Chuyên Đề câu hỏi ôn tập môn xây dựng đảng

Thảo luận trong 'CNXH Khoa Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    vấn đề 1: Bản chất giai cấp công nhân của Đảng ta
    vấn đề 2: Công tác tư tưởng của Đảng
    vấn đề 3:
    Công tác cán bộ.
    vấn đề 4: Vấn đề tổ chức cơ sở đảng.
    vấn đề 5: Nguyên tắc tập trung dân chủ.

    vấn đề 1: Bản chất giai cấp công nhân của Đảng ta
    ​Khi nghiên cứu về bản chất công nhân của Đảng cộng sản và tính tiền phong của đảng ta trong tình hình mới hiện nay; Trước hết chúng ta phải nghiên cứu về một chính đảng .
    Đảng là sản phẩm lịch sử của cuộc đấu tranh chính trị của giai cấp và là một tổ chức chính trị của một giai cấp . Đảng bao gồm những người cùng chung một lý tưởng, những phần tử tích cựccủa một giai cấp, giác ngộ lợi ích , tự nguyện đấu tranh bảo vệ quyền lợi của giai cấp đó. Theo quan điểm của Lê Nin : Trong xã hội có giai cấp, khi đấu tranh giai cấp phát triển đến một mức độ nhất định thì chính đảng ra đời,chính đảng là người đại biểu cho quyền lợi của giai cấp đó, là người lãnh đạo chính trị của một giai cấp ; cho nên chính đảng mang tính chất giai cấp rõ rệt, không có đảng phi giai cấp, siêu giai cấp, ngoài giai cấp. Mỗi một chính đảng chi mang một tính chất của một giai cấp nhất định và chỉ một mà thôi.
    Từ thực tiễn sự ra đời của các chính Đảng Cộng sản, Lê Nin rút ra kết luận : Đảng Cộng sản là sản phẩm của sự kết hợp giữa chủ nghĩa xã hội khoa học với phong trào công nhân.Chủ nghĩa xã hội khoa học do C.Mác và Ph.Aêngghen sáng lập và sau này được LêNin làm phong phú thêm cả về lý luận và cả về thực tiễn . Chủ nghĩa xã hội khoa học khi chưa kết hợp với phong trào công nhân, về mặt tổ chức, sự phát triển cao nhất của nó cũng chỉ dẫn đếnsự ra đời các hội nghiên cứu,truyền bá chủ nghĩa Mác. Về mặt lịch sử, nó ra đời sau phong trào công nhân. Nhưng giữa chủ nghĩa xã hội khoa học và phong trào công nhân lại có chung một nguồn gốc, đó là những quan hệ kinh tế tư bản chủ nghĩa. Do quan hệ kinh tế này, nảy sinh cuộc đấu tranh giữa giai cấp tư sản vả giai cấp công nhân, từ đó phong trào công nhân ra đời. C.Mác và Ph.Aêngghen đã nghiên cứu những quan hệ kinh tế tư bản chủ nghĩa và phát hiện ra sứ mệnh lịch sử thế giới của giai cấp công nhân và từ đó xây dựng nên lý luận về chủ nghĩa xã hội khoa học. Điều này đã chứng tỏ lý luận của chủ nghĩa Mác- LêNin là cơ sở lý luận, phong trào công nhân là cơ sở vật chất, cơ sở xã hội để hình thành Đảng cộng sản. Đảng cộng sản ra đời là một tất yếu khách quan.
    Trung thành với học thuyết Mác-LêNin về xây dựng chính đảng cách mạng của giai cấp công nhân, xuất phát từ thực tiễn cách mạng Việt Nam , Chủ tịch Hồ Chí Minh đã truyền bá chủ nghĩa Mác Lê Nin vào phong trào công nhân và phong trào yêu nước, tạo ra sự kết hợp một các sinh động yếu tố dân tộc và giai cấp, tạo ra cơ sở xã hội – chính trị rộng lớn về sự ra đời và phát triển không ngừng một đảng cách mạng của giai cấp vô sản – Đó là sự kết hợp lý luận của chủ nghĩa Mác- LêNin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước của nhân dân Việt Nam . Chủ tịch Hồ Chí Minh xác định: Đảng ta là đảng của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam. Đảng ta là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời cũng là đội tiên phong cách mạng của dân tộc. Qua thực tiễn cacùh mạng, Hồ Chí Minh cho rằng : Đảng ta xứng đáng là đội tiên phong, là bộ tham mưu của giai cấp vô sản, của nhân dân lao động và của cả dân tộc.



     

    Các file đính kèm:

Đang tải...