Thạc Sĩ Câu dưới bậc trong truyện ngắn Nam Cao

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 12/11/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    1
    MỞ ĐẦU
    1. Lí do chọn đề tài
    1. Câu dưới bậc là dạng câu trước đây ít phổ biến vì nó bị đánh giá là câu
    sai, câu “què quặt”. Nhưng hiện nay, đã có rất nhiều người sử dụng thường
    xuyên câu dưới bậc trong tác phẩm của mình. Vì vậy, việc sử dụng câu dưới
    bậc không còn là hiện tượng bất bình thường nữa. Thậm chí, nếu biết vận dụng
    đúng cách, câu dưới bậc còn có hiệu quả rất lớn trong việc thể hiện ý đồ nghệ
    thuật của tác giả.
    2. “Nam Cao là một tài năng lớn, một nhà văn xuất sắc đã góp phần cách
    tân và hiện đại hóa nền văn xuôi quốc ngữ.” [58,5]. Mặc dù sự nghiệp sáng tác
    của ông chỉ gói gọn trong 15 năm (1936 - 1951) nhưng những tác phẩm ông để
    lại thực sự có vai trò quan trọng trong nền văn học nước nhà.
    Đọc văn Nam Cao, ta luôn thấy ẩn chứa, tiềm tàng một sức sống mãnh
    liệt, một văn phong độc đáo và một giá trị văn chương vượt lên trên “các bờ cõi
    và giới hạn”. Chính vì thế, những tác phẩm của ông đã là đối tượng khám phá
    của nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước.
    Câu dưới bậc là hiện tượng ngôn ngữ độc đáo đã được Nam Cao sử dụng
    với tuần số xuất hiện cao trong các tác phẩm của mình. Nhiều nhà nghiên cứu
    đánh giá cao khả năng dùng câu dưới bậc một cách tài tình và đầy hiệu quả của
    ông. Việc các nhà ngôn ngữ học chọn khá nhiều câu dưới bậc của Nam Cao
    làm ví dụ minh họa cho các luận điểm trong công trình khoa học của mình là
    một bằng chứng cụ thể chứng minh cho điều này.
    3. Theo hiểu biết của chúng tôi, chưa có một công trình nghiên cứu khoa
    học nào chính thức đề cập đến vấn đề “Câu dưới bậc trong truyện ngắn Nam
    Cao”. Vì vậy, tìm hiểu vấn đề này, chúng tôi mong muốn sẽ tập hợp được một
    số tư liệu về các kiểu câu dưới bậc trong truyện ngắn của Nam Cao và bước đầu
    có những nhận xét về hiệu quả sử dụng câu dưới bậc trong truyện ngắn của ông.
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    2
    2. Lịch sử vấn đề
    Theo thống kê của chúng tôi, từ năm 1940 đến nay đã có tới 191 bài báo
    chuyên luận viết về Nam Cao và các sáng tác của ông, trong đó có bài viết của
    nhiều chuyên gia hàng đầu như GS Hà Minh Đức, GS Nguyễn Đăng Mạnh, GS
    Phong Lê, GS Trần Đình Sử Các nhà nghiên cứu phê bình văn học này đã
    đánh giá rất cao tài năng của Nam Cao cũng như giá trị văn chương đích thực
    trong các tác phẩm mà ông đã để lại.
    Trong cuốn “Nam Cao đời văn và tác phẩm” (Nxb Văn học, Hà Nội
    1997), Hà Minh Đức đã viết: “Từ cuốn sách đầu tay “Nam Cao, nhà văn hiện
    thực xuất sắc” xuất bản năm 1961 cho đến những bài gần đây, tôi luôn nỗ lực
    tìm hiểu và ghi nhận những giá trị phong phú và tiềm ẩn của tác phẩm Nam
    Cao”. Bích Thu, trong [78,5] cũng đã khẳng định: “Giới nghiên cứu phê bình
    hiện nay khi đọc lại Nam Cao không dừng lại ở kết luận có sẵn mà cố gắng
    khơi sâu vào những địa tầng mới của văn chương Nam Cao. Vẫn trên cơ sở
    khẳng định con người, tài năng của Nam Cao nhưng tất cả đã được nâng lên ở
    những chiều kích mới, với những phát hiện sâu hơn, tâm đắc hơn về đời, về
    nghệ thuật sáng tạo, về giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo của nhà văn”. [78,5]
    Đó là những đánh giá rất “sắc” mà các nhà phê bình văn học đã phát hiện và
    muốn khám phá nhiều hơn nữa trong tác phẩm của Nam Cao.
    Ngoài tài xây dựng tình huống truyện, xây dựng nhân vật điển hình là
    những thế mạnh được nhiều người khẳng định và đề cao, Nam Cao còn được
    đánh giá là một người có khả năng sử dụng ngôn ngữ một cách điêu luyện, sắc
    sảo và đầy hiệu quả. GS Phong Lê nhận xét: “Có một ngôn ngữ tác giả mang
    chất giọng riêng Nam Cao, giàu suy nghiệm, triết lý có thể xem là âm chủ ( )
    nhưng chất giọng đó không lấn át, không che khuất ngôn ngữ nhân vật - là một
    phương diện nghệ thuật mà Nam Cao hết sức tôn trọng ( ). Cảnh ngộ nào -
    ngôn ngữ ấy. Tính cách nào - lời lẽ ấy. Đã gần nửa thế kỷ qua mà ngôn ngữ
    Nam Cao gần như không cũ ” (Lời giới thiệu tuyển tập Nam Cao tập 1, Nxb
    Văn học 1987).
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    3
    Như vậy, các sáng tác của Nam Cao được nghiên cứu chủ yếu ở các giá
    trị về mặt “văn chương” (như giá trị hiện thực, nghệ thuật xây dựng tình huống
    truyện, xây dựng nhân vật điển hình ). Kể cả những nhận xét về ngôn ngữ của
    Nam Cao, theo chúng tôi cũng là những nhận xét từ góc nhìn của các nhà
    nghiên cứu văn học (xem xét ở phần lời) chứ chưa phải từ góc nhìn của các nhà
    nghiên cứu ngôn ngữ học (xem xét ở mặt “cấu trúc”, mặt “liên kết”).
    Nếu xét riêng về câu dưới bậc, chúng tôi lại càng chưa thấy một chuyên
    luận nào tìm hiểu về câu dưới bậc của Nam Cao mà - như chúng tôi đã nói - sự
    nghiên cứu chủ yếu chỉ dừng lại ở việc các tác giả lấy các câu dưới bậc của
    Nam Cao làm ví dụ minh họa trong công trình của mình.
    Thông qua công trình này, chúng tôi hy vọng tìm hiểu cách sử dụng câu
    dưới bậc trong truyện ngắn Nam Cao để từ đó bước đầu nhận xét về đặc điểm
    câu văn của ông, đồng thời tìm hiểu vài trò và hiệu quả của câu dưới bậc trong
    việc bộc lộ ý nghĩa câu văn cũng như dụng ý của người viết.
    3. Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu
    3.1. Đối tượng nghiên cứu
    Đối tượng nghiên cứu của luận văn là Câu dưới bậc trong Tuyển tập
    truyện ngắn của Nam Cao.
    3.2. Phạm vi nghiên cứu
    Luận văn này nghiên cứu Câu dưới bậc trong Truyện ngắn Nam Cao về
    2 phương diện:
    - Cấu tạo ngữ pháp;
    - Vai trò trong việc thể hiện ý đồ nghệ thuật tác phẩm.
    4. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu
    4.1. Mục đích nghiên cứu
    Nghiên cứu đề tài này, người viết muốn làm rõ thêm sự đa dạng về hình
    thức cũng như giá trị sử dụng của câu dưới bậc trong văn bản nghệ thuật.
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    4
    4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
    Để đạt được mục tiêu đề ra, luận văn phải thực hiện những nhiệm vụ chủ
    yếu sau đây:
    - Tổng quan những vấn đề lí thuyết được dùng làm căn cứ lí luận cho
    việc xử lí đề tài.
    - Khảo sát, phân loại và miêu tả câu dưới bậc trong Truyện ngắn Nam
    Cao theo tiêu chí cấu tạo ngữ pháp.
    - Phân tích giá trị của câu dưới bậc trong Truyện ngắn Nam Cao.
    - Tổng kết những kết quả nghiên cứu bằng biểu bảng hoặc bằng lời.
    5. Phương pháp nghiên cứu
    Để thực hiện đề tài này, luận văn sẽ sử dụng một số phương pháp nghiên
    cứu chủ yếu sau:
    5.1. Phương pháp thống kê, phân loại
    Phương pháp này được dùng để thu thập các câu dưới bậc trong truyện
    ngắn Nam Cao.
    5.2. Phương pháp miêu tả
    Phương pháp này được vận dụng khi miêu tả cấu trúc của các câu
    dưới bậc.
    5.3. Phương pháp phân tích, tổng hợp
    Nhóm phương pháp nghiên cứu này dùng để phân tích đối tượng và tổng
    kết kết quả nghiên cứu.
    6. Cấu trúc của luận văn
    Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, luận văn gồm
    3 chương:
    - Chương 1: Cơ sở lí luận
    - Chương 2: Câu dưới bậc trong truyện ngắn Nam Cao xét về mặt cấu tạo
    ngữ pháp.
    - Chương 3: Vai trò của câu dưới bậc trong truyện ngắn Nam Cao.


    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    iii
    MỤC LỤC

    LỜI CAM ĐOAN . i
    LỜI CẢM ƠN ii
    MỤC LỤC iii
    DANH MỤC CÁC BẢNG . iv
    MỞ ĐẦU . 1
    1. Lí do chọn đề tài 1
    2. Lịch sử vấn đề 2
    3. Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu 3
    4. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu . 3
    5. Phương pháp nghiên cứu . 4
    6. Cấu trúc của luận văn 4
    Chương 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT . 5
    1.1. Khái niệm câu dưới bậc 5
    1.2. Các quan niệm về câu dưới bậc 6
    1.3. Phân loại câu dưới bậc 8
    1.3.1. Câu dưới bậc có tính vị ngữ tự thân (hay là câu đơn hai thành phần
    vắng chủ ngữ) 8
    1.3.2. Câu đơn dưới bậc có tính vị ngữ lâm thời . 15
    1.4. Hướng liên kết của câu dưới bậc 18
    1.4.1. Câu dưới bậc hướng lùi . 18
    1.4.2. Câu dưới bậc hướng tới . 20
    1.4.3. Câu dưới bậc hai hướng . 21
    1.5. Tiểu kết . 22
    Chương 2: CÂU DƯỚI BẬC TRONG TRUYỆN NGẮN NAM CAO
    XÉT VỀ PHƯƠNG DIỆN CẤU TẠO NGỮ PHÁP . 24
    2.1. Nhận xét chung . 24
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    iv
    2.2. Phân loại câu dưới bậc trong truyện ngắn Nam Cao 24
    2.2.1. Câu dưới bậc có tính vị ngữ tự thân trong truyện ngắn Nam Cao 27
    2.2.2. Câu dưới bậc có tính vị ngữ lâm thời trong truyện ngắn Nam Cao 40
    2.3. Hướng liên kết của câu dưới bậc trong truyện ngắn Nam Cao 43
    2.3.1. Câu dưới bậc liên kết hướng lùi 44
    2.3.2. Câu dưới bậc liên kết hướng tới 46
    2.3.3. Câu dưới bậc liên kết hai hướng 47
    2.4. Tiểu kết . 49
    Chương 3: VAI TRÕ CỦA CÂU DƯỚI BẬC TRONG TRUYỆN
    NGẮN NAM CAO . 50
    3.1. Vai trò nhấn mạnh thành phần câu được tách ra thành câu riêng 50
    3.2. Vai trò thể hiện tính cách của nhân vật 52
    3.3. Vai trò thể hiện thái độ của tác giả hay thái độ của nhân vật
    trong tác phẩm 63
    3.4. Vai trò liên kết câu trong văn bản 69
    3.5. Vai trò đa dạng hóa cách diễn đạt trong văn bản . 72
    3.6. Vai trò rút gọn văn bản và tránh lỗi lặp từ ngữ 74
    3.7. Tiểu kết . 77
    KẾT LUẬN . 78
    TÀI LIỆU THAM KHẢO . 80
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    iv
    DANH MỤC CÁC BẢNG

    Bảng 2.1: Câu dưới bậc có tính vị ngữ tự thân và câu dưới bậc có tính vị
    ngữ lâm thời . 25
    Bảng 2.2. Số lượng câu dưới bậc trong truyện ngắn Nam Cao . 25
    Bảng 2.3: Câu dưới bậc có tính vị ngữ tự thân 27
    Bảng 2.4. Câu dưới bậc có tính vị ngữ tự thân (số liệu qua từng tác phẩm) . 27
    Bảng 2.5: Câu dưới bậc khuyết chủ ngữ . 29
    Bảng 2.6: Các loại câu dưới bậc khuyết chủ ngữ 30
    Bảng 2.7. Câu dưới bậc ẩn chủ ngữ . 33
    Bảng 2.8: Câu dưới bậc có tính vị ngữ lâm thời . 40
    Bảng 2.9: Câu dưới bậc tương đương với thành phần phụ của câu 41
    Bảng 2.10: Câu dưới bậc tương đương với thành phần phụ của từ . 42
    Bảng 2.11: Hướng liên kết của câu dưới bậc trong truyện ngắn Nam Cao 43
    Bảng 2.12: Câu dưới bậc liên kết hướng lùi 44
    Bảng 2.13: Câu dưới bậc liên kết hướng tới trong truyện ngắn Nam Cao 46
    Bảng 2.14: Câu dưới bậc liên kết hai hướng trong truyện ngắn Nam Cao . 48
     
Đang tải...