Tài liệu Câu hỏi Quản trị kinh doanh quốc tế

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Câu 1:
    Trình bày các phương thức của hoạt động kinh doanh quốc tế thông qua những ví dụ thực tế đối với các chủ thể của Việt Nam trong những năm vừa qua.
    1. Mua bán đối lưu
    Khái niệm: là phương thức giao dịch trao đổi hang hóa, trong đó xuất khẩu kết hợp chặt chẽ với nhập khẩu, người bán đồng thời là người mua, lượng hang hóa giao đi có giá trị tương đương với lượng hang hóa nhận về.
    Mục đích: không phải nhằm thu ngoại tệ mà nhằm thu về lượng hàng hóa khác có giá trị tương đương.
    Đặc điểm: mỗi người vừa là người mua, vừa là người bán.
    Việc mua bán khởi đầu lấy giá trị sử dụng làm thước đo.
    Các hình thức:
    ã Nghiệp vụ hành đổi hang
    ã Nghiệp vụ bù trừ :
    - bù trừ trước
    - Bù trừ song hành
    - Bù trừ toàn phần
    - Bù trừ một phần
    - Bù trừ bằng tài khoản bảo chứng
    ã Nghiệp vụ có thanh tón bình hành:
    - bình hành công công
    - Bình hành tư nhân
    ã Nghiệp vụ đối lưu
    ã Nghiệp vụ chuyển nợ
    ã Giao dịch bồi hoàn
    ã Nghiệp vụ mua lại sản phẩm
    ã Ưu điểm:
    - ít sử dụng ngoại tệ do đó tiết kiệm được tài chính và han chế rủi ro biến động tỷ giá hối đoái.
    - Ít tốn kém
    ã Nhược điểm: phải gắn xuất khẩu và nhập khẩu.
    Ví dụ: Công ty Thắng Lợi ở Việt Nam có sản phẩm gạo muốn đổi lấy mặt hàng sắt thép với tỷlệ 3 kg gạo = 1 kg sắt thép. Công ty Thắng Lợi tìm kiếm thông tin và gặp được một doanh nghiệp ở Đức có nhu cầu đổi gạo, tuy nhiên công ty này không có sắt thép mà chỉ có xe hơi. Công ty của Đứctiến hành đổi xe hơi với một công ty ở Nga để lấy sắt thép về giao cho công ty Việt Nam và qua đó đổi lấy gạo.
    2. Gia công quốc tế.
    Khái niệm: là phương thức gia công quốc tế trong đó bên đặt gia công nước ngoài cung cấp máy móc thiết bị, nguyên liệu, phụ kiện thành phẩm theo yêu cầu của bên đặt gia công. Toàn bộ sản phẩm làm ra bên nhận gia công sẽ giao lại cho bên đặt gia công để nhận về được 1 thù lao ( phí gia công theo thỏa thuận)
    ở việt nam có các hình thức gia công :
    - phân theo quyền sở hữu nguyên liệu(giao toàn bộ, bán toàn bộ, giao NVL chính)
    - phân theo giá cả gia công( HĐ khoán, HĐ thực thi, HĐ thực thanh)
    - phân theo số bên tham gia quan hệ gia công
    ví dụ:
    Do điều kiện kinh nghiệm kinh doanh quốc tế của chúng ta còn nhiều hạn chế, chưa có nhiều mẫu mã hấp dẫn và nhãn hiệu uy tín trên thị trường trong những năm qua nên phương thức gia công quốc tế giúp cho các doanh nghiệpcủa Việt Nam có thể đưa ngay sản phẩm ra thị trường quốc tế, mang lại kim ngạch ngoại tệ cho nướcnhà, đồng thời có được cơ hội cho người tiêu dùng các nước thấy được trình độ và năng lực trong lĩnhvực may mặc của Việt Nam. Theo số liệu thống kê của Bộ Công thương thì trong 6 tháng đầu củanăm 2009, kim ngạch xuất khẩu của cả nước ước tính đạt 27,57 tỷ USD, trong đó các sản phẩm dệtmay với sự đóng góp của gia công cho các doanh nghiệp nước ngoài đã đem về cho Việt Nam khoảng4,08tỷ USD (chiếm gần 15% tổng giá trị kim ngạch XK), đưa dệt may trở thành ngành hàng có kimngạch xuất khẩu cao nhất, vượt qua cả dầu thô. Nếu nhìn vào chuỗi giá trị toàn cầu của ngành dệt maycó thể thấy việc thiết kế kiểu dáng được thực hiện ở các kinh đô thời trang như London, Milan, NewYork, Paris ; vải được sản xuất tại Trung Quốc, các phụ liệu đầu vào khác được sản xuất tại Ấnđộ và sản xuất sản phẩm cuối cùng được thực hiện ở những nước có chi phí nhân công thấp như Việt Nam, Trung Quốc
    3. Giao dịch tái xuất
    Khái niệm: là hình thức xuất khẩu những hang hóa trước đây là nhập khẩu và chưa qua chế biến của nước tái xuất. tái xuất là phương thức giao dịch buôn bán mà người bên tái xuất kho nhằm phục vụ nhu cầu tiêu dung trong nước mà chỉ tạm thời nhập khẩu sau đó tái xuất khẩu để kiếm lời.
    Điều kiện có thể làm tái xuất: hang hóa phải có cung cầu lớn và giá cả hàng hóa đó phải có biến động lớn. do vậy trong phương thức buôn bán này người nào nắm được sự biến động của giá nhanh chóng được thời cơ thuận thì sẽ có lãi lớn ngược lại sẽ bị lỗ hoặc phá sản.
    Các loại hình tái xuât:
    - Tạm nhập tái xuất
    - Chuyển khẩu


    4. Đấu thầu quốc tế
    Khái niệm: Đấu thầu quốc tế là một phương thức giao dịch đặc biệt, trong đó người mua (tức là người gọi thầu) công bố trước điều kiện mua hàng để người bán (tức người dự thầu) báo giá mình muốn bán sau đó người mua sẽ chọn mua của người báo giá rẻ nhất và có điều kiện tín dụng phù hợp hơn cả với những điều kiện đã nêu.
    Phương thức đấu thầu được áp dụng tương đối phổ biến trong việc mua sẵm và thi công các công trình của nhà nước, nhất là tại các nước đang phát triển.
    Ví dụ: một dự án xây dựng một nhà máy, doanh nghiệp cần có một bản thiết kế xây dựng nhà máy. Công ty đã công bố gói thầu và được các công ty thiết kế gửi hồ sơ dự thầu. sau khi tổng hợp được tất cả các hồ sơ dự thầu sẽ có tổ chức buổi đấu thầu chọn ra công ty phù hợp với điều kiện.


    5. Đấu giá quốc tế
    Khái niệm: Là phương thức mua bán đặc biệt, được tổ chức tại một địa điểm công khai,tại một địa điểm nhất định, tại đó người bán trưng bày và giới thiệu hàng hoá. Người mua tự do xem hàng hoá và trả giá. Hàng hoá được bán cho người trả giá cao nhất.
    Đặc điểm:
    - Đấu giá quốc tế khai thác cạnh tranh của người mua để bán hàng được giá cao nhất.
    - Đối tượng mua bán hàng thông qua đấu giá gồm:
    + Hàng mặc định (Specific, goods)
    + Hàng hoá có khối lượng lớn, chất lượng đồng đều.
    + Dịch vụ.
    Bản đấu giá có thể được tổ chức thường xuyên hoặc không thường xuyên (như ở nước ta là không thường xuyên) còn tổ chức đấu giá thường xuyên thì thành lập các trung tâm đấu giá như các trung tâm nổi tiếng LonDon, New York , Amsterdam có từ hàng vài thế kỷ nay.
    Ví dụ:
    Giới các nhà đầu tư, những nhà sưu tập trên thế giới ngày càng trở nên quan tâm hơn đến các cuộc đấu giá tại Việt Nam – nơi mà họ có thể tìm được cho mình cơ hội để sở hữu các sản phẩm độc nhất vô nhị. Một số sản phẩm đặc biệt chỉ có một đơn vị sẽ được đưa ra bán đấu giá để có thể lấy số tiền đó ra làm từ thiên như cuộc đấy giá 31/12 hàng năm để lấy ssos tiền đấu giá được ủng hộ vào quỹ vì người nghèo. Và hiện nay, ở Việt Nam còn xuất hiện đấu giá các sản phẩm như điện thoại, laptop theo hình thức đấu giá ngược qua điện thoại.
    6. Giao dịch tại sở giao dịch
    Khái niệm: là phương thức đặc biệt diễn ra thường xuyên tại một địa điểm cố định. ở đó thông qua những người môi giới ở SGD họ mua bán các hang hóa có khối lượng lớn, tính chất đồng loại, có phẩm chất thay thế được cho nhau.
    Các loại giao dịch:
    - Giao dịch giao ngay: giao hang và giao tiền đồng thời.
    - Giao dịch có kì hạn:Là hình thức mà giá cả đã được ấn định vào lúc kí hợp đồng, hang hóa giao sau.
    - Nghiệp vụ tự bảo hiểm: là hình thức nhằm hạn chế rủi ro cho các bên khi có sự biến động lớn về giá cả.
    Ví dụ:
    Một người muốn mua một lượng cà phê thực tế trên thị trường vào thời điểm hiện tại vàdự tính 3 tháng tới sẽ bán ra để kiếm lời. Tuy nhiên anh ta lo ngại rằng sau 3 tháng nữa giá cà phê cóthể biến động theo chiều hướng sụt giảm, cho nên ngay lúc này anh ta tính toán và đến sở giao dịch để bán không một lượng cà phê nhất định theo giá hiện nay và cũng giao hàng vào 3 tháng tới. Sau 3tháng, người này bán lượng cà phê đã mua trước đó ra thị trường , đồng thời đến sở giao dịch hànghóa để thanh toán khoản chênh lệch giá cả do bán khống. Nếu giá cà phê ở thời điểm sau 3 tháng đóthấp đi có nghĩa là anh ta lỗ trong giao dịch thực tế nhưng lãi trong giao dịch khống. Ngược lại nếugiá cà phê ở thời điểm sau 3 tháng tăng thì anh ta lãi ở trong giao dịch thực tế ngoài thị trường nhưnglỗ trong giao dịch khống ở sở giao dịch hàng hóa. Lãi ở hợp đồng này bù cho lỗ ở hợp đồng kia khiếncho người này vẫn có thể bảo đảm được một khoản lãi nhất định theo dự tính
    7. Tham dự hội chọ triển lãm
    Khái niệm: là hình thức được thực hiện tại 1 địa điểm nhất định. ở đó người ta trưng bày hang hóa, tiếp xúc với người mua để thực hiện các giao dịch mua bán hang hóa.
    Triển lãm là 1 hình thức trưng bày để giới thiệu, quảng bá thành tựu của doanh nghiệp, ngành, dịa phương, quốc gia.
    Ví dụ: Hàng năm, các hội chợ triển lãm được tổ chức ở mọi nơi trên đất nước Việt Nam nhằm giới thiệu những sản phẩm của doanh nghiệp mình nhằm phục vụ nhu cầu của người tiêu dung như các hang điện tử, điện lạnh, sản phẩm may mặc, các đồ nội thất, để quảng bá giới thiệu sản phẩm đồng thời kích cầu của người tiêu dung.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...