Tiểu Luận cạnh tranh trong kinh doanh

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    I/ Khái quát về cạnh tranh trong kinh doanh:
    1) Tổng quan về Cạnh tranh:

    Có thể nói cạnh tranh xuất hiện trong rất nhiều lĩnh vực của cuộc sống và đã đem lại cho thị trường cũng như đời sống xã hội một diện mạo mới, linh hoạt đa dạng, phong phú và ngày càng phát triển, đồng thời cũng làm nảy sinh nhiều vấn đề xã hội như phá sản, kinh doanh gian dối, cạnh tranh không lành mạnh. Cho đến nay, các nhà khoa học dường như chưa thể thỏa mãn với bất cứ khái niệm nào về cạnh tranh bởi nó được nhìn nhận ở nhiều góc độ khác nhác nhau tùy thuộc vào ý định và hướng tiếp cận của các nhà khoa học.
    Với tư cách là động lực nội tại trong một chủ thể kinh doanh, cạnh tranh được cuốn Black’Law Dictionary định nghĩa là “sự nỗ lực hoặc hành vi của hai hay nhiều thương nhân nhằm tranh giành những lợi ích giống nhau từ chủ thể thứ ba”
    Với tư cách là hiện tượng xã hội, theo cuốn Từ điển Kinh doanh của Anh xuất bản năm 1992, cạnh tranh được định nghĩa là “sự ganh đua, sự kình địch giữa các nhà kinh doanh nhằm cùng tranh giành một loại tài nguyên hoặc cùng một loại khách hàng về phía mình”
    Tóm lại, Cạnh tranh trong kinh doanh là hành vi của các doanh nghiệp đối lập nhau và là đối thủ của nhau trong cung ứng hàng hóa và dịch vụ nhằm thõa mãn nhu cầu giống nhau với sự may rủi của mỗi bên, thể hiện qua việc lôi kéo được hoặc có thể mất đi một lượng khách hàng thường xuyên.

    2) Những đặc trưng cơ bản của cạnh tranh:
    Cạnh tranh được mô tả bởi 3 đặc trưng cơ bản sau:
    Một, cạnh tranh là hiện tượng diễn ra giữa các chủ thể kinh doanh.
    Hai, về mặt hình thức, cạnh tranh là sự ganh đua, sự kình địch giữa các doanh nghiệp. Nói cách khác, cạnh tranh là phương thức giải quyết mâu thuẫn về lợi ích tiềm năng giữa các nhà kinh doanh với vai trò quyết định của người tiêu dùng.
    Ba, mục đích của các doanh nghiệp tham gia cạnh tranh là cùng tham gia thị trường mua hoặc bán sản phẩm.

    3) Ý nghĩa của cạnh tranh:
    Cạnh tranh cũng là một nhu cầu tất yếu của hoạt động kinh tế trong cơ chế thị trường, nhằm mục đích chiếm lĩnh thị phần, tiêu thụ được nhiều sản phẩm hàng hoá để đạt được lợi nhuận cao nhất. Câu nói cửa miệng của nhiều người hiện nay "thương trường như chiến trường", phản ánh phần nào tính chất gay gắt khốc liệt đó của thị trường cạnh tranh tự do.
    Cạnh tranh có vai trò quan trọng trong nền sản xuất hàng hóa nói riêng và trong nền kinh tế nói chung
    a. Cạnh tranh đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng
    Trong môi trường cạnh tranh, người tiêu dùng có vị trí trung tâm. Nhu cầu của họ được đáp ứng một cách tốt nhất mà thị trường có thể cung ứng, bởi họ là người có quyền bỏ phiếu bằng đồng tiền của mình để quyết định ai là người có thể tồn tại và ai phải ra khỏi cuộc chơi. Với sự ganh đua của môi trường cạnh tranh, các doanh nghiệp luôn tìm mọi cách để hạ giá thành sản phẩm nhằm lôi kéo khách hàng về với mình. Sự tương tác giữa nhu cầu của người tiêu dùng và khả năng đáp ứng của doanh nghiệp trong điều kiện cạnh tranh đã làm cho giá cả hàng hóa và dịch vụ đạt mức rẻ nhất có thể. Với ý nghĩa đó, cạng tranh loại bỏ khả năng bóc lột người tiêu dùng từ phía doanh nghiệp. Đồng thời, sở thích và nhu cầu của người tiêu dùng có vai trò định hướng cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
    b. Cạnh tranh có vai trò điều phối các hoạt động kinh doanh trên thị trường
    Như một quy luật sinh tồn của tự nhiên, cạnh tranh đảm bảo phân phối thu nhập các nguồn lực kinh tế tập trung vào tay những doanh nghiệp giỏi, có khả năng và bản lĩnh trong kinh doanh. Sự tồn tại của cạnh tranh sẽ loại bỏ khả năng lạm dụng quyền lực của thị trường để bóc lột đối thủ cạnh tranh và bóc lột khách hàng.
    Trong cuộc cạnh tranh dường như luôn có sự hiện diện của một bàn tay vô hình lấy đi mọi nguồn lực kinh tế để trao cho những người có khả năng sử dụng một cách tốt hơn. Sự chuyển dich như vậy đảm bảo cho các giá trị kinh tế cua thị trường được sử dụng một cách tối ưu.
    c. Cạnh tranh đảm bảo cho việc sử dụng nguồn lực kinh tế một cách hiệu quả
    Những nổ lực giảm chi phí để từ đó giảm giá thành của hàng hóa, dich vụ đã buộc các doanh nghiệp phải tự đạt mình vào những điều kiện kinh doanh tiết kiệm bằng cách sử dụng một cách hiệu quả nhất các nguồn lực mà họ có được. Mọi sự lãng phí hoặc tính toán sai lầm đều có thể dẫn đến những thất bại trong kinh doanh. Do đó , cạnh tranh là động lực cơ bản giảm sự lãng phí trong kinh doanh.
    d. Cạnh tranh có tác dụng thúc đẩy việc ứng dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật trong kinh doanh và kích thích sự sáng tạo của các doanh nghiệp
    Nhu cầu tìm kiếm lợi nhuận đã thúc đẩy các doanh nghiệp không ngừng áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm. Cứ như thế, cuộc chạy đua giữa các doanh nghiệp sẽ thúc đẩy không ngừng sự phát triển của khoa học, kỹ thuật trong đời sống kinh tế và xã hội.
    Ngoài ra, sự cạnh tranh buộc người sản xuất phải năng động, sang tạo, nhạy bén nắm bắt tốt nhu cầu của người tiêu dùng, tích cực nâng cao tay nghề, hoàn thiện cách tổ chức sản xuất để nâng cao chất lượng và hiệu quả kinh tế. Ở đâu thiếu cạnh tranh hoặc có biểu hiện độc quyền thì thường trì trệ và kém phát triển.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...