Tài liệu Câu hỏi tự luận môn Triết học Mác - Lênin

Thảo luận trong 'Triết Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Câu hỏi tự luận môn Triết học Mác - Lênin


    ​1. Ba phát minh trong khoa học tự nhiên: định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng, học thuyết tế bào, học thuyết tiến hóa, chứng minh thế giời vật chất có tính chất gì?


    2. Vào năm 1841, Marx coi nhiệm vụ của triết học phải phục vụ cái gì?


    3. Tác phẩm nào đánh dấu việc hoàn thành bước chuyển từ lập trườg triết học duy tân sang lập trường triết học của duy vật của Marx?


    4. Tác phẩm nào của Marx và Engels đánh dấu sự hoàn thành về cơ bản triết học Marx nói riêng và chủ nghĩa Marx nói chung?


    5. Thực chất bước chuyển cách mạng trong triết học do Marx và Engels thực hiện là nội dung nào sau đây?


    6. Lenin bổ sung và phát triển triết học Marx trong hoàn cảnh nào?


    7. Lenin phê phán chủ nghĩa dân túy trong tác phẩm nào?


    8. Luận điểm về khả năng thắng lợi của cách mạng vô sản ở khâu yếu nhất của hệ thống tư bản chủ nghĩa thế giới là của ai?


    9. Luận điểm cho rằng: điện tử cũng vô cùng vô tận, tự nhiên là vô tận do ai nêu ra và trong tác phẩm nào?


    10. Nguồn gốc xã hội của ý thức là yếu tố nào?


    11. Yếu tố đầu tiên đảm bảo cho sự tồn tại của con người?


    12. Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, quá trình hình thành ý thức là quá trình nào?


    13. Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, nguồn gốc tực tiếp và quan trọng nhất quyết định sự ra đời và phát triển của ý thức là gì?


    14. Đâu là quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng về bản chất của ý thức?


    15. Theo quan niệm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, trong kết cấu của ý thức yếu tố nào là cơ bản và cốt lõi nhất?


    16. Kết cấu chiều dọc (chiều sâu) của ý thức gồm những yếu tố nào?


    17. Thêm cụm từ nào vào chỗ trống của câu sau để được định nghĩa về phạm trù: Phạm trù là những phản ánh những mặc, những thuộc tính, những mối liên hệ chung, cơ bản nhất của các sự vật và hiện tượng thuộc một lĩnh vực nhất định .


    18. Thêm cụm từ nào vào chỗ trống của câu sau để được xác định về phạm trù triết học:Phạm trù triết học là những (1) .phản ánh những mặt, những mối liên hệ cơ bản nhất của (2) .hiện thực


    19. Thêm cụm từ nào vào chỗ trống của câu sau để được một luận điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng: quan hệ giữa phạm trù triết học và phạm trù của các khoa học cụ thể là quan hệ giữa (1) và .(2) .


    20. Thêm cụm từ nào vào chỗ trống của câu sau để được một luận điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng về tính chất của các phạm trù: nội dung của phạm trù có tính (1) , hình thức của phạm trù có tính .(2) .


    21. Chọn cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống của các câu sau để có được khái niệm về cái riêng: cái riêng là phạm trù triết học dùng để chỉ .


    22. Chọn cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống của các câu sau để có được khái niệm về cái chung: cái chung là phạm trù triết học dùng để chỉ .


    23. Chọn cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống của các câu sau để có được khái niệm về cái đơn nhất:: cái đơn nhất là phạm trù triết học dùng để chỉ .


    24. Phái triết học nào cho rằng chỉ có cái chung tồn tại thực, còn cái riêng không tồn tại thực?


    25. Trường phái triết học nào thừa nhận chỉ có cái riêng tồn tại thực, cái chung chỉ là tên gọi trống rỗng?


    26. Thêm cụm từ nào vào chỗ trống của câu sau để được khái niệm nguyên nhân: Nguyên nhân là pham trù chỉ (1) .giữa các mặt trong một sự vật, hoặc giữa các sự vật với nhau gây ra .(2)


    27. Thêm cụm từ nào vào chỗ trống của câu sau để được khái niệm kết quả: Kết quả là .(1) .do (2) .lấn nhau giữa các mặt trong một sự vật hoặc giữa các sự vật với nhau gây ra


    28. Điền cụm từ nào vào chỗ trống của câu sau để được định nghĩa phạm trù tất nhiên: “Tất nhiên là cái do .(1) của kết cấu vật chất quyết định và trong những điều kiện nhất định nó phải .(2) .chứ không thể khác được”.


    29. Điền cụm từ nào vào chỗ trống của câu sau để được định nghĩa phạm trù ngẫu nhiên: Ngẫu nhiên là cái không do (1) .kết cấu vật chất quyết định, mà do . (2) quyết định.


    30. Điền cụm từ nào vào chỗ trống của câu sau để được định nghĩa phạm trù hình thức: Hình thức là (1) của sự vật, là hệ thống các (2) giữa các yếu tố của sự vật.


    31. Điền cụm từ nào vào chỗ trống của câu sau để được khái niệm về hình thức: Hình thức là hệ thống giữa các yếu tố của sự vật


    32. Điền cụm từ nào vào chỗ trống của câu sau để được định nghĩa khái niệm bản chất: Bản chất là tổng hợp tất cả những mặt, những mối liên hệ (1) bên trong sự vật, quy định sự (2) của sự vật


    33. Điền cụm từ nào vào chỗ trống của câu sau để được định nghĩa khái niệm hiện tượng: Hiện tượng là của bản chất


    34. Điền cụm từ nào vào chỗ trống của câu sau để được định nghĩa khái niệm hiện thực: Hiện thực là phạm trù triết học chỉ cái


    35. Điền cụm từ nào vào chỗ trống của câu sau để được định nghĩa khái niệm khả năng: Khả năng là phạm trù triết học chỉ . khi có các điều kiên thích hợp.


    36. Điền tập hợp từ nào vào chỗ trống của câu sau để được định nghĩa khái niệm chất: Chất là phạm trù triết học dùng để chỉ .(1) khách quan (2) là sự thống nhất hữu cơ những thuộc tính làm cho sự vật là nó chứ không là cái khác.


    37. Điền tập hợp từ nào vào chỗ trống của câu sau để được định nghĩa khái niệm lượng: Lượng là phạm trù triết học dùng để chỉ .(1) của sự vật về mặt (2) của sự vận động và phát triển cũng như các thuộc tính của sự vật.


    38. Thêm cụm từ nào vào chỗ trống của câu sau để được khái niệm về chân lý: Chân lý là những .(1) phù hợp với hiện thực khách quan và được (2) kiểm nghiệm.


    39. Marx viết: Phương pháp biện chứng của tôi không những khác phương pháp của Hegel về căn bản, mà còn đối lập hẳn với phương pháp ấy nữa. Câu đó Marx viết trong tác phẩm nào?


    40. Câu nói sau đây của Marx là trong tác phẩm nào: Cái cối xay bằng tay đưa lại xã hội có lãnh chúa phong kiến, cái cối xay chạy bằng hơi nước đưa lại xã hội có nhà tư bản công nghiệp?


    41. Câu nói sau đây của Marx là trong tác phẩm nào: Sự phát triển của các hình thái kinh tế - xã hội là một quá trình lịch sử - tự nhiên.


    42. Câu nói sau đây của V.I.Lênin là trong tác phẩm nào: Chỉ có đem quy những quan hệ xã hội vào những quan hệ sản xuất, và đem quy những quan hệ sản xuất vào trình độ của những lực lượng sản xuất thì người ta mới có được cơ sở vững chắc để quan niệm sự phát triển của những hình thái xã hội là một quá trình lịch sử - tự nhiên.


    43. Tác phẩm nào được coi là đánh dấu sự chín muồi của thế giới quan mới (chủ nghĩa duy vật về lịch sử)?


    44. Luận điểm: Tôi coi sự phát triển của các hình thái kinh tế - xã hội là một quá trình lịch sử - tự nhiên được Marx nêu trong tác phẩm nào?


    45. Theo sự phát triển của lịch sử xã hội, thứ tự sự phát triển các hình thức cộng đồng người như thế nào?


    46. Lý luận hình thái kinh tế - xã hội của Marx được V.I.Lenin trình bày khái quát trong tác phẩm nào sau đây:


    47. Marx viết: Các học thuyết duy vật chủ nghĩa cho rằng con người là những sản phẩm của những hoàn cảnh giáo dục . Các học thuyết ấy quên rằng chính nhứng con người làm thay đổi hoàn cảnh và bản thân nhà giáo dục cũng cần phải được giáo dục. Câu này nói trong tác phẩm nào sau đây:


    48. Tư tưởng về vai trò cách mạng của bạo lực như là phương thức để thay thế xã hội cũ bằng xã hội mới của Engels được trình bày trong tác phẩm:


    49.Nhận xét của V.I. Lenin về một tác phẩm của Marx và Engels: Tác phẩm này trình bày một cách hết sức sáng tạo và rõ ràng thế giới quan mới chủ nghĩa duy vật triệt để (tức chủ nghĩa duy vật lịch sử). Đó là tác phẩm:


    50. Câu nói sau của Engels: Nhà nước là yếu tố tùy thuộc, còn xã hội công dân tức là lĩnh vực quan hệ kinh tế, là yếu tố quyết định, được nêu trong tác phẩm nào?


    51. Tư tưởng về hai giai đoạn của hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa được Marx và Engels trình bày rõ ràng trong tác phẩm nào:


    52. Tư tưởng về giải phóng nhân loại được Marx đề xuất vào năm nào, trong tác phẩm nào?


    53. Hãy sắp xếp theo trình tự xuất hiện từ sớm nhất đến muộn nhất các hình thức thế giới quan sau: Triết học, tôn giáo, thần thoại:


    54. Triết học nghiên cứu thế giới như thế nào?


    55. Triết học là gì?


    56. Triết học ra đời trong điều kiện trình độ nhận thức nào?


    57. Nguồn gốc nhận thức của triết học là thế nào?


    58. Nguồn gốc xã hội của Triết học là thế nào?


    59. Tên gọi thời kỳ Phục hưng ở Tây Âu có nghĩa là gì?


    60. Thời kỳ Phục hưng là thời kỳ quá độ từ hình thái kinh tế - xã hội nào sang hình thái kinh tế - xã hội nào?


    61. Quan hệ giữa khoa học tự nhiên với thần học ở thời kỳ Phục Hưng như thế nào?


    62. Học thuyết về vũ trụ của Nicolas Copernicus có ý nghĩa như thế nào đối với sự phát triển khoa học tự nhiên?


    63. Bruno đã chứng minh về tính chất gì của thế giới (của vũ trụ)?


    64. Khi xây dựng phương pháp mới của kho học, Bruno đòi hỏi khoa học tự nhiên phải dựa trên cái gì?


    65. Triết học của các nhà tư tưởng thời kỳ Phục hưng có đặc điểm gì?


    66. Quan điểm triết học cho rằng thượng đế và tự nhiên chỉ là một gọi là quan điểm có tính chất gì?


    67. Cuộc cách mạng nào ở Tây Âu thời kỳ cận đại được Marx gọi làcuộc cách mạng có quy mô toàn Châu Âu và có ý nghĩa lớn đối với sự ra đời trật tự mới.


    68. Theo Francis Bacon con người muốn chiếm được của cải của giới tự nhiên thì cần phải có cái gì?


    69. Về phương pháp nhận thức Francis Bacon phê phán phương pháp nào?


    70. Theo Francis Bacon phương pháp nhận thức tốt nhất là phương pháp nào?


    71. Ai là người sáng tạo ra hệ thống đầu tiên của chủ nghĩa duy vật siêu hình trong lịch sử triết học?


    72. Chủ nghĩa duy vật của Thomas Hobbes thể hiện ở quan điểm nổi bật nào?


    73. Thomas Hobbes quan niệm về vận động như thế nào?


    74. Về phương pháp nhận thức, Thomas Hobbes hiểu theo quan điểm nào?


    75. Mặt tiến bộ trong quan điểm về xã hội của Thomas Hobbes là chỗ nào?


    76. Thomas Hobbes cho nguồn gốc của nhà nước là gì?


    77. Descartes giải quyết mối quan hệ giữa vật chất và ý thức như thế nào?


    78. Quan điểm của Descartes về quan hệ giữa vật chất và ý thức cuối cùng lại rơi vào quan điểm nào? Vì sao?


    79. Trong lĩnh vực vật lý, Descartes quan niệm về tự nhiên như thế nào?


    80. Theo Descartes, tiêu chuẩn của chân lý là gì?


    81. Quan điểm duy vật của Spinoza về thế giới thể hiện như thế nào?


    82. Tại sao quan điểm của Spinoza lại rơi vào quan điểm của thuyết định mệnh máy móc?


    83. Quan niệm về ý thức của Spinoza chịu ảnh hưởng của trường phái nào, và quan niệm đó như thế nào?


    84. Quan niệm về ý thức của Spinoza thuộc trường phái lý luận nào?


    85. Theo Spinoza chân lý đáng tin cậy đạt được ở giai đoạn nhận thức nào?


    86.Khái niệm đạo đức của Xpinôda gắn với khái niệm con người tự do không? Nếu có thì như thế nào?


    87. Theo quan niệm của John Locke, tri thức, chân lý do đâu mà có?


    88. Nguyên lý Tabula rasa (tấm bảng sạch) theo cách hiểu của John Locke khẳng định nội dung gì?


    89. Luận điểm nào thể hiện lập trường duy cảm của John Locke?


    90. Quan niệm của David Hume về tính nhân quả như thế nào?


    91. Hume quan niệm về sự tồn tại của quan hệ nhân quả như thế nào?


    92. Theo Hume, cần giáo dục cho con người cái gì?


    93. Quan niêm cho thực thể vật chất là thống nhất ba hình thức của nó trong tự nhiên giới vô cơ, thực vật, động vật (bao gồm con người) là của nhà triết học nào?


    94. Trong vấn đề nhận thức luận, khi La Mettri nói: nhờ cơ quan cảm giác mà người ta suy nghĩ, giác quan là kẻ đáng tin cậy trong đời sống hàng ngày, La Mettri đứng trên quan điểm nào?


    95. Tư tưởng biện chứng của Diderot về vận động thể hiện ở chỗ nào?


    96. Quan niệm của Diderot về nguồn gốc của ý thức con người như thế nào?


    97. Khi đưa ra quan niệm về vật tự nó ở ngoài con người, Kant là nhà triết học thuộc khuynh hướng nào?


    98. Khi cho rằng các vật thể quanh ta không liên quan đến thế giới vật tự nó, mà chỉ là các hiện tượng phù hợp với cảm giác và tri thức do lý tính chúng ta tạo ra, Kant là nhà triết học thuộc khuynh hướng nào?


    99. Trong triết học của Hegel giữa tinh thần và tự nhiên quan hệ với nhau như thế nào?


    100.Hệ thống triết học của Hegel gồm những bộ phận chính nào?


    101.Thêm cụm từ vào câu sau cho thích hợp: Mâu thuẫn giữa .(1) . của phép biện chứng với .(2) .của hệ thống triết học của Hegel.


    102.Triết học nhân bản của Feuerbach có ưu điểm gì?


    103.Triết học nhân bản của Feuerbach có hạn chế gì?


    104.Feuerbach có nói đến sự tha hóa không? Nếu có thì quan niệm của ông như thế nào?


    105.Trong triết học Cổ đại Trung Hoa, người chủ trương cải biến xã hội loạn lạc bằng Nhân trị là:


    106.Tác giả câu nói nổi tiếng: Lưới trời lồng lộng, thưa mà không lọt ?


    107.Quan điểm: Đời khác thì việc phải khác, việc khác thì pháp độ phải khác là của nhà triết học nào?


    108.Tư tưởng về sự giàu nghèo, sống chết, họa phúc, thành bại không phải là do số mệnh quy định mà do hành vi con người gây nên là của ai:


    109.Nhà triết học Trung Quốc cổ đại nào quan niệm nguyên nhân và động lực căn bản của mọi sự biến đổi lịch sử là do dân số và của cải ít hoặc nhiều?


    110.Chủ trương chủ nghĩa: vị ngã tức là vì mình trong triết học Trung Quốc cổ đại là của tác giả nào?


    111.Người đưa ra tư tưởng về sự hình thành khái niệm trước hết là dựa vào kinh nghiệm cảm quan. Con người lấy tính chất chung của sự vật khách quan do cảm giác chung đưa lại để so sánh và quy nạp thành từng loại, đặt cho nó một tên gọi chung, do đó hình thành lời và khái niệm. Ông là ai?


    112.Luận điểm nổi tiếng: trời có bốn mùa, đất có sản vật, người có văn tự là của nhà triết học nào?


    113.Ông cho rằng vụ trụ không phải do Chúa trời hay một lực lượng siêu nhiên thần bí nào tạo ra. Nó mãi mãi đã, đang và sẽ là ngọn lửa vĩnh viễn đang không ngừng bùng cháy và tồn tại. Ông là ai?


    114.Quan điểm thế giới là một khối duy nhất bất sinh bất dịch. Thế giới không phải do thần thánh tạo ra, là của triết gia nào?


    115.Ông cho rằng khởi nguyên của thế giới vật chất là bốn yếu tố vật chất: đất, nước, lửa, không khí. Ông là ai?


    116.Nhà triết học đưa ra quan niệm sự sống là kết quả của quá trình biến đổi của bản thân tự nhiên; được phát sinh từ những vật thể ẩm ướt, dưới tác động của nhiệt độ. Ông là ai?


    117.Người đầu tiên nhấn mạnh vai trò đặc bịêt của khái niệm trong nhận thức, khi ông cho rằng khám phá ra chân lý đích thực về bản thân sự vật tức là phải hiểu nó ở mức độ khái niệm. Ông là ai?


    118.Quá trình tư duy diễn ra qua các câu: Cơ thể - tác động bên ngoài - cảm giác - tưởng tượng - tư duy, vậy là khái quát của nhà triết học nào?


    119.Người đưa ra quan niệm Thượng đế là một vật thể. Ông là ai?


    120.Ông cho rằng quá trình nhận thức của con người là quá trình nhận thức Thượng đế, nhận thức Thượng đế chỉ để đạt được bởi niềm tin tôn giáo và Thượng đế là chân lý tối cao?


    121.Người đưa ra tư tưởng đồng nhất tôn giáo với triết học rằng: triết học chân chính và tôn giáo chân chính là một , ông là ai?


    122.Người coi khoa học thực nghiệm là chúa tể của khoa học, ông là ai?
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...