Luận Văn Cạnh tranh đấu thầu xây dựng của Tổng Công ty Đầu tư Phát triển Hạ tầng Đô thị Hà Nội

Thảo luận trong 'Đấu Thầu' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    mở đầu
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Quá trình đổi mới chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hóa, tập trung, quan liêu, bao
    cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa buộc các doanh nghiệp phải
    đối mặt với sự cạnh tranh hết sức gay gắt. Sự thay đổi cơ chế này đã làm cho không ít
    doanh nghiệp gặp khó khăn, lúng túng trong sản xuất và kinh doanh, tuy nhiên, có không
    ít doanh nghiệp đã tìm được những hướng đi đúng đắn, kịp thời đề ra những giải pháp
    thích hợp nhằm tháo gỡ khó khăn, tạo lập và phát huy thế mạnh của mình, nhờ đó đã đạt
    được hiệu quả kinh doanh cao, đứng vững và không ngừng phát triển.
    Xây dựng cơ bản là một lĩnh vực công nghiệp đặc thù. Khác với các lĩnh vực
    khác, cạnh tranh giữa các doanh nghiệp xây dựng diễn ra chủ yếu thông qua hình thức
    đấu thầu do các chủ đầu tư tổ chức. Trên thế giới hình thức đấu thầu xây dựng đã được áp
    dụng từ lâu, ở nước ta, từ khi nhà nước ban hành "Qui chế đấu thầu", thì đấu thầu xây
    dựng mới thực sự trở thành một lĩnh vực cạnh tranh hết sức gay gắt giữa các doanh
    nghiệp xây dựng. Mặt khác, trong những năm gần đây, đã xuất hiện nhiều dự án xây
    dựng có qui mô lớn, sử dựng vốn ngân sách hoặc vốn vay của các tổ chức tín dụng nước
    ngoài đòi hỏi phải tổ chức đấu thầu xây dựng trên cơ sở cạnh tranh. Chính vì vậy, vấn đề
    nâng cao khả năng cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng luôn giành được sự quan tâm
    hàng đầu của các doanh nghiệp xây dựng
    Tổng Công ty Đầu tư Phát triển Hạ tầng Đô thị Hà Nội là một doanh nghiệp nhà
    nước trên lĩnh vực xây dựng, có qui mô lớn trên địa bàn Hà Nội. Trong những năm vừa
    qua, Tổng Công ty đã có những nỗ lực trên nhiều mặt nhằm nâng cao sức cạnh tranh,
    phát triển sản xuất và đã giành được nhiều thành tựu hết sức quan trọng, hoàn thành
    nhiệm vụ được giao, trở thành một trong những doanh nghiệp xây dựng mạnh trên địa
    bàn thành phố Hà Nội. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã giành được, Tổng Công
    ty vẫn còn những tồn tại, hạn chế nhất định, đặc biệt là trong lĩnh vực cạnh tranh đấu thầu
    xây dựng, đó là, những khó khăn về tài chính, khoa học công nghệ, nhân lực, kinh
    nghiệm đấu thầu ., đây là một trở ngại lớn, có ảnh hưởng đến sự phát triển lâu dài và bền
    vững của Tổng Công ty.
    Trong bối cảnh hiện nay, trước sự lớn mạnh của các doanh nghiệp xây dựng
    trong nước, sự xuất hiện của những công ty xây dựng lớn của nước ngoài, sự phát triển
    của khoa học công nghệ xây dựng . cho thấy rằng cạnh tranh đấu thầu xây dựng giữa các
    doanh nghiệp xây dựng diễn ra rất gay gắt. Vì vậy, vấn đề nâng cao năng lực cạnh tranh
    đấu thầu có một vai trò hết sức quan trọng, có ý nghĩa quyết định đối với sự thành công
    và phát triển của các doanh nghiệp xây dựng nói chung và của Tổng Công ty Đầu tư Phát
    triển Hạ tầng Đô thị Hà Nội nói riêng.
    Xuất phát từ nhận thức trên, tôi đã chọn vấn đề "Cạnh tranh đấu thầu xây dựng
    của Tổng Công ty Đầu tư Phát triển Hạ tầng Đô thị Hà Nội" làm luận văn tốt nghiệp
    cao học với hy vọng mở rộng khả năng hiểu biết của mình và mong muốn góp một phần
    nhỏ bé vào sự phát triển của Tổng Công ty.
    2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
    Cạnh tranh là một khái niệm được sử dụng trên nhiều lĩnh vực khác nhau của đời
    sống xã hội, trong lĩnh vực kinh tế cạnh tranh có thể được hiểu là sự ganh đua giữa những
    người sản xuất hàng hóa, giữa các thương nhân, các doanh nghiệp nhằm giành các điều
    kiện sản xuất, khách hàng, thị trường tiêu thụ có lợi nhất. Đây là hiện tượng kinh tế được
    các nhà kinh tế học nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau. ở nước ngoài, có thể kể đến
    các công trình nghiên cứu của K.Marx (nghiên cứu cạnh tranh dưới chế độ tư bản chủ
    nghĩa), P.A. Samuelson, D. Begg, S. Fischer, R. Dorbusch, R.S. Pindyck, D.L.
    Rubinfeld . Những công trình nghiên cứu này đã đề cập đến cạnh tranh dưới những khía
    cạnh như: điều kiện thực hiện cạnh tranh, môi trường cạnh tranh, cạnh tranh giữa các
    quốc gia, cạnh tranh giữa các doanh nghiệp . ở trong nước, từ khi chuyển đổi từ nền kinh
    tế tập trung, quan liêu, bao cấp sang nền kinh tế thị trường, vấn đề cạnh tranh đã được
    nhiều cá nhân và tổ chức nghiên cứu. Các công trình nghiên cứu này được thể hiện dưới
    dạng các dự án (Dự án VIE /97/016). Các vấn đề pháp lý và thể chế về chính sách và
    kiểm soát độc quyền kinh doanh), những công trình chuyên khảo như: "Qui chế quản lý
    đầu tư xây dựng" và đấu thầu (Lê Thị Kim Quế và Nguyễn Thị Đức Hạnh, Nxb Chính trị
    quốc gia, Hà Nội, 1998); "Cẩm nang về công tác đấu thầu" (Bộ Kế hoạch - Đầu tư,
    Trung tâm Thông tin, Nxb Chính trị quốc gia, 1997); "Hướng dẫn đấu thầu tuyển dụng tư
    vấn cho các dự án sử dụng vốn của WB, ADB & OECF" (Nxb Thống kê, Hà Nội, 1999),
    hoặc dưới dạng các đề tài nghiên cứu khoa học, các luận văn, luận án như: đề tài "Nâng
    cao sức cạnh tranh của nền kinh tế nước ta trong quá trình hội nhập khu vực và quốc tế"
    (do GS.TS. Chu Văn Cấp làm chủ nhiệm); đề tài "Sức cạnh tranh của doanh nghiệp nhà
    nước ở nước ta trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế" (do TS. Lê Hữu Thành làm chủ
    nhiệm) v.v . Các công trình nghiên này đã đề cập đến những vấn đề chung, qui chế pháp
    lý trong cạnh tranh, xây dựng qui trình, tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của nền
    kinh tế và của doanh nghiệp trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ở nước ta.
    Hoạt động xây dựng nói chung và cạnh tranh đấu thầu xây dựng nói riêng là
    những hoạt động mang tính đặc thù của nền kinh tế. Các công trình nghiên cứu về cạnh
    tranh trong đấu thầu xây dựng phải được nghiên cứu một cách thường xuyên nhằm tạo ra
    cơ sở khoa học, qua đó để tiếp tục hoàn thiện cơ chế và chính sách, đáp ứng yêu cầu của
    thực tiễn cuộc sống. Mặt khác, các công trình nghiên cứu nêu trên mới chỉ đề cập đến
    những vấn đề chung nhất trên bình diện quản lý mà chưa đề cập đến việc nghiên cứu cơ
    chế và đề ra những giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp, do
    đó, tiếp tục nghiên cứu vấn đề cạnh tranh đấu thầu là một việc làm cần thiết, có ý nghĩa
    cả về lý luận và thực tiễn. Đề tài "Nâng cao sức cạnh tranh đấu thầu xây dựng của
    Tổng Công ty Đầu tư Phát triển Hạ tầng Đô thị Hà Nội" không trùng với đề tài và luận
    văn nào đã được nghiên cứu trước đây.
    3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
    3.1. Mục đích
    - Trình bày một cách có hệ thống, qua đó làm sáng tỏ những vấn đề cơ bản của
    cạnh tranh đấu thầu trong lĩnh vực xây dựng;
    - Đánh giá thực trạng, khả năng cạnh tranh đấu thầu xây dựng, qua đó tìm ra
    những ưu thế, thành tựu và những tồn tại trong công tác đấu thầu xây dựng của Tổng
    Công ty Đầu tư Phát triển Hạ tầng Đô thị Hà Nội;
    - Đề xuất một số giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao sức cạnh tranh đấu thầu xây
    dựng của Tổng Công ty Đầu tư Phát triển Hạ tầng Đô thị Hà Nội trong thời gian tới.
    3.2. Nhiệm vụ
    - Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến đề tài, qua đó làm rõ
    cơ sở lý luận chung của hoạt động cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng; nghiên cứu những
    đặc điểm và xu hướng cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng;
    - Khảo sát các yếu tố khách quan và chủ quan tác động tới hoạt động cạnh tranh
    đấu thầu của Tổng Công ty Đầu tư Phát triển Hạ tầng Đô thị Hà Nội, qua đó chỉ ra những
    ưu điểm, tồn tại và hạn chế của Tổng Công ty trong những năm vừa qua;
    - Đề xuất các giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trong đấu
    thầu, của Tổng Công ty Đầu tư Phát triển Hạ tầng Đô thị Hà Nội trong giai đoạn hiện
    nay.
    4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    4.1. Đối tượng
    Luận văn nghiên cứu cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng, các nhân tố ảnh hưởng
    và chi phối, thực trạng, giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh đấu thầu của doanh
    nghiệp, trực tiếp là Tổng Công ty Đầu tư Phát triển Hạ tầng Đô thị Hà Nội.
    4.2. Phạm vi nghiên cứu
    Phạm vi nghiên cứu của đề tài giới hạn ở những vấn đề nâng cao khả năng cạnh
    tranh đối với Tổng Công ty Đầu tư Phát triển Hạ tầng Đô thị Hà Nội trong việc đấu thầu
    xây dựng.
    Về mặt thời gian, luận văn khảo sát hoạt động kinh doanh và đánh giá tình hình
    cạnh tranh của Tổng Công ty Đầu tư Phát triển Hạ tầng Đô thị Hà Nội trong khoảng thời
    gian từ năm 2000 đến nay và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh
    tranh của Tổng Công ty trong thời gian tới.
    5. Phương pháp nghiên cứu
    Để hoàn thành mục tiêu nghiên cứu, luận văn dựa trên phương pháp luận của chủ
    nghĩa Mác - Lênin (duy vật biện chứng và duy vật lịch sử), phương pháp phân tích thực
    chứng trên cơ sở bám sát quan điểm của Đảng, Nhà nước để tiếp cận và giải quyết vấn
    đề. Bên cạnh đó luận văn sẽ sử dụng một số phương pháp nghiên cứu khoa học khác như:
    Lấy ý kiến chuyên gia, khảo sát thực tế, phương pháp so sánh, phương pháp xã hội học,
    phương pháp thống kê, phương pháp phân tích kết hợp với tổng hợp .
    6. Đóng góp của luận văn
    - Trên cơ sở nhận thức về tính cần thiết của cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng,
    luận văn phân tích thực trạng cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng của Tổng Công ty Đầu
    tư Phát triển Hạ tầng Đô thị Hà Nội, chỉ ra những ưu điểm, lợi thế, những tồn tại, hạn chế
    và những vấn đề đang đặt ra hiện nay đối với Tổng Công ty qua việc tạo lập, phát huy lợi
    thế, nâng cao năng lực cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng;
    - Đề xuất một số phương hướng, giải pháp cơ bản nhằm nâng cao sức cạnh tranh
    trong đấu thầu xây dựng, qua đó, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của Tổng Công
    ty Đầu tư phát triển hạ tầng đô thị Hà Nội.
    7. Kết cấu của luận văn
    Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, kết cấu
    của luận văn gồm 3 chương, 8 tiết.
    Mục lục
    Trang
    Mở đầu 1
    Chương 1: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về cạnh tranh
    trong đấu thầu của các doanh nghiệp xây dựng
    7
    1.1. Đấu thầu xây dựng và cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng 7
    1.2. Những nhân tố tác động đến cạnh tranh đấu thầu xây dựng của
    doanh nghiệp
    21
    1.3. Một số kinh nghiệm giành thắng lợi trong cạnh tranh đấu thầu của
    doanh nghiệp xây dựng
    30
    Chương 2: Thực trạng cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng của
    tổng công ty đầu tư phát triển hạ tầng đô thị hà nội
    33
    2.1. Tổng quan về Tổng Công ty Đầu tư Phát triển Hạ tầng Đô thị 33
    2.2. Những nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến cạnh tranh đấu thầu xây
    dựng của Tổng Công ty Đầu tư Phát triển Hạ tầng Đô thị
    35
    2.3. Thực trạng cạnh tranh đấu thầu xây dựng của Tổng Công ty Đầu tư
    Phát triển Hạ tầng Đô thị Hà Nội
    48
    Chương 3: Định hướng phát triển và những giải pháp chủ yếu
    nâng cao sức cạnh tranh đấu thầu xây dựng của
    Tổng công ty đầu tư phát triển hạ tầng đô thị hà nội
    57
    3.1. Định hướng phát triển và nâng cao sức cạnh tranh trong đấu thầu của
    Tổng Công ty
    57
    3.2. Các giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao sức cạnh tranh trong đấu thầu
    của Tổng Công ty Đầu tư Phát triển Hạ tầng Đô thị
    61
    3.3. Một số kiến nghị đối với Nhà nước trong lĩnh vực cạnh tranh đấu 73
    thầu xây dựng cơ bản
    Kết luận 78
    danh mục Tài liệu tham khảo 80
    phụ lục 82
    mục các bảng
    Số hiệu
    bảng
    Tên bảng Trang
    2.1 Bảng tổng hợp về nguồn nhân lực của Tổng Công ty Đầu tư Phát
    triển Hạ tầng Đô thị
    37
    2.2 So sánh năng lực tài chính giữa Tổng Công ty Đầu tư Phát triển
    Hạ tầng Đô thị với VINACONEX và CIENCO 1
    40
    2.3 Một vài chỉ tiêu tài chính của Tổng Công ty Đầu tư Phát triển Hạ
    tầng Đô thị giai đoạn 2002-2005
    41
    2.4 Tổng hợp tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh từ
    năm 2001 - 2005 của các công ty thành viên thuộc Tổng Công ty
    50
    2.5 Những mặt mạnh, yếu; các cơ hội và thách thức đối với Tổng
    Công ty
    54
    3.1 Dự kiến kế hoạch sản lượng năm 2006 - 2010 60
    3.2 Dự kiến kế hoạch nộp ngân sách năm 2006 - 2010 61
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...