Thạc Sĩ Câu hỏi trong tiếng Tày

Thảo luận trong 'Ngôn Ngữ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu

    MỞ ĐẦU



    1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI


    - Trong giao tiếp bằng ngôn ngữ, hỏi là một dạng hành vi ngôn ngữ phổ biến, một thành tố tham gia thường xuyên vào các cấu trúc hội thoại. Mặt khác, nhờ sự tác động của ngữ cảnh và thông qua những sự chuyển hóa khác nhau mà câu hỏi có thể thực hiện nhiều chức năng giao tiếp, những hành vi tại lời rất đa dạng. Do đó, nghiên cứu về câu hỏi trong tiếng Tày sẽ góp phần vào việc miêu tả các dạng lời nói trong hội thoại, sự hình thành những kĩ năng giao tiếp bằng ngôn ngữ. Đồng thời, điều đó có thể góp phần đẩy mạnh và hoàn thiện việc nghiên cứu câu theo mục đích nói năng trong nghiên cứu ngữ pháp nói chung cũng như tìm hiểu về các hành vi ngôn ngữ trong ngữ dụng học.
    - Cũng như ở các ngôn ngữ khác, trong tiếng Tày hỏi là hành vi rất phổ biến. Người Tày sử dụng câu hỏi cũng không chỉ với mục đích hỏi, để thỏa mãn nhu cầu hiểu biết mà qua đó còn bộc lộ tư tưởng, tình cảm, thái độ, sự đánh giá của mình đối với người nghe và sự vật hiện tượng được nói tới. Nghiên cứu về câu hỏi tiếng Tày và cách thức sử dụng câu hỏi trong tiếng Tày có thể giúp chúng ta thấy được phần nào những nét đặc sắc trong văn hóa giao tiếp, cách ứng xử của người Tày qua lời ăn tiếng nói của họ.
    - Hiện nay, Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến phát triển văn hóa và giáo dục ở các vùng dân tộc thiểu số, trong đó có giáo dục ngôn ngữ. Việc nghiên cứu ngôn ngữ của các dân tộc này đã và đang thu hút được nhiều sự chú ý của các nhà khoa học, đã có nhiều công trình có giá trị. Tuy nhiên, việc đi sâu tìm hiểu ngôn ngữ Tày, đặc biệt về câu hỏi tiếng Tày lại chưa được quan tâm đúng mức. Thiết nghĩ, tìm hiểu về câu hỏi tiếng Tày là một việc làm hữu ích góp phần thực hiện những yêu cầu đã và đang đặt ra đối với ngôn ngữ và văn hóa Tày, cũng như đối với việc giáo dục tiếng Tày ở vùng đồng bào Tày hiện nay.

    Vì những lí do trên, đề tài “Câu hỏi trong tiếng Tày” được chọn làm hướng nghiên cứu trong luận văn này.



    MỤC LỤC

    MỞ ĐẦU . 0


    1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI . 1

    2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ 2

    2.1. Các nghiên cứu về hành vi hỏi và câu hỏi trong ngôn ngữ học ở

    nước ngoài và ngôn ngữ học ở Việt Nam 2

    2.2. Các nghiên cứu về tiếng Tày và câu hỏi tiếng Tày . 5

    3. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 6

    3.1. Mục đích nghiên cứu . 6

    3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu . 6

    4. ĐỐI TưỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 7

    4.1. Đối tượng nghiên cứu 7

    4.2. Phạm vi nghiên cứu . 7

    5. PHưƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 8

    6. ĐÓNG GÓP MỚI . 9

    6.1. Về mặt lí luận 9

    6.2. Về mặt thực tiễn 9

    7. CẤU TRÖC LUẬN VĂN 9

    CHưƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN . 10

    1.1. CƠ SỞ LÍ LUẬN . 10

    1.1.1.Những vấn đề liên quan đến câu hỏi 10

    1.1.1.1. Câu và sự phân loại câu theo mục đích phát ngôn . 10

    1.1.1.2. Mối quan hệ giữa câu hỏi và câu trả lời 11

    1.1.2. Lí thuyết hội thoại . 14

    1.1.2.1. Sự trao lời, trao đáp và tương tác trong hội thoại . 14

    1.1.2.2. Các quy tắc trong hội thoại 17

    1.1.2.3. Nguyên tắc cộng tác hội thoại 17

    1.1.3. Lí thuyết về hành vi ngôn ngữ 19

    1.1.3.1. Khái niệm về hành vi ngôn ngữ . 19

    1.1.3.2. Điều kiện sử dụng hành vi ngôn ngữ 20

    1.1.3.3. Sự phân loại các hành vi ngôn ngữ . 22

    1.2. NGưỜI TÀY VÀ TIẾNG TÀY Ở VIỆT NAM . 23

    1.2.1. Khái quát về người Tày ở Việt Nam . 23

    1.2.2. Tình hình sử dụng ngôn ngữ ở người Tày và một số đặc điểm của tiếng Tày 25
    1.2.2.1. . 25

    1.2.2.2. Một số đặc điểm của tiếng Tày 27

    1.2.2.3. Chữ viết . 37

    CHưƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM CÂU HỎI TIẾNG TÀY . 40

    2.1. CÁC PHưƠNG TIỆN CHỦ YẾU TRONG CẤU TẠO CÂU HỎI TIẾNG TÀY 40
    2.1.1. Dùng các từ ngữ nghi vấn chuyên biệt 40

    2.1.2. Dùng từ ngữ phủ định . 52

    2.1.3. Dùng các từ ngữ biểu thị tình thái ở cuối câu 54

    2.1.4. Lặp lại từ ngữ chỉ tiêu điểm hỏi kèm từ ngữ phủ định, hoặc những từ chỉ sự lựa chọn xen vào giữa 58
    2.2. CÂU HỎI TIẾNG TÀY XÉT VỀ MẶT NGỮ NGHĨA - NGỮ DỤNG . 61

    2.2.1. Câu hỏi đích thực 61

    2.2.1.1. Câu hỏi lựa chọn 62

    2.2.1.2. Câu hỏi không lựa chọn . 70

    2.2.2. Câu hỏi không đích thực . 72

    2.2.2.1. Câu hỏi có giá trị cầu khiến 74

    2.2.2.2. Câu hỏi có giá trị biểu cảm . 77

    2.2.2.3. Hỏi - khẳng định 84

    2.2.2.4. Hỏi - phủ định 85

    CHưƠNG 3: CÂU HỎI TRONG CÁC TRUYỆN NGẮN CỦA “TUYỂN

    TẬP NÔNG VIẾT TOẠI” 90


    3.1. NÔNG VIẾT TOẠI VÀ “TUYỂN TẬP NÔNG VIẾT TOẠI” 90

    3.2. ĐẶC ĐIỂM CỦA CÂU HỎI TRONG CÁC TRUYỆN NGẮN CỦA “TUYỂN TẬP NÔNG VIẾT TOẠI” 92
    3.2.1. Đặc điểm về hình thức 92

    3.2.2. Cách sử dụng câu hỏi trong các truyện ngắn của Nông Viết Toại . 97

    3.2.2.1. Dựa vào kết quả thống kê và khảo sát 97

    3.2.2.2. Câu hỏi trong các truyện ngắn tiếng Tày của Nông Viết Toại xét trên bình diện hoạt động giao tiếp . 97
    3.2.2.3. Câu hỏi trong truyện ngắn tiếng Tày của Nông Viết Toại xét trên bình diện hành vi ngôn ngữ . 104
    3.3. VAI TRÕ CỦA CÂU HỎI TRONG CÁC TRUYỆN NGẮN CỦA NÔNG VIẾT TOẠI 108
    3.3.1. 108

    3.3.2. Khắc họa hình tượng nhân vật 109

    3.3.3. Tạo nên nét riêng trong phong cách của một nhà văn miền núi viết về miền núi . 112
    KẾT LUẬN 116

    TÀI LIỆU THAM KHẢO 118
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...