Tài liệu Câu hỏi trắc nghiệm, đúng sai giải thích và bài tập có đáp án kinh tế vĩ mô 1

Thảo luận trong 'Kinh Tế Vĩ Mô' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Gồm 291 câu hỏi trắc nghiệm, 318 câu hỏi đúng sai,thảo luận và 50 bài tập tự luận ở tất cả các chương
    Có đáp án gợi ý

    —Bài 1: Giới thiệu tổng quan về kinh tế vĩ mô
    —Bài 2: Các biến số vĩ mô cơ bản
    —Bài 3: Tăng trưởng kinh tế
    —Bài 4: Tiết kiệm, đầu tư và hệ thống tài chính
    —Bài 5: Thất nghiệp
    —Bài 6: Tổng cầu, tổng cung
    —Bài 7: Tổng cầu và chính sách tài khóa
    —Bài 8: Tiền tệ và chính sách tiền tệ
    —Bài 9: Lạm phát
    —Bài 10: Kinh tế vĩ mô trong nền kinh tế mở

    1. Lý do nào sau đây không phải là lý do tại sao lại nghiên cứu kinh tế học?
    a. Để biết cách thức người ta phân bổ các tài nguyên khan hiếm để sản xuất ra các hàng hoá.
    b. Để biết cách đánh đổi số lượng hàng hoá lấy chất lượng cuộc sống.
    c. Để biết một mô hình có hệ thống về các nguyên lý kinh tế về hiểu biết toàn diện thực tế.
    d. Để tránh những nhầm lẫn trong phân tích các chính sách công cộng.
    e. Tất cả các lý do trên đều là những lý do tại sao lại nghiên cứu kinh tế học.
    2. Kinh tế học có thể định nghĩa là:
    a. Nghiên cứu những hoạt động gắn với tiền và những giao dịch trao đổi giữa mọi người
    b. Nghiên cứu sự phân bổ các tài nguyên khan hiếm cho sản xuất và việc phân phối các hàng hoá dịch vụ.
    c. Nghiên cứu của cải.
    d. Nghiên cứu con người trong cuộc sống kinh doanh thường ngày, kiếm tiền và hưởng thụ cuộc sống.
    e. Tất cả các lý do trên.
    3. Lý thuyết trong kinh tế:
    a. Hữu ích vì nó kết hợp được tất cả những sự phức tạp của thực tế.
    b. Hữu ích ngay cả khi nó đơn giản hoá thực tế.
    c. Không có giá trị vì nó là trừu tượng trong khi đó thực tế kinh tế lại là cụ thể.
    d. Đúng trong lý thuyết nhưng không đúng trong thực tế.
    e. Tất cả đều sai
    4. Kinh tế học có thể định nghĩa là:
    a. Cách làm tăng lượng tiền của gia đình.
    b. Cách kiếm tiền ở thị trường chứng khoán
    c. Giải thích các số liệu khan hiếm.
    d. Cách sử dụng các tài nguyên khan hiếm để sản xuất ra các hàng hoá dịch vụ và phân bổ các hàng hoá dịch vụ này cho các cá nhân trong xã hội.
    e. Tại sao tài nguyên lại khan hiếm như thế.
    5. Lý thuyết trong kinh tế học:
    a. Có một số đơn giản hoá hoặc bóp méo thực tế.
    b. Có mối quan hệ với thực tế mà không được chứng minh.
    c. Không thể có vì không thể thực hiện được thí nghiệm.
    d. Nếu là lý thuyết tốt thì không có sự đơn giản hoá thực tế.
    e. Có sự bóp méo quá nhiều nên không có giá trị.
    6. Nghiên cứu kinh tế học trùng với một số chủ đề trong:
    a. Nhân chủng học.
    b. Tâm lý học.
    c. Xã hội học.
    d. Khoa học chính trị.
    e. Tất cả các khoa học trên.
    7. Chủ đề cơ bản nhất mà kinh tế học vi mô phải giải quyết là:
    a. Thị trường.
    b. Tiền.
    c. Tìm kiếm lợi nhuận.
    d. Cơ chế giá.
    e. Sự khan hiếm.
    8. Tài nguyên khan hiếm nên:
    a. Phải trả lời các câu hỏi.
    b. Phải thực hiện sự lựa chọn.
    c. Tất cả mọi người, trừ người giàu, đều phải thực hiện sự lựa chọn.
    d. Chính phủ phải phân bổ tài nguyên.
    e. Một số cá nhân phải nghèo.
    9. Trong các nền kinh tế thị trường hàng hoá được tiêu dùng bởi:
    a. Những người xứng đáng.
    b. Những người làm việc chăm chỉ nhất.
    c. Những người có quan hệ chính trị tốt.
    d. Những người sẵn sàng và có khả năng thanh toán.
    e. Những người sản xuất ra chúng.
    10. Thị trường nào sau đây không phải là một trong ba thị trường chính?
    a. Thị trường hàng hoá.
    b. Thị trường lao động.
    c. Thị trường vốn.
    d. Thị trường chung châu Âu.
    e. Tất cả đều đúng.
    11. Nghiên cứu chi tiết các hãng, hộ gia đình, các cá nhân và các thị trường ở đó họ giao dịch với nhau gọi là:
    a. Kinh tế học vĩ mô.
    b. Kinh tế học vi mô.
    c. Kinh tế học chuẩn tắc.
    d. Kinh tế học thực chứng.
    e. Kinh tế học tổng thể.
    12. Nghiên cứu hành vi của cả nền kinh tế , đặc biệt là các yếu tố như thất nghiệp và lạm phát gọi là:
    a. Kinh tế học vĩ mô.
    b. Kinh tế học vi mô.
    c. Kinh tế học chuẩn tắc.
    d. Kinh tế học thực chứng.
    e. Kinh tế học thị trường.
    13. Một lý thuyết hay một mô hình kinh tế là:
    a. Phương trình toán học.
    b. Sự dự đoán về tương lai của một nền kinh tế.
    c. Cải cách kinh tế được khuyến nghị trong chính sách của chính phủ nhấn mạnh đến các quy luật kinh tế.
    d. Tập hợp các giả định và các kết luận rút ra từ các giả định này.
    e. Một cộng đồng kinh tế nhỏ được thành lập để kiểm nghiệm tính hiệu quả của một chương trình của chính phủ.
    14. Ví dụ nào sau đây thuộc kinh tế học chuẩn tắc?
    a. Thâm hụt ngân sách lớn trong những năm 1980 đã gây ra thâm hụt cán cân thương mại.
    b. Trong các thời kỳ suy thoái, sản lượng giảm và thất nghiệp tăng.
    c. Lãi suất thấp sẽ kích thích đầu tư.
    d. Phải giảm lãi suất để kích thích đầu tư.
    e. Chính sách tiền tệ mở rộng sẽ làm giảm lãi suất.
    15. Ví dụ nào sau đây thuộc kinh tế học thực chứng?
    a. Thuế là quá cao.
    b. Tiết kiệm là quá thấp.
    c. Lãi suất thấp sẽ kích thích đầu tư.
    d. Phải giảm lãi suất thấp để kích thích đầu tư.
    e. ở các nước tư bản có quá nhiều sự bất bình đẳng kinh tế.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...