều kiện tự nhiên mà dựa trên những điều kiện kinh tế - tức la trên thắng lợi của sở hữu tư nhân đối với sở hữu công cộng nguyên thủy và tự phát”. Trãi qua các XH nô lệ, phong kiến, tư bản gia đình các thể còn có những nét đặc thù. Đã xuất hiện mầm mống một kiểu gia đình mới mà hôn nhân không phải chủ yếu do mục đích kinh tế và vì kế thừa tài sản. Đến khi đó, gia đình mới có khả năng thể hiện đầy đủ vị trí xứng đáng của mình đối với sự phát triển chung của XH.
    Như vậy, gia đình là sản phẩm của lịch sử. Nhưng với tư cách là tế bào của XH, gia đình tác động tích cực đến tiến trình phát triển của XH. Theo quan điểm duy vật, nhân tố quyết định trong lịch sử, quy đến cùng, là sản xuất và tái sản xuất ra đời sống trực tiếp. Nhưng bản thân sự SX đó lại có 2 loại: một mặt là sản xuất ra tư liệu sinh hoạt và những công cụ cần thiết để SX; một mặt là sản xuất ra bản thân con người, là sự truyền nòi giống. Những trật tự XH, là do 2 loại sản xuất quyết định : một mặt là do trình độ phát triển của lao động và mặt khác là do trình độ phát triển của gia đình. Nhận định đó cho thấy rõ vai trò to lớn của gia đình đối với XH
    Với tư cách là tế bào XH, gia đình là tổ chức cơ sở, là cơ cấu và thiết chế XH nhỏ nhất, đa dạng và phong phú.
    - Gia đình là cầu nối giữa mọi thành viên trong gia đình và XH. Trong XH mọi cộng đồng có một vị trí nhất định, trong đó gia đình và XH có quan hệ mật thiết với nhau. Nhiều thông tin về XH tác động đến con người thông qua gia đình. XH nhận thức đầy đủ và toàn diện hơn về một người khi nhận rõ hoàn cảnh gia đình của người ấy, nhiều nội dung quản lý XH thông qua hoạt động của gia đình để tác động đến con người; nghĩa vụ và quyền lợi XH của mỗi người được thực hiện với sự hợp tác chung của các thành viên gia đình. Qua đó, ý thức công dân của các cá nhân được nâng cao và sự gắn bó giữa gia đình và XH có nội dung xác thực. XH tiến bộ tạo điều kiện cho các tế bào gia đình phát triển lành mạnh. Gia đình hạnh phúc góp phần vào sự phát triển hài hoà của cơ cấu XH, gia đình vận động vừa tuân thủ những quy luật và cơ chế chung của XH vừa theo những quy luật và cơ chế riêng của mình. Do đó gia đình phản ánh những mặt bản chất của XH nhưng vẫn mang tính độc lập nhất định. Mặt khác XH có vai trò quan trọng đối với gia đình, với mức độ phát triển cụ thể về KT XH. Gia đình bị XH chi phối nhưng gia đình là đơn vị hoạt động tích cực năng động sáng tạo tác động lại sự tồn tại phát triển của XH. Đồng thời gia đình là một yếu tố năng động lần lượt biến đổi tương ứng với những giai đại lịch sử khác nhau của XH và chuyển từ hình thức thấp lên hình thức cao.
    - Gia đình là tổ ấm thân yêu đem lại hạnh phúc cho mỗi con người. Trong gia đình, cá nhân được đùm bọc về mặt vật chất và giáo dục về tâm .(còn tiếp trong file đính kèm)
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...