Tài liệu Câu hỏi ôn tập và trả lời môn Lý luận chung về Nhà nước và Pháp luật Việt Nam

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Câu 1. Chứng minh Nhà nước XHCN là kiểu Nhà nước tiến bộ nhất (dựa trên bản chất & các đặc trưng).
    Bản chất nhà nước XHCN:
    + NN XHCN vừa là một bộ máy chính trị - hành chính, một cơ quan cưỡng chế, vừa là tổ chức quản lý kinh tế xã hội của nhân dân lao động, nhà nước XHCN không còn là nhà nước theo nguyên nghĩa mà chỉ còn là “một nửa nhà nước”.
    + Dân chủ XHCN là thuộc tính của nhà nước XHCN.
    + Nhà nước XHCN luôn giữ vai trò tích cực và sáng tạo, là công cụ để xây dựng một xã hội nhân đạo công bằng và bình đẳng.
    - Chủ nghĩa xã hội (CNXH) theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin là giai đoạn đầu của hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa. CNXH tiến bộ, ưu việt hơn tất cả các xã hội trước đó về các đặc trưng chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội nhằm giải phóng con người khỏi mọi tình trạng áp bức, bóc lột, bất công. Để xây dựng CNXH, những người cộng sản phải hình dung, phác thảo ra được những đường nét cơ bản nhất của mô hình CNXH (mà chúng ta gọi đó là những “đặc trưng”). Nếu không phác thảo được mô hình, những đường nét cơ bản thì rất khó định hướng để xây dựng CNXH và biến nó trở thành hiện thực. Hơn nữa, những đặc trưng thể hiện mô hình đó phải phù hợp với quy luật phát triển của lịch sử xã hội loài người, phản ánh được nét đặc sắc của truyền thống dân tộc và xu thế phát triển của thời đại. Đây là đòi hỏi tất yếu nhưng rất khó khăn đối với các Đảng Cộng sản trong quá trình lãnh đạo xây dựng CNXH.
    Mặc dù khi dự báo về những đặc trưng của xã hội XHCN, những nhà sáng lập chủ nghĩa Mác - Lênin không coi đó là mô hình bất biến, song, các ông đã hình dung và phác thảo về CNXH - một chế độ xã hội ưu việt và tiến bộ hơn với các chế độ xã hội trước đó thể hiện trên một số nét cơ bản như sau:
    - Mục tiêu cao nhất của CNXH là giải phóng con người khỏi mọi ách bóc lột về kinh tế và nô dịch về tinh thần, tạo điều kiện cho con người phát triển toàn diện;
    - Cơ sở vật chất của CNXH được tạo ra bởi một lực lượng sản suất tiên tiến, hiện đại;
    - CNXH là từng bước xóa bỏ chế độ tư hữu tư bản chủ nghĩa, thiết lập chế độ công hữu về tư liệu sản xuất;
    - CNXH tạo ra cách tổ chức lao động và kỷ luật lao dộng mới với năng suất cao;
    - CNXH thực hiện nguyên tắc phân phối theo lao động;
    - Nhà nước trong CNXH là nhà nước dân chủ kiểu mới, thể hiện bản chất giai cấp công nhân, đại biểu cho lợi ích, quyền lực và ý chí của nhân dân lao động;
    - Trong xã hội xã hội chủ nghĩa (XHCN), các quan hệ giai cấp - dân tộc - quốc tế được giải quyết phù hợp, kết hợp lợi ích giai cấp - dân tộc với chủ nghĩa quốc tế trong sáng.
    Bản chất nhà nước XHCN thể hiện thông qua các đặc trưng:
    - Nhà nước XHCN là NN dân chủ thực sự và rộng rãi. Dân chủ XHCN là thuộc tính cơ bản của NN XHCN. Bản chất này được thể hiện một cách toàn diện trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa XH.
    - NN XHCN luôn thể hiện ý chí và lợi ích của giai cấp công nhân và toàn thể nhân dân lao động.
    - Bộ máy NN XHCN tổ chức hoạt động và hoàn thiện trên cơ sở quan điểm chủ nghĩa Mác - Lê nin.

    Câu 2: Anh (chị) hãy phân tích khái niệm, đặc điểm, bản chất của nhà nước?
    * Khái niệm nhà nước: Nhà nước là một tổ chức đặc biệt của quyền lực chính trị, một bộ máy chuyên làm nhiệm vụ quản lý và cưỡng chế nhằm duy trì trật tự xã hội và bảo vệ địa vị thống trị của giai cấp thống trị trong xã hội tức là nhà nước là một tổ chức thuộc về một giai cấp mà giai cấp đó có khả năng chi phối các giai cấp khác trong xã hội.
    * Đặc điểm của nhà nước: có 5 đặc điểm
    - Nhà nước là một tổ chức quyền lực công cộng đặc biệt, vì nhà nước là đại diện chính thống cho toàn thể xã hội, toàn thể nhân dân trong một phạm vi lãnh thổ nhất định. Trong nhà nước có một lớp người chuyên làm nhiệm vụ quản lý và cưỡng chế, lớp người này làm nhiệm vụ trong một bộ máy gọi là bộ máy nhà nước.
    - Nhà nước phân chia dân cư thành các đơn vị hành chính lãnh thổ. Việc phân chia này của nhà nước không lệ thuộc vào huyết thống, tôn giáo, giàu nghèo, giới tính
    - Nhà nước có chủ quyền quốc gia. Chủ quyền quốc gia mang nội dung chính trị pháp lý, thể hiện quyền độc lập tự quyết cuả nhà nước về những chính sách đối nội và ngoại giao.
    - Nhà nước ban hành pháp luật. Trong xã hội chỉ có nhà nước mới có quyền ban hành pháp luật và pháp luật có giá trị bắt buột thực hiện đối với mọi cá nhân và tổ chức.
    - Nhà nước quyết định và thực hiện việc thu các loại thuế dưới các hình thức bắt buột, với số lượng và thời hạn ấn định trước. Trong xã hội chỉ có nhà nước mới có quyền đặt ra các thứ thuế và thu thuế. Thuế là nguồn thu chủ yếu trong ngân sách nhà nước để nuôi dưỡng và duy trì hoạt động của bộ máy nhà nước.
    * Bản chất của nhà nước:
    - Là sự thống nhất của 2 thuộc tính. Thuộc tính xã hội và thuộc tính giai cấp
    + Thuộc tính xã hội của nhà nước được thể hiện: nhà nước là đại diện chính thống cho toàn xã hội. Vì thế nhà nước phải giải quyết các vấn đề của toàn xã hội như tổ chức một nền sản xuất xã hội (phát triển nền kinh tế của đất nước); phát triển giáo dục, y tế, xây dựng các công trình cơ sỏ hạ tầng ( đường xá giao thông); xây dựng các công trình thuỷ (đê điều, thuỷ lợi, kênh mương); xây dựng các công trình văn hoá (nhà hát, công viên, sân vận động); phòng chống thiên tai; phòng chống dịch bệnh; phòng chống tệ nạn xã hội; giải quyết việc làm, chống thất nghiệp, bảo vệ môi trường.
    + Thuộc tính giai cấp của nhà nước được thể hiện: nhà nước hiện thuộc về một giai cấp nhất định. Giai cấp thống trị nhờ nắm trong tay nhà nước, thông qua nhà nước mà đường lối chính trị của giai cấp mình được thể chế hoá thành pháp luật. Khi đó đường lối chính trị của giai cấp thống trị được thực hiện một cách bắt buột đối với mọi cá nhân, tổ chức trong một phạm vi toàn lãnh thổ quốc gia. Đồng thời giai cấp thống trị thông qua nhà nước để ban hành pháp luật nhằm thiết lập sự thống trị của giai cấp mình đối với toàn xã hội. Giai cấp thống trị thực hiện sự thống trị của mình đối với toàn xã hội trên tất cả các lĩnh vực: chính trị, kinh tế, văn hoá tư tưởng. Về chính trị giai cấp thống trị bắt buột các giai cấp và tầng lớp khác trong xã hội phải phục tùng đường lối chính trị của giai cấp mình. Về kinh tế thì quan hệ sản xuất có lợi cho giai cấp thống trị sẽ trở thành quan hệ sản xuất chính thống chi phối sự phát triển của nền kinh tế của nhà nước cà của xã hội ( ví dụ: quan hệ ruộng đất, địa tô của thời kỳ phong kiến). Về văn hoá tư tưởng thì hệ tư tưởng của giai cấp thống trị là tư tưởng chính thống toàn xã hội ( ví dụ: hệ tư tưởng nho giáo thời phong kiến Trung Quốc). Thuộc tính giai cấp của nhà nước còn được thể hiện: giai cấp thống trị sử dụng nhà nước với bộ máy cưỡng chế khổng lồ của nhà nước sẵng sàn trấn áp đối với mọi sự phản kháng của các giai cấp tầng xã hội khác.
    * Tóm lại: - Bản chất của nhà nước luôn là sự thống nhất của 2 thuộc tính: thuộc tính xã hội và thuộc tính giai cấp, hai thuộc tính này có quan hệ biện chứng với nhau. Nhưng thuộc tính xã hội phát triển thì giai cấp thống trị là tiến bộ và nhà nước phát triển, ngược lại thì giai cấp thống trị lạc hậu và nhà nước kém phát triển.Câu 1. Chứng minh Nhà nước XHCN là kiểu Nhà nước tiến bộ nhất (dựa trên bản chất & các đặc trưng).
    Bản chất nhà nước XHCN:
    + NN XHCN vừa là một bộ máy chính trị - hành chính, một cơ quan cưỡng chế, vừa là tổ chức quản lý kinh tế xã hội của nhân dân lao động, nhà nước XHCN không còn là nhà nước theo nguyên nghĩa mà chỉ còn là “một nửa nhà nước”.
    + Dân chủ XHCN là thuộc tính của nhà nước XHCN.
    + Nhà nước XHCN luôn giữ vai trò tích cực và sáng tạo, là công cụ để xây dựng một xã hội nhân đạo công bằng và bình đẳng.
    - Chủ nghĩa xã hội (CNXH) theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin là giai đoạn đầu của hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa. CNXH tiến bộ, ưu việt hơn tất cả các xã hội trước đó về các đặc trưng chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội nhằm giải phóng con người khỏi mọi tình trạng áp bức, bóc lột, bất công. Để xây dựng CNXH, những người cộng sản phải hình dung, phác thảo ra được những đường nét cơ bản nhất của mô hình CNXH (mà chúng ta gọi đó là những “đặc trưng”). Nếu không phác thảo được mô hình, những đường nét cơ bản thì rất khó định hướng để xây dựng CNXH và biến nó trở thành hiện thực. Hơn nữa, những đặc trưng thể hiện mô hình đó phải phù hợp với quy luật phát triển của lịch sử xã hội loài người, phản ánh được nét đặc sắc của truyền thống dân tộc và xu thế phát triển của thời đại. Đây là đòi hỏi tất yếu nhưng rất khó khăn đối với các Đảng Cộng sản trong quá trình lãnh đạo xây dựng CNXH.
    Mặc dù khi dự báo về những đặc trưng của xã hội XHCN, những nhà sáng lập chủ nghĩa Mác - Lênin không coi đó là mô hình bất biến, song, các ông đã hình dung và phác thảo về CNXH - một chế độ xã hội ưu việt và tiến bộ hơn với các chế độ xã hội trước đó thể hiện trên một số nét cơ bản như sau:
    - Mục tiêu cao nhất của CNXH là giải phóng con người khỏi mọi ách bóc lột về kinh tế và nô dịch về tinh thần, tạo điều kiện cho con người phát triển toàn diện;
    - Cơ sở vật chất của CNXH được tạo ra bởi một lực lượng sản suất tiên tiến, hiện đại;
    - CNXH là từng bước xóa bỏ chế độ tư hữu tư bản chủ nghĩa, thiết lập chế độ công hữu về tư liệu sản xuất;
    - CNXH tạo ra cách tổ chức lao động và kỷ luật lao dộng mới với năng suất cao;
    - CNXH thực hiện nguyên tắc phân phối theo lao động;
    - Nhà nước trong CNXH là nhà nước dân chủ kiểu mới, thể hiện bản chất giai cấp công nhân, đại biểu cho lợi ích, quyền lực và ý chí của nhân dân lao động;
    - Trong xã hội xã hội chủ nghĩa (XHCN), các quan hệ giai cấp - dân tộc - quốc tế được giải quyết phù hợp, kết hợp lợi ích giai cấp - dân tộc với chủ nghĩa quốc tế trong sáng.
    Bản chất nhà nước XHCN thể hiện thông qua các đặc trưng:
    - Nhà nước XHCN là NN dân chủ thực sự và rộng rãi. Dân chủ XHCN là thuộc tính cơ bản của NN XHCN. Bản chất này được thể hiện một cách toàn diện trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa XH.
    - NN XHCN luôn thể hiện ý chí và lợi ích của giai cấp công nhân và toàn thể nhân dân lao động.
    - Bộ máy NN XHCN tổ chức hoạt động và hoàn thiện trên cơ sở quan điểm chủ nghĩa Mác - Lê nin.

    Câu 2: Anh (chị) hãy phân tích khái niệm, đặc điểm, bản chất của nhà nước?
    * Khái niệm nhà nước: Nhà nước là một tổ chức đặc biệt của quyền lực chính trị, một bộ máy chuyên làm nhiệm vụ quản lý và cưỡng chế nhằm duy trì trật tự xã hội và bảo vệ địa vị thống trị của giai cấp thống trị trong xã hội tức là nhà nước là một tổ chức thuộc về một giai cấp mà giai cấp đó có khả năng chi phối các giai cấp khác trong xã hội.
    * Đặc điểm của nhà nước: có 5 đặc điểm
    - Nhà nước là một tổ chức quyền lực công cộng đặc biệt, vì nhà nước là đại diện chính thống cho toàn thể xã hội, toàn thể nhân dân trong một phạm vi lãnh thổ nhất định. Trong nhà nước có một lớp người chuyên làm nhiệm vụ quản lý và cưỡng chế, lớp người này làm nhiệm vụ trong một bộ máy gọi là bộ máy nhà nước.
    - Nhà nước phân chia dân cư thành các đơn vị hành chính lãnh thổ. Việc phân chia này của nhà nước không lệ thuộc vào huyết thống, tôn giáo, giàu nghèo, giới tính
    - Nhà nước có chủ quyền quốc gia. Chủ quyền quốc gia mang nội dung chính trị pháp lý, thể hiện quyền độc lập tự quyết cuả nhà nước về những chính sách đối nội và ngoại giao.
    - Nhà nước ban hành pháp luật. Trong xã hội chỉ có nhà nước mới có quyền ban hành pháp luật và pháp luật có giá trị bắt buột thực hiện đối với mọi cá nhân và tổ chức.
    - Nhà nước quyết định và thực hiện việc thu các loại thuế dưới các hình thức bắt buột, với số lượng và thời hạn ấn định trước. Trong xã hội chỉ có nhà nước mới có quyền đặt ra các thứ thuế và thu thuế. Thuế là nguồn thu chủ yếu trong ngân sách nhà nước để nuôi dưỡng và duy trì hoạt động của bộ máy nhà nước.
    * Bản chất của nhà nước:
    - Là sự thống nhất của 2 thuộc tính. Thuộc tính xã hội và thuộc tính giai cấp
    + Thuộc tính xã hội của nhà nước được thể hiện: nhà nước là đại diện chính thống cho toàn xã hội. Vì thế nhà nước phải giải quyết các vấn đề của toàn xã hội như tổ chức một nền sản xuất xã hội (phát triển nền kinh tế của đất nước); phát triển giáo dục, y tế, xây dựng các công trình cơ sỏ hạ tầng ( đường xá giao thông); xây dựng các công trình thuỷ (đê điều, thuỷ lợi, kênh mương); xây dựng các công trình văn hoá (nhà hát, công viên, sân vận động); phòng chống thiên tai; phòng chống dịch bệnh; phòng chống tệ nạn xã hội; giải quyết việc làm, chống thất nghiệp, bảo vệ môi trường.
    + Thuộc tính giai cấp của nhà nước được thể hiện: nhà nước hiện thuộc về một giai cấp nhất định. Giai cấp thống trị nhờ nắm trong tay nhà nước, thông qua nhà nước mà đường lối chính trị của giai cấp mình được thể chế hoá thành pháp luật. Khi đó đường lối chính trị của giai cấp thống trị được thực hiện một cách bắt buột đối với mọi cá nhân, tổ chức trong một phạm vi toàn lãnh thổ quốc gia. Đồng thời giai cấp thống trị thông qua nhà nước để ban hành pháp luật nhằm thiết lập sự thống trị của giai cấp mình đối với toàn xã hội. Giai cấp thống trị thực hiện sự thống trị của mình đối với toàn xã hội trên tất cả các lĩnh vực: chính trị, kinh tế, văn hoá tư tưởng. Về chính trị giai cấp thống trị bắt buột các giai cấp và tầng lớp khác trong xã hội phải phục tùng đường lối chính trị của giai cấp mình. Về kinh tế thì quan hệ sản xuất có lợi cho giai cấp thống trị sẽ trở thành quan hệ sản xuất chính thống chi phối sự phát triển của nền kinh tế của nhà nước cà của xã hội ( ví dụ: quan hệ ruộng đất, địa tô của thời kỳ phong kiến). Về văn hoá tư tưởng thì hệ tư tưởng của giai cấp thống trị là tư tưởng chính thống toàn xã hội ( ví dụ: hệ tư tưởng nho giáo thời phong kiến Trung Quốc). Thuộc tính giai cấp của nhà nước còn được thể hiện: giai cấp thống trị sử dụng nhà nước với bộ máy cưỡng chế khổng lồ của nhà nước sẵng sàn trấn áp đối với mọi sự phản kháng của các giai cấp tầng xã hội khác.
    * Tóm lại: - Bản chất của nhà nước luôn là sự thống nhất của 2 thuộc tính: thuộc tính xã hội và thuộc tính giai cấp, hai thuộc tính này có quan hệ biện chứng với nhau. Nhưng thuộc tính xã hội phát triển thì giai cấp thống trị là tiến bộ và nhà nước phát triển, ngược lại thì giai cấp thống trị lạc hậu và nhà nước kém phát triển.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...