Tài liệu Câu hỏi ôn tập tố tụng hình sự: Trắc nghiệm, nhận định, bài tập (có đáp án)

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Câu hỏi ôn tập tố tụng hình sự: Trắc nghiệm, nhận định, bài tập có lời giải

    I/- CÂU NHẬN ĐỊNH:
    1. Việc giải quyết vụ án hình sự phải trải qua 7 giai đoạn tố tụng hình sự?
    Sai. Khi xét xử sơ thẩm mà các bên không kháng cáo, kháng nghị thì không cần phải xét xử phúc thẩm, hay giám đốc thẩm, tái thẩm.

    2. Trong mọi trường hợp bào chữa bắt buộc theo quy định tại khoản 2 Điều 57 Bộ luật TTHS, khi không có người bào chữa thì toà án hoãn phiên toà?
    Sai. Những trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 57 BLTTHS mà bị can, bị cáo và người đại diện hợp pháp của họ vẫn có quyền từ chối người bào chữa và phiên tòa vẫn làm việc.

    3. Một trong các bên của quan hệ pháp luật TTHS bắt buộc phải là cơ quan nhà nước có thẩm quyền?
    Đúng. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền ở đây là những cơ quan tiến hành tố tụng mang tính quyền lực nhà nước.

    4. Quan hệ pháp luật mang tính quyền lực nhà nước là quan hệ pháp luật tố tụng hình sự?
    Sai. Quan hệ pháp luật mang tính quyền lực nhà nước còn thể hiện ở tố tụng dân sự và tố tụng hành chính.


    II/- BÀI TÌNH HUỐNG

    1. Ban đêm A và B cùng nhau đi đến cơ quan X để trộm cắp tài sản của cơ quan. Trên đường đi A và B gặp C (C 17 tuổi, con ông H) và đã rủ C cùng tham gia phi vụ, C đồng ý cùng đi. Đến nơi C được A, B phân công đứng ngoài canh gác, còn chúng thì thực hiện kế hoạch đã định. Sau khi trộm được một số tài sản, chúng trộm thêm chiếc xích lô của anh N để chở tài sản trộm được đi tiêu thụ. Sáng hôm sau C ăn năn, hối cải nên đã đến cơ quan công an tự thú. Hãy xác định tư cách tố tụng của những người nói trên.
    -A, B có hành vi trộm cắp tài sản và C là đồng phạm. C đến công an tự thú là hành vi tự ý nữa chừng chấm dứt phạm tội, đối với hành vi này có thể xem xét miễn truy cứu trách nhiệm hình sự đối với C.
    -Do vụ trộm cắp cơ quan điều tra chưa khởi tố nên những người nói trên chưa xác định được tư cách tố tụng.

    2. Nguyễn Văn H (20 tuổi) đã thực hiện hành vi cướp xe máy của B đang đi trên đường và bị bắt quả tang. H đã bị cơ quan Điều tra khởi tố về tội cướp tài sản. Ông A là cha của H hiện là luật sư tham gia tố tụng để bảo vệ quyền lợi cho H. Hãy xác định tư cách tố tụng của A, B, H trong quá trình giải quyết vụ án HS nói trên?
    Tình tiết bổ sung: Trong quá trình điều tra, cơ quan điều tra biết được rằng chiếc xe máy mà B sử dụng là xe của cơ quan X giao cho B đi công tác.
    Hỏi: Tư cách tố tụng của người nào có thể bị thay đổi? Có tư cách tố tụng nào xuất hiện khi phát hiện tình tiết này không?
    -H là bị can;
    -A người bào chữa;
    -B là người bị hại.
    Trong quá trình điều tra, cơ quan điều tra biết được rằng chiếc xe máy mà B sử dụng là xe của cơ quan X giao cho B đi công tác, tư cách tố tụng của B bị thay đổi, tư cách tố tụng mới là cơ quan X nguyên đơn dân sự.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...