Tài liệu Cạnh tranh không lanh mạnh trong lĩnh vực ngân hàng – nhìn từ góc độ pháp lí

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. Pháp luật về các hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực ngân hàng Khái niệm hành vi cạnh tranh không lành mạnh được đưa ra trong Luật cạnh tranh năm 2004, theo đó hành vi cạnh tranh không lành mạnh được hiểu là hành vi cạnh tranh của doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh trái với các chuẩn mực thông thường về đạo đức kinh doanh, gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khác hoặc
    người tiêu dùng.(1) Như vậy, dấu hiệu để
    nhận biết hành vi cạnh tranh không lành mạnh là: a) Hành vi cạnh tranh giữa các doanh nghiệp; b) Hành vi trái với các chuẩn mực thông thường về đạo đức kinh doanh; c) Hành vi gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khác hoặc người tiêu dùng.
    Nhìn chung, khái niệm và các dấu hiệu của hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong pháp luật Việt Nam tương đồng với pháp luật các nước và thông lệ quốc tế(2) như Luật về bảo vệ cạnh tranh trên thị trường dịch vụ tài chính của Liên bang Nga năm 1999,(3) các luật cạnh tranh của các nước khác cũng có quy định tương tự.
    Điều 39 Luật cạnh tranh quy định chi tiết





    các hành vi được coi là cạnh tranh không lành mạnh, bao gồm: 1) Chỉ dẫn gây nhầm lẫn; 2) Xâm phạm bí mật kinh doanh; 3) Ép buộc trong kinh doanh; 4) Gièm pha doanh nghiệp khác; 5) Gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác; 6) Quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh; 7) Khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh; 8) Phân biệt đối xử của hiệp hội; 9) Bán hàng đa cấp bất hợp pháp; 10) Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh khác do Chính phủ quy định.
    Các hành vi này phổ biến trong hoạt động kinh doanh nói chung nhưng lĩnh vực ngân hàng là lĩnh vực kinh doanh đặc thù nên đòi hỏi phải có những hướng dẫn cụ thể riêng về vấn đề này. Mặc dù vậy, cho đến thời điểm hiện nay, mới chỉ có một vài quy định rải rác trong các văn bản pháp luật về vấn đề này mà chưa có những quy định chi tiết mang tính đặc thù cho lĩnh vực ngân hàng.
    Điều 16 Luật các tổ chức tín dụng đưa ra những hành vi cạnh tranh không lành mạnh, bao gồm:
    - Khuyến mại bất hợp pháp;
    - Cung cấp các thông tin dễ gây hiểu






    * Giảng viên Khoa pháp luật kinh tế
    Trường Đại học Luật Hà Nội



    nhầm (dưới bất kì hình thức nào) có hại cho các tổ chức tín dụng và khách hàng khác;
    - Đầu cơ dẫn đến lũng đoạn tỉ giá ngoại tệ, vàng và thị trường tiền tệ;
    - Các hành vi cạnh tranh bất hợp pháp khác.(4)
    Đây là danh mục các hành vi cạnh tranh không lành mạnh chưa đầy đủ và được thiết kế theo hướng mở. Ngân hàng nhà nước cũng chưa có văn bản nào để cụ thể hóa điều luật trên. Như vậy, nếu xuất hiện các hành vi khác không được chỉ rõ trong danh mục trên thì buộc phải áp dụng các dấu hiệu nhận biết chung của một hành vi cạnh tranh không lành mạnh để xác định. Tuy nhiên, điều đó cũng không dễ dàng bởi lẽ hoạt động ngân hàng là hoạt động chuyên môn cao đòi hỏi phải có những quy định cụ thể. Điều này xuất phát từ những nguyên nhân sau đây:
    Thứ nhất, hoạt động ngân hàng là hoạt động rủi ro cao và mang tính dây chuyền. Do vậy, hậu quả mà hành vi cạnh tranh không lành mạnh gây ra thường rất lớn, trên diện rộng và có nguy cơ ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống ngân hàng. Tin đồn thất thiệt do một ngân hàng tung ra đối với ngân hàng là đối thủ cạnh tranh có thể ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng này, bên cạnh đó còn ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng của ngân hàng này và của những người khác có liên quan.
    Thứ hai, hậu quả của cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực ngân hàng thường diễn ra nhanh chóng và khắc phục rất khó khăn. Hoạt động ngân hàng gắn liền với niềm tin của người gửi tiền vào ngân hàng nên khi



    niềm tin vào ngân hàng bị một hành vi cạnh tranh không lành mạnh làm cho đổ vỡ thì hậu quả diễn ra rất nhanh chóng và phải mất nhiều thời gian mới phục hồi lại được.
    Thứ ba, cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực ngân hàng có tác động nhất định đến nền kinh tế. Hệ thống ngân hàng được coi là xương sống của nền kinh tế, là nơi tập trung những nguồn vốn lớn của xã hội. Ngân hàng là trung gian giữa người thừa vốn và người thiếu vốn. Vậy nên, khi ngân hàng bị ảnh hưởng bởi cạnh tranh không lành mạnh thì cả người thừa vốn và người thiếu vốn sẽ bị ảnh hưởng theo. Bên cạnh đó, mọi biến động của mỗi mắt xích trong hệ thống ngân hàng đều gây ảnh hưởng không nhỏ đến nền kinh tế nói chung và từng lĩnh vực có liên quan nói riêng.
    Thứ tư, hoạt động ngân hàng mang tính chuyên ngành cao. Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh cũng vì vậy mà mang tính chất chuyên ngành và tinh vi hơn. Điều này đòi hỏi các cơ quan chức năng mà cụ thể là Ngân hàng nhà nước phải nhận diện và cụ thể hóa các hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực này.
    Trong bối cảnh chưa có các văn bản của Ngân hàng nhà nước quy định chi tiết về vấn đề này, điều cần thiết là phải chỉ ra những dấu hiệu chung của hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực ngân hàng để giúp nhận diện được các hành vi này. Để làm được điều đó, có thể sử dụng các dấu hiệu cạnh tranh không lành mạnh được ghi nhận ở trong Luật cạnh tranh trên cơ sở có



    tính đến các đặc thù của lĩnh vực ngân hàng.
    Theo chúng tôi, các dấu hiệu này bao gồm:
    1) Cạnh tranh giữa các tổ chức tín dụng với nhau hoặc với tổ chức khác có hoạt động ngân hàng; 2) Hành vi trái với chuẩn mực kinh doanh ngân hàng; 3) Hành vi gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại cho tổ chức tín dụng khác, ảnh hưởng đến an toàn hệ thống ngân hàng, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của khách hàng.
    Cùng với việc chỉ ra các dấu hiệu nhận biết, cũng cần xem xét các hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong thương mại nói chung có tính đến yếu tố đặc thù của ngành ngân hàng.
    2. Nhận diện các hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực ngân hàng
    2.1. Cung cấp thông tin dễ gây hiểu lầm
    có hại cho các tổ chức tín dụng và khách hàng khác
    Trong hoạt động thương mại nói chung, việc cung cấp thông tin dễ gây nhầm lẫn thường liên quan tới sự không rõ ràng về việc nhận dạng nhà cung cấp hàng hóa, dịch vụ, ví dụ thông tin khiến khách hàng nhầm lẫn trong việc xác định xuất xứ hàng hóa.
    Trong hoạt động ngân hàng, việc cung cấp thông tin thông tin gây hiểu lầm có thể được thể hiện như:
    a. Sử dụng các tên gọi, logo, chỉ dẫn địa lí dễ gây nhầm lẫn với các tổ chức tín dụng nước ngoài, khiến cho khách hàng tưởng nhầm dịch vụ đó do tổ chức tín dụng uy tín hoặc nổi tiếng cung cấp.
    b. Cung cấp thông tin sai sự thật về các



    chiến lược trong tương lai với các đối tác nước ngoài như: Đối tác nước ngoài mua cổ phần, kí kết hợp đồng hợp tác cung cấp dịch vụ khiến cho khách hàng lầm tưởng vào khả năng tài chính, khả năng kinh doanh của tổ chức tín dụng.
    2.2. Xâm phạm bí mật kinh doanh của tổ
    chức tín dụng
    Theo khoản 11 Điều 3 Luật cạnh tranh thì bí mật kinh doanh là thông tin thỏa mãn các điều kiện sau:
    - Không phải là hiểu biết thông thường và đạt được bằng cách thông thường;
    - Giúp người nắm giữ thông tin đó có lợi thế hơn những người không nắm giữ hoặc không sử dụng thông tin đó;
    - Được người chủ sở hữu bảo mật bằng các biện pháp cần thiết để thông tin đó không bị tiết lộ và không dễ dàng tiếp cận được.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...