Tài liệu Câu hỏi ôn tập và trả lời môn Đại cương Văn hóa Việt Nam

Thảo luận trong 'Lịch Sử' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Câu 1. Khái niệm văn hóa. Phân biệt văn hóa với văn minh, văn hiến, văn vật.
    a. Khái niệm văn hóa:
    Văn hóa là khái niệm mang nội hàm rộng với rất nhiều cách hiểu khác nhau, liên quan đến mọi mặt đời sống vật chất và tinh thần của con người.
    Theo ngôn ngữ của phương Tây, từ tương ứng với văn hóa của tiếng Việt (culture trong tiếng Anh và tiếng Pháp, kultur trong tiếng Đức, .) có nguồn gốc từ chữ Latinh Cultus với nghĩa gốc là gieo trồng, được hiểu theo hai nghĩa: Cultus Agri - trồng trọt/ canh tác nông nghiệp (trồng cây) và Cultus Animi - trồng trọt/ canh tác tinh thần (trồng người - sự giáo dục, bồi dưỡng tâm hồn con người).
    Ở phương Đông, từ văn hóa cũng đã có trong đời sống ngôn ngữ từ rất sớm; văn là vẻ đẹp của con người, hóa là thay đổi theo hướng tốt đẹp, văn hóa nghĩa là làm cho đẹp, cho tốt hơn.
    Trong Tiếng Việt, khái niệm văn hóa có nhiều nghĩa:
    + Nghĩa hẹp: học thức, lối sống, nếp sống hoặc trình độ phát triển của một giai đoạn.
    + Nghĩa rộng: văn hóa bao gồm tất cả những giá trị tinh thần và vật chất.
    Trong cuộc sống hàng ngày, văn hóa thường được hiểu là văn học, nghệ thuật như thơ ca, mỹ thuật, sân khấu, điện ảnh .Các trung tâm văn hóa có ở khắp nơi chính là cách hiểu này. Một cách hiểu thông thường khác: văn hóa là cách sống bao gồm phong cách ẩm thực, trang phục, cư xử và cả đức tin, tri thức được tiếp nhận .
    Æ Theo cách hiểu thông thường, văn hóa là học thức, trình dộ học vấn và lối sống lành mạnh. Theo nghĩa rộng, văn hóa bao gồm toàn bộ đời sống con người. Trên thế giới có nhiều định nghĩa về văn hóa và chúng ta chọn định nghĩa đã được UNESCO công nhận: Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần, do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội.
    b. Phân biệt văn hóa với văn minh, văn hiến, văn vật:

    [TABLE=width: 672]
    [TR]
    [TD]VĂN HÓA
    [/TD]
    [TD]VĂN HIẾN
    [/TD]
    [TD]VĂN VẬT
    [/TD]
    [TD]VĂN MINH
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Chứa cả giá trị vật chất lẫn tinh thần
    [/TD]
    [TD]Thiên về giá trị tinh thần
    [/TD]
    [TD]Thiên về giá trị vật chất
    [/TD]
    [TD]Thiên về giá trị vật chất, khoa học – kỹ thuật
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD=colspan: 3]Có bề dày lịch sử
    [/TD]
    [TD]Là một lát cắt đồng đại của lịch sử, chỉ một trình độ phát triển nhất định
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD=colspan: 3]Đậm tính dân tộc
    [/TD]
    [TD]Có tính quốc tế
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD=colspan: 3]Gắn bó nhiều với phương Đông nông nghiệp
    [/TD]
    [TD]Gắn bó nhiều với phương Tây đô thị
    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]

    Câu 2. Cho biết tên các vùng văn hóa ở Việt Nam. Cho biết những hình thức giao lưu và tiếp biến văn hóa.

    a. Tên các vùng văn hóa ở Việt Nam:
    Đất nước Việt Nam có địa hình, khí hậu đa dạng nên đã hình thành nhiều vùng văn hóa khác nhau, gồm 6 vùng:
    - Vùng văn hóa Tây Bắc: gồm các tỉnh: Lai Châu, Lào Cai, Sơn La, Yên Bái, Điện Biên, một phần của Hòa Bình.
    - Vùng văn hóa Việt Bắc (vùng Đông Bắc): gồm các tỉnh: Cao Bằng, Bắc Cạn, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Hà Giang và một phần đồi núi của các tỉnh Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Quảng Ninh.
    - Vùng văn hóa châu thổ Bắc Bộ (vùng Thăng Long, vùng Sông Hồng): gồm các tỉnh: Hà Nội, Hà Tây, Hà Nam, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Nam Định, Ninh Bình, Thái Bình và phần đồng bằng của các tỉnh Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Bắc Giang.
    - Vùng văn hóa duyên hải Trung Bộ: gồm các tỉnh dọc theo biển Đông từ Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận.
    - Vùng văn hóa Trường Sơn - Tây Nguyên: gồm các tỉnh: Gia Lai, Kontum, Đak Lak, Đak Nông, Lâm Đồng.
    - Vùng văn hóa Nam Bộ: gồm các tỉnh: Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Bà Rịa Vũng Tàu, Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh, Đồng Tháp, Cần Thơ, Sóc Trăng, An Giang, Kiên Giang, Bạc Liêu, Cà Mau và TP Hồ Chí Minh.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...