Tiểu Luận Câu hỏi tình huống bài tập Đất Đai

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề Bài
    Bà C hiện ở trên mảnh đất 120 m2. Hiện diện tích đất này đang có tranh chấp về ranh giới sử dụng với hộ bà N sử dụng đất liền kề. Do tuổi già, bà C làm giấy ủy quyền cho ông H là người bà con họ hàng xa thay mặt mình giải quyết việc tranh chấp ranh giới sử dụng đất với bà N. Năm 2007, bà C không để lại di chúc. Ông H làm đơn gửi UBND xã X đề nghị được đứng tên chủ sử dụng mảnh đất này. UBND xã không đồng ý và ra quyết định thu hồi mảnh đất của bà C vì lí do không có người thừa kế. Ông H không đồng ý với quyết định này đã viết đơn khiếu nại gửi Chủ tịch UBND huyện
    Hỏi:
    1. Anh chị bình luận về các việc làm của UBND xã X
    2. Ông H có được đứng tên chủ sử dụng đất này không? Tại sao?
    3. Ông H gửi đơn khiếu nại lên Chủ tịch UBND huyện là đúng hay sai? Tại sao?
    4.Theo anh chị vụ việc này cần được giải quyết như thế nào?












    MỞ ĐẦU
    Đất đai là tài sản vô giá của quốc gia, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là địa bàn phân bổ các khu dân cư, các ngành kinh tế, là bộ phận cơ bản của lãnh thổ quốc gia, là thành phần quan trọng bậc nhất của môi trường sống, có ý nghĩa kinh tế chính trị, xã hội, nó liên quan đến mọi người, mọi cơ quan, tổ chức, được nhà nước hết sức quan tâm. Do đó, nó có một chế độ pháp lý riêng biệt. Có lẽ không có loại tài sản nào gắn với mọi người, mọi nhà nhưng lại chỉ có một chủ thể được quyền sở hữu đó là Nhà nước, còn người sử dụng đất, tuy không phải là chủ sở hữu nhưng lại có 10 quyền tương tự như các quyền của một chủ sở hữu tài sản và đương nhiên vì không phải chủ sở hữu nên người sử dụng loại tài sản đặc biệt này có những hạn chế nhất định. Cùng với sự vận động và phát triển của đời sống xã hội cũng như việc hội nhập kinh tế, vấn đề sở hữu đất cùng những tình huống xoay quanh việc tranh chấp quyền sở hữu đất giữa các cá nhân, hộ gia đình với nhau hoặc giữa cá nhân, hộ gia đình với nhà nước ngày càng có xu hướng phức tạp nhiều mâu thuẫn. Chính vì thế đòi hỏi nhà nước ta cần ban hành, sửa đổi các bộ luật Đất đai và các bộ luật liên quan nhằm đầu tiên là giải quyết các mâu thuẫn tranh chấp, sau đó nhằm hạn chế việc phát sinh các tranh chấp đó. Sau đây, để hoàn thành bài tập lớn nhằm đánh giá quá trình học tập môn luật Đất Đai em xin phép được đánh giá và đề ra hướng giải quyết cho tình huống số 12 . Do thời gian tiếp xúc làm quen với môn học này còn chưa nhiều và kiến thức còn hạn hẹp nên việc phân tích và phương án giải quyết của em chắc chắn còn nhiều sai sót. Mong thầy cô góp ý để em hoàn thiện thêm kiến thức của mình. Em xin cảm ơn!





    GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG
    I MỘT SỐ KHÁI NIỆM LIÊN QUAN
    1.Quyền sử dụng đất:
    Quyền sử dụng là quyền khai thác những thuốc tính có lợi từ đất một cách hợp pháp thông qua các hành vi sử dụng đất hoặc chuyển quyền đó cho người khác. Quá trình hình thành, vận động và phát triển của quyền sử dụng đất vừa diễn ra một cách tất yếu, khách quan vừa có sự gắn liền và lệ thuộc với chế định quyền sở hữu quyền sở hữu toàn dân đối với đất đai mà nhà nước là đại diện.
    2. Về điều kiện để lại thừa kế:
    Theo quy định của pháp luật dân sự, di sản gồm có tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác. Quyền sử dụng đất cũng thuộc di sản thừa kế và được để lại thừa kế theo quy định của pháp luật. Điều này có nghĩa là tài sản thừa kế phải là tài sản thuộc sở hữu hợp pháp của người để lại thừa kế (đối với tài sản có đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng thì phải đăng ký).
    Tại khoản 5 Điều 113 Luật Đất đai năm 2003 quy định:
    "Cá nhân có quyền để thừa kế quyền sử dụng đất của mình theo di chúc hoặc theo pháp luật.
    Hộ gia đình được Nhà nước giao đất, nếu trong hộ có thành viên chết thì quyền sử dụng đất của thành viên đó được để thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật.”
    Tại điểm d, khoản 1 Điều 99 Nghị định số 18/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai năm 2003 quy định: "d)- Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư được nhận quyền sử dụng đất thông qua nhận thừa kế quyền sử dụng đất"
    3. Khái niệm và các trường hợp thu hồi đất:
    Theo khoản 5, điều 4 Luật Đất đai 2003 : “ Thu hồi đất là việc Nhà nước ra quyết định hành chính để thu lại quyền sử dụng đất hoặc thu lại đất đã giao cho tổ chức, Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn quản lý theo quy định của Luật này.”
    Thu hồi đất thực chất là một cách chấm dứt quan hệ pháp luật về sử dụng đất đai giữa một bên là các nhân, cơ quan, tổ chức sử dụng đất và một bên là nhà nước với tư cách đại diện chủ sở hữu đất đai. Các trường hợp thu hồi đất được qui định rõ tại Điều 38, bộ luật Đất đai 2003
    II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
    Câu 1 : Về các việc làm của UBND xã X












    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
    1. Giáo trình Luật Đất Đai, nxb Tư pháp,2005
    2. Luật Đất đai 2003, sửa đổi bổ sung năm 2009
    3. Nghị định 136/2006/ NĐ – CP về Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành mộtsố điều của Luật Khiếu nại, tố cáo và các Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo
    4. Bộ luật Dân sự 2005
    5. thongtinphapluatdansu.wordpress.com
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...