Thạc Sĩ Câu hỏi ôn thi thạc sĩ triết 2013

Thảo luận trong 'Triết Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    NỘI DUNG ÔN TẬP VÀ THI TUYỂN CAO HỌC CHO CÁC NGÀNH KHÔNG CHUYÊN TRIẾT Môn thi cơ bản: Triết học Mác - Lênin​ ​
    A. NỘI DUNG
    I. Triết học và vấn đề cơ bản của triết học 1. Khái niệm triết học - Triết học là hệ thống tri thức lý luận chung nhất của con người về thế giới; về vị trí, vai trò của con người trong thế giới ấy. - Triết học ra đời từ thực tiễn , do nhu cầu thực tiễn; nó có nguồn gốc nhận thức và nguồn gốc xã hội: · Nhận thức: Đây là lúc con người đã đạt đến trình độ trừu tượng hóa, khái quát hóa, hệ thống hóa để xây dựng nên các học thuyết, các lý luận · Xã hội: Đây là lúc lao động đã phát triển và phân chia thành lao động trí óc và lao động chân tay 2. Vấn đề cơ bản của triết học Vấn đề cơ bản của triết học là vấn đề quan hệ giữa con ngưoif và thế giới nói chung, mà trước hết và trung tâm là vấn đề quan hệ giữa vật chất và ý thức, giữa tồn tại và tư duy. Vấn đề cơ bản có 2 mặt: - Mặt thứ nhất trả lời cho câu hỏi: Giữa vật chất và ý thứa – cái nào có trước, cái nào có sau, cái nào quyết định cái nào?. - Mặt thứ hai trả hời câu hỏi: Con người có khả năng nhận thức được thế thế giới hay không? Vì sao nói: Mối quan giữa giữa vật chất và ý thức là vấn đề cơ bản của triết học?. - Vật chất và ý thức được coi là hai phạm trù rộng lớn nhất của triết học . Các học thuyết triết học dù có khác nhau, song đều có nội dung cơ bản về mối quan hệ giữa vật chất và ý thức. - Mối quan hệ giữa vật chất và ý thứa là nội dung cơ bản nhất được xác định trong đối tượng nghiên cứu của triết học. - Giải quyết mqh giữa vật chất và ý thức là tiêu chuẩn để phân biệt sự khác nhau căn bản giữa trào lưu triết học. - Giải quyết mqh giữa vật chất và ý thức là cơ sở, nền tảng, là “ chìa khóa” để giải quyết những vấn đề khác nhau của triết học. II. Vật chất, ý thức và mối quan hệ giữa chúng 1. Định nghĩa vật chất Trong tác phẩm mang tên “Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán”. Chính trong tác phẩm này V. I Lênin đã đưa ra một định nghĩa hoàn chỉnh về vật chất : “Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ tồn tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác”. 2. Định nghĩa ý thức Dựa trên cơ sở những thành tự của khoa học tự nhiên, nhất là sinh lý học thần kinh và của sự khái quát hóa thực tiễn xã hội sinh động, chủ nghĩa DVBC đã đưa ra một quan niệm đúng đắn về ý thức: “Ý thức là ý thức của con người, là sản phẩm của quá trình vật chất vận động đến một giai đoạn nhất định, là thuộc tính của một dạng vật chất có tổ chức cao, tinh vi và hoàn thiện. Dạng vật chất ấy chính là não người-cơ quan sản sinh ra ý thức”. 3. Nguồn gốc của ý thức. Bản chất và kết cấu của ý thức
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...