Tài liệu Câu hỏi trắc nghiệm kinh tế Vi Mô

Thảo luận trong 'Ngoại Thương - Du Lịch' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Có đáp án


    CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

    1. Đường thể hiện sự phối hợp giữa GDP thực tế và lãi suất mà tại đó cầu tiền cân bằng với cung tiền được gọi là:
    A. Đường IS.
    B. Đường cầu tiền.
    C. Đường cầu đầu tư.
    D. Đường LM
    2. Trong mô hình IS-LM, chính sách tài khoá mở rộng được thể hiện bằng:
    A. Sự dịch chuyển sang phải của đường IS.
    B. Sự dịch chuyển sang trái của đường IS.
    C. Sự dịch chuyển sang phải của đường LM.
    D. Sự dịch chuyển sang trái của đường LM.
    E. Đường IS dịch sang phải, sau đó đường LM cũng dịch chuyển sang trái.
    3. Trong mô hình IS-LM, chính sách tiền tệ thắt chặt được thể hiện bằng:
    A. Sự dịch chuyển sang phải của đường IS.
    B. Sự dịch chuyển sang trái của đường IS.
    C. Sự dịch chuyển sang phải của đường LM.
    D. Sự dịch chuyển sang trái của đường LM.
    E. Đường LM dịch sang trái, sau đó đường IS cũng dịch chuyển sang trái.
    4. Sự thay đổi nào dưới đây sẽ làm thay đổi độ dốc của đường IS:
    A. Thuế suất.
    B. MPS.
    C. Sự nhạy cảm của cầu tiền với lãi suất.
    D. Tất cả các câu trên.
    E. A và B
    5. Giả sử đầu tư trở nên nhạy cảm hơn với sự thay đổi của lãi suất, khi đó:
    A. Số nhân chi tiêu sẽ tăng
    B. Đường IS sẽ dịch chuyển song sang sang trái.
    C. Đường IS sẽ dịch chuyển song song sang phải.
    D. Đường IS sẽ trở nên dốc hơn.
    E. Đường IS sẽ trở nên thoải hơn.
    6. Với các đường IS và LM có độ dốc thông thường, chính sách tài khoá thắt chặt sẽ:
    A. Dịch chuyển đường IS sang phải.
    B. Làm tăng lãi suất và giảm thu nhập.
    C. Dịch chuyển đường LM sang trái.
    D. Làm giảm thu nhập và lãi suất.
    E. Làm giảm đầu tư do có ảnh hưởng lấn át.
    7. Sự thay đổi của yếu tố nào dưới đây sẽ không làm thay đổi vị trí của đường IS:
    A. Chi tiêu chính phủ.
    B. Thuế.
    C. Lãi suất.
    D. Niềm tin của các doanh nghiệp và người tiêu dùng về tương lai.
    E. Tiêu dùng tự định.
    8. Tăng thuế suất đánh vào thu nhập của các hộ gia đình sẽ:
    A. Làm giảm thu nhập và lãi suất.
    B. Tăng mức đầu tư, nhưng giảm tiêu dùng.
    C. Giảm số nhân chi tiêu, làm đường IS dốc hơn.
    D. Tất cả các điều trên.
    E. Không phải các điều trên.
    9. Giả sử nền kinh tế đang nằm phía trên và bên trái đường LM:
    A. Có một sự sai sót vì mọi tổ hợp của lãi suất và thu nhập phải nằm trên đường LM.
    B. Lãi suất sẽ tăng vì có sự dư cung về tiền.
    C. Lãi suất sẽ giảm vì có sự dư cung về tiền.
    D. Lãi suất sẽ giảm vì có sự dư cầu về tiền.
    E. Lãi suất sẽ tăng vì có sự dư cầu về tiền.
    10. Tại các điểm nằm phía trên và bên phải của đường IS, điều nào dưới đây là đúng?
    A. Tổng cầu lớn hơn sản lượng thực tế, do đó có sự dư cung về hàng hoá.
    B. Tổng cầu lớn hơn sản lượng thực tế, do đó có sự dư cầu về hàng hoá.
    C. Sản lượng thực tế lớn hơn tổng cầu, do đó có sự dư cung về hàng hoá.
    D. Sản lượng thực tế lớn hơn tổng cầu, do đó có sự dư cầu về hàng hoá.
    E. Không tồn tại các điểm như vậy.
    11. Ảnh hưởng của chính sách tiền tệ thắt chặt là làm giảm sản lượng, đồng thời:
    A. Làm giảm lãi suất và giảm đầu tư.
    B. Làm giảm lãi suất và tăng đầu tư.
    C. Làm tăng lãi suất và giảm đầu tư.
    D. Làm tăng lãi suất và tăng đầu tư.
    12. Giả sử chính phủ giảm chi tiêu. Trong mô hình IS-LM, điều này sẽ gây ra:
    A. Giảm tiêu dùng.
    B. Tăng đầu tư.
    C. Giảm lãi suất.
    D. Tất cả các điều trên.
    E. Chỉ B và C.
    13. Quá trình nào sau đây mô tả những ảnh hưởng của chính sách tài khoá mở rộng?
    A. Tổng chi tiêu tăng, GDP thực tế tăng, cầu tiền tăng, lãi suất giảm, GDP thực tế tiếp tục được mở rộng.
    B. Tổng chi tiêu tăng, GDP thực tế tăng, cung tiền tăng, lãi suất giảm, GDP thực tế tiếp tục được mở rộng.
    C. Tổng chi tiêu giảm, GDP thực tế tăng, cầu tiền tăng, lãi suất giảm, GDP tiếp tục được mở rộng.
    D. Tổng chi tiêu tăng, GDP thực tế giảm, cầu tiền tăng, lãi suất giảm và do đó GDP tăng lên để bù đắp một phần cho sự suy giảm ban đầu.
    E. Tổng chi tiêu tăng, GDP thực tế tăng, cầu tiền tăng, lãi suất tăng, làm giảm ảnh hưởng mở rộng ban đầu của chính sách tài khoá.
    14. Khi công chúng quyết định chuyển một phần thanh toán bằng tiền mặt sang sử dụng séc cá nhân sẽ có sự:
    A. Di chuyển trên cả đường IS và LM.
    B. Di chuyển trên đường LM.
    C. Dịch chuyển đường LM sang phải.
    D. Dịch chuyển đường LM sang trái.
    E. Đường Lm không thay đổi vị trí, nhưng đường IS dịch chuyển.
    15. Kết quả cuối cùng của sự thay đổi chính sách của chính phủ là lãi suất tăng, tiêu dùng tăng ?, và đầu tư giảm. Đó là do kết quả của việc áp dụng:
    A. Chính sách tiền tệ mở rộng.
    B. Chính sách tiền tệ chặt.
    C. Chính sách tài khoá chặt.
    D. Chính sách tài khoá mở rộng.
    E. Không phải các chính sách trên.
    16. Trong mô hình IS-LM, nếu chi tiêu chính phủ và thuế tăng cùng một lượng như nhau, thì:
    A. Thu nhập cũng tăng một lượng tương ứng.
    B. Thu nhập sẽ giữ nguyên vì đường IS không thay đổi vị trí.
    C. Thu nhập sẽ chỉ tăng nếu ngân hàng trung ương cũng tăng cung tiền.
    D. Cả thu nhập và lãi suất cùng tăng.
    E. Không phải các câu trên.
    17. Nếu ngân hàng trung ương giảm cung tiền và chính phủ muốn duy trì tổng cầu ở mức ban đầu, chính phủ cần:
    A. Giảm chi tiêu chính phủ.
    B. Giảm thuế
    C. Yêu cầu ngân hàng trung ương bán trái phiếu trên thị trường mở.
    D. Tăng thuế.
    E. Giảm cả thuế và chi tiêu chính phủ.
    18. Khi chính phủ tăng chi tiêu và giảm cung tiền chúng ta có thể dự tính:
    A. Tổng cầu tăng nhưng lãi suất không thay đổi.
    B. Tổng cầu và lãi suất đều tăng.
    C. Lãi suất tăng, nhưng tổng cầu có thể tăng, giảm hoặc không thay đổi.
    D. Cải lãi suất và tổng cầu đều giảm.
    E. Tổng cầu sẽ tăng và tổng cung sẽ giảm.
    19. Khi chính phủ tăng thuế và giảm cung tiền chúng ta có thể dự tính:
    A. Tổng cầu tăng nhưng lãi suất không thay đổi.
    B. Tổng cầu và lãi suất đều tăng.
    C. Lãi suất giảm, nhưng tổng cầu có thể tăng, giảm hoặc không thay đổi.
    D. Cả lãi suất và tổng cầu đều giảm.
    E. Tổng cầu giảm, nhưng lãi suất có thể tăng, giảm hoặc không thay đổi.
    20. Giả sử chính phủ muốn kích thích đầu tư nhưng hầu như không làm thay đổi thu nhập. Theo bạn chính phủ cần sử dụng chính sách nào?
    A. Giảm thuế thu nhập đi kèm với chính sách tiền tệ mở rộng.
    B. Trợ cấp đầu tư đi kèm với chính sách tiền tệ mở rộng.
    C. Giảm chi tiêu chính phủ kèm với chính sách tiền tệ mở rộng.
    D. Giảm thuế đi kèm với chính sách tiền tệ thắt chặt.
    E. Trợ cấp đầu tư.
    21. Giả sử đầu tư hoàn toàn không nhạy cảm với lãi suất. khi đó:
    A. Chính sách tài khoá sẽ hoàn toàn không có hiệu quả trong việc kiểm soát tổng cầu.
    B. Chính sách tài khoá sẽ rất hiệu quả trong việc kiểm soát tổng cầu.
    C. Lãi suất không thể giảm bởi chính sách tài khoá hoặc chính sách tiền tệ.
    D. Nền kinh tế không thể được kích thích bằng chính sách tài khoá hoặc chính sách tiền tệ.
    E. Không phải các câu trên.
    22. Hiện tượng lấn át
    A. Sẽ là hoàn toàn (100%) nếu đường LM thẳng đứng
    B. Được gây ra bởi sự gia tăng lãi suất khi tăng chi tiêu chính phủ.
    C. Sẽ không xảy ra nếu đường LM nằm ngang.
    D. Tất cả các câu trên.
    E. Không phải các câu trên.
    23. Chính sách tiền tệ có hiệu quả hơn khi:
    A. Lãi suất nhạy cảm hơn với đầu tư.
    B. Cầu tiến ít nhạy cảm với sự thay đổi của lãi suất.
    C. MPC lớn hơn.
    D. Tất cả các câu trên.
    E. Không phải các điều ở trên.
    24. Chính sách tiền tệ kém hiệu quả hơn trong việc điều tiết tổng cầu khi độ nhạy cảm của cầu tiền với lãi suất:
    A. Lớn và đầu tư rất nhạy cảm với lãi suất.
    B. Lớn và đầu tư ít nhạy cảm với lãi suất.
    C. Nhỏ và đầu tư ít nhạy cảm với lãi suất.
    D. Nhỏ và đầu tư ít nhạy cảm với lãi suất.
    E. Không phải những điều ở trên.
    25. Giả sử một nền kinh tế có cầu tiền thực tế rất nhạy cảm với lãi suất, và cầu đầu tư cũng rất nhạy cảm với lãi suất. Trong nền kinh tế đó:
    A. Chính sách tài khoá không có hiệu quả vì nó gây ra thoái lui đầu tư rất lớn.
    B. Thay đổi lãi suất chỉ gây ra sự thay đổi rất nhỏ của cầu đầu tư.
    C. Tăng chi tiêu chính phủ sẽ ảnh hưởng mạnh đến lãi suất.
    D. Tăng chi tiêu chính phủ sẽ làm lãi suất thay đổi ít, nhưng gây ra thoái lui đầu tư lớn.
    26. Tổng cầu có thể tăng do tăng cung tiền hoặc tăng chi tiêu chính phủ. Điều nào dưới đây sẽ là một sự so sánh đúng hai chính sách trên? CSTK mở rộng => TD tăng?
    A. Lãi suất sẽ tăng khi sử dụng chính sách tiền tệ và giảm khi sử dụng chính sách tài khoá, trong khi tiêu dùng sẽ tăng lên trong cả hai trường hợp.
    B. Lãi suất sẽ giảm khi sử dụng chính sách tiền tệ và tăng khi sử dụng chính sách tài khoá, trong khi tiêu dùng sẽ tăng lên trong cả hai trường hợp.
    C. Tiêu dùng sẽ tăng khi sử dụng chính sách tiền tệ và giảm khi sử dụng chính sách tài khoá, trong khi lãi suất sẽ tăng lên trong cả hai trường hợp.
    D. Tiêu dùng sẽ tăng khi sử dụng chính sách tiền tệ và giảm khi sử dụng chính sách tài khoá, trong khi lãi suất sẽ giảm trong cả hai trường hợp.
    E. Tiêu dùng sẽ giảm, trong khi lãi suất sẽ tăng tron cả hai trường hợp.
    27. Với các yếu tố khác không đổi, giả sử các bạn hàng thương mại của Việt Nam đang đạt tốc độ tăng trưởng GDP cao thì điều nào sau đây có thể xảy ra:
    A. Xuất khẩu của Việt Nam giảm.
    B. Xuất khẩu Việt Nam tăng làm đồng nội tệ giảm giá.
    C. Xuất khẩu của Việt Nam tăng làm đồng nội tệ lên giá. XK tăng => cung ngoại tệ tăng => VNĐ lên giá?
    D. Nhập khẩu của Việt giảm.
    E. Nhập khẩu của Việt Nam tăng.
    28. Trong một nền kinh tế nhỏ, mở với tỷ giá thả nổi, khi chính phủ tăng chi tiêu, thì ban đầu lãi suất có xu hướng tăng và do đó:
    A. Lấn át đầu tư một khối lượng đúng bằng sự gia tăng chi tiêu chính phủ.
    B. Lấn át một phần đầu tư tư nhân, nhưng đầu tư giảm ít hơn sự gia tăng chi tiêu chính phủ.
    C. Thu hút vốn nước ngoài, đồng nội tệ lên giá, làm giảm xuất khẩu ròng một lượng ít hơn sự gia tăng chi tiêu chính phủ.
    D. Thu hút vốn nước ngoài, đồng nội tệ lên giá, làm giảm xuất khẩu ròng một lượng đúng bằng sự gia tăng chi tiêu chính phủ.
    29. Nếu ngân hàng trung ương tìm cách tăng cung tiền trong hệ thống tỷ giá hối đoái cố định, thì:
    A. Đường LM ban đầu dịch chuyển sang phải, sau đó lại dịch chuyển sang trái trở về vị trí ban đầu.
    B. Cung tiền sẽ tự động trở lại mức ban đầu nếu ngân hàng trung ương can thiệp để duy trì mức tỷ giá đã công bố.
    C. Thu nhập quốc dân sẽ không bị ảnh hưởng.
    D. Tất cả câu trên là đúng.
    30. Xét một nền kinh tế trong bảng 1, khi chính phủ tăng chi tiêu 50, thì với mỗi mức lãi suất cho trước đường IS sẽ dịch chuyển sang phải một lượng bằng
    A.50 B.100 C. 200 D. 250 E. Không phải các giá trị trên
    Bảng 1.
    Tiêu dùng C = 90 + 0.8( Y –T ). Cầu tiền thực tế MD = 0,1Y
    Đầu tư I = 140 – 5r Cung tiền danh nghĩa MS = 100
    Chi tiêu chính phủ G = 50 Giá P = 2.
    Thuế ròng T = 50.
    31. Xét một nền kinh tế trong bảng 1. Với số nhân tiền là 2, muốn sản lượng cân bằng tăng 500 thì ngân hàng trung ương cần mua một lượng trái phiếu chính phủ có giá trị:
    A.10 B. 20 C. 25 D. 50 E. Không phải các giá trị trên
    32. Xét một nền kinh tế trong bảng 1, tại trạng thái cân bằng, mức lãi suất và sản lượng lần lượt là:
    A. 8 và 1000 B. 28 và 500
    C. 14 và 850 D. 10 và 950
    33. Kết quả cuối cùng của sự thay đổi chính sách của chính phủ là lãi suất tăng, tiêu dùng tăng, và dầu tư giảm. Đó là kết quả của việc áp dụng:
    A. Chính sách tài khoá chặt. B. Chính sách tài khoá mở rộng
    C. Chính sách tiền tệ chặt D. Chính sách tiền tệ mở rộng
    E. Không phải các chính sách trên.
    34. Nếu tỷ giá của đồng nội tệ trên thị trường đang ở mức cao hơn mức được cố định bởi ngân hàng trung ương, các nhà đầu cơ có thể kiếm lời bằng cách:
    A. Mua ngoại tệ trên thị trường ngoại hối và bán chúng cho ngân hàng trung ương.
    B. Mua ngoại tệ từ ngân hàng trung ương và bán chúng trên thị trường ngoại hối.
    C. Mua nội tệ trên thị trường ngoại hối và bán chúng cho ngân hàng trung ương.
    D. Không phải các điều kể trên.
    35. Hành động kiếm lời được mô tả trong câu hỏi 34 sẽ làm cung tiền trong nước:
    A. Tăng và dịch chuyển đường LM sang trái
    B. Tăng và dịch chuyển đường LM sang phải
    C. Giảm và dịch chuyển đường LM sang trái
    D. Giảm và dịch chuyển dường LM sang phải
    36. Nếu giá của đồng đô la Mỹ (ngoại tệ) trên thị trường cao hơn mức được cố định bởi ngân hàng trung ương, các nhà đầu cơ có thể kiếm lời bằng cách:
    A. Mua nội tệ từ ngân hàng trung ương và bán chúng trên thị trường ngoại hối.
    B. Mua nội tệ trên thị trường ngoại hối và bán chúng cho ngân hàng trung ương.
    C. Mua ngoại tệ từ ngân hàng trung ương và bán chúng trên thị trường ngoại hối.
    D. Cả B và C đúng.
    37. Hành động kiếm lời được mô tả trong câu hỏi 36 sẽ làm cung tiền trong nước.
    A. Giảm, do đó dịch chuyển đường LM sang phải.
    B. Giảm, do đó dịch chuyển đường LM sang trái
    C. Tăng, do đó dịch chuyển đường LM sang phải
    D. Tăng, do đó dịch chuyển đường LM sang trái
    38. Nếu hàm cầu tiền có dạng: MD = 0,5. Y - 100.i, khi cung tiền thực tế tăng 100, với mỗi mức lãi suất cho trước đường LM sẽ dịch chuyển:
    A. Sang phải một lượng là 100
    B. Sang phải một lượng là 200
    C. Sang trái một lượng là 100
    D. Sang trái một lượng là 200
    39. Theo mô hình IS-LM, nếu chính phủ tăng thuế, nhưng ngân hàng trung ương muốn giữ thu nhập không thay đổi, thì ngân hàng trung ương cần.
    A. Đầu tiên giảm và sau đó lại tăng cung tiền
    B. Đầu tiên tăng và sau đó lại giảm cung tiền
    C. Giảm cung tiền
    D. Tăng cung tiền
    40. Nếu hàm đầu tư có dạng: I = c - d.i và hàm cầu tiền thực tế có dạng: MD = a.Y-b.i, thì chính sách tài khoá sẽ tương đối hiệu quả trong việc kiểm soát tổng cầu khi d:
    A. Lớn và b nhỏ
    B. Nhỏ và b lớn.
    C. Và b lớn
    D. Và b nhỏ.
    41. Trong một nền kinh tế nhỏ, mở cửa với tỷ giá thả nổi, nếu ngân hàng trung ương bán trái phiếu chính phủ trên thị trường mở, tại trạng thái cân bằng ngắn hạn mới:
    A. Thu nhập giảm và tỷ giá hối đoái của đồng nội tệ tăng.
    B. Thu nhập không thay đổi, nhưng tỷ giá hối đoái của đồng nội tệ tăng.
    C. Tỷ giá hối đoái của đồng nội tệ giảm và thu nhập tăng.
    D. Tỷ giá hối đoái không thay đổi, nhưng thu nhập giảm.
    42. Trong một nền kinh tế nhỏ, mở cửa với tỷ giá cố định, nếu ngân hàng trung ương phá giá đồng nội tệ, thì tại trạng thái cân bằng ngắn hạn mới:
    A. Tỷ giá hối đoái của đồng nội tệ giảm và đường LM dịch chuyển sang trái; ảnh hưởng của nó giống như giảm cung tiền trong hệ thống tỷ giá thả nổi. ??? tại sao lại là LM dịch trái, tao tưởng phải tăng MS để phá giá L
    B. Tỷ giá hối đoái của đồng nội tệ giảm và đường LM dịch chuyển sang trái; ảnh hưởng của nó giống như tăng cung tiền trong hệ thống tỷ giá thả nổi.
    C. Tỷ giá hối đoái của đồng nội tệ tăng và đường LM dịch chuyển sang trái; ảnh hưởng của nó giống như giảm cung tiền trong hệ thống tỷ giá thả nổi.
    D. Tỷ giá hối đoái của đồng nội tệ tăng và đường LM dịch chuyển sang phải; ảnh hưởng của nó giống như giảm cung tiền trong hệ thống tỷ giá thả nổi.
    43. Với một nền kinh tế nhỏ, mở cửa:
    A. Trong cả hệ thống tỷ giá thả nổi và cố định, việc mở rộng cung tiền làm tăng thu nhập, trong khi việc mở rộng tài khoá thì không.
    B. Trong cả hệ thống tỷ giá thả nổi và cố định, việc mở rộng tài khoá làm tăng thu nhập, trong khi việc mở rộng tiền tệ thì không.
    C. Trong hệ thống tỷ giá thả nổi, việc mở rộng cung tiền làm tăng thu nhập, trong khi việc mở rộng tài khoá thì không, trong khi trong hệ thống tỷ giá cố định, việc mở rộng tài khoá làm tăng thu nhập, còn việc mở rộng tiền tệ thì không.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...