Thạc Sĩ Cảnh huống ngôn ngữ ở thái nguyên

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 16/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận văn thạc sĩ
    Đề tài: CẢNH HUỐNG NGÔN NGỮ Ở THÁI NGUYÊN

    MỤC LỤC
    MỞ ĐẦU
    1.Lí do chọn đề tài . 1
    2. Lịch sử vấn đề 4
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu . 8
    4. Phương pháp nghiên cứu 9
    5. Đóng góp mới 9
    6. Bố cục luận văn 10
    PHẦN NỘI DUNG
    Chương 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT CHUNG VỀ CẢNH HUỐNG NGÔN
    NGỮ VÀ CHÍNH SÁCH NGÔN NGỮ 12
    1.1. Khái quát chung về cảnh huống ngôn ngữ 12
    1.1.1. Khái niệm “cảnh huống ngôn ngữ ” . 12
    1.1.2. Các nhân tố hình thành cảnh huống ngôn ngữ . 13
    1.1.3. Sự phân loại cảnh huống ngôn ngữ . 16
    1.2. Khái quát chung về chính sách ngôn ngữ . 19
    1.2.1. Khái niệm chính sách ngôn ngữ 19
    1.2.2. Các loại hình chính sách ngôn ngữ phổ biến và đặc điểm của chúng . 21
    1.3. Tiểu kết chương 1 . 22
    Chương 2: NHỮNG ĐẶC ĐIỂM VỀ ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN, KINH TẾ - VĂN
    HÓA - XÃ HỘI VÀ DÂN CƯ Ở TỈNH THÁI NGUYÊN . 23
    2.1 Đặc điểm địa lí tự nhiên và tình hình kinh tế - xã hội . 23
    2.1.1. Về địa lí tự nhiên . 23
    2.1.2. Về kinh tế - văn hóa - xã hội 24
    2.2. Tình hình dân cư và đặc điểm cư trú của các dân tộc ở Thái Nguyên 26
    2.2.1. Tình hình dân cư . 26
    2.2.2. Đặc điểm cư trú của các dân tộc ở Thái Nguyên . 28
    2.3. Tình hình giáo dục ở Thái Nguyên . 43
    2.4. Tiểu kết chương 2 45
    Chương 3: ĐẶC ĐIỂM CỦA CẢNH HUỐNG NGÔN NGỮ Ở THÁI
    NGUYÊN XÉT THEO TIÊU CHÍ ĐỊNH LƯỢNG VÀ ĐỊNH CHẤT . 45
    3.1. Đặc điểm cảnh huống ngôn ngữ ở TN xét theo tiêu chí định lượng. 45
    3.1.1. Số lượng các ngôn ngữ ở Thái Nguyên 45
    3.1.2. Số lượng người nói mỗi thứ tiếng trong quan hệ với số lượng chung của
    cư dân Thái Nguyên 50
    3.1.3. Số lượng các phạm vi giao tiếp của mỗi ngôn ngữ ở Thái Nguyên
    trong quan hệ với số lượng chung các phạm vi giao tiếp . 54
    3.1.4. Số lượng các ngôn ngữ nổi trội về mặt chức năng ở Thái Nguyên . 57
    3.2. Đặc điểm cảnh huống ngôn ngữ ở TN xét theo tiêu chí định chất 64
    3.2.1. Đặc điểm nguồn gốc của các ngôn ngữ ở Thái Nguyên 64
    3.2.2. Tương quan về chức năng giữa các ngôn ngữ ở Thái Nguyên 67
    3.3 Tổng kết một số đặc điểm cảnh huống ngôn ngữ ở Thái Nguyên theo tiêu
    chí định lượng và định chất 77
    3.4. Tình hình sử dụng ngôn ngữ của một số dân tộc ở tỉnh Thái Nguyên . 78
    3.4.1 Giới thiệu khái quát 78
    3.4.2. Tình hình sử dụng ngôn ngữ của người Tày 82
    3.4.3. Tình hình sử dụng ngôn ngữ ở người Nùng . 87
    3.4.4. Tình hình sử dụng ngôn ngữ ở người Hoa . 92
    3.5. Tiểu kết chương 3 . 96
    Chương 4: ĐẶC ĐIỂM CẢNH HUỐNG NGÔN NGỮ Ở THÁI NGUYÊN
    XÉT THEO TIÊU CHÍ ĐỊNH GIÁ VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI
    VỚI CHÍNH SÁCH NGÔN NGỮ - XÃ HỘI Ở THÁI NGUYÊN . 98
    4.1. Thái độ đối với tiếng mẹ đẻ của các dân tộc ở Thái Nguyên . 98
    4.1.1. Trong đời sống hàng ngày . 98
    4.1.2.Trong văn hóa . 100
    4.1.3.Trong giáo dục . 106
    4.2. Thái độ đối với tiếng phổ thông của các dân tộc ở Thái Nguyên 108
    4.2.1. Trong đời sống hàng ngày . 108
    4.2.2. Trong văn hóa 109
    4.2.3. Trong giáo dục 110
    4.3. Ý kiến của đồng bào các dân tộc thiểu số ở Thái Nguyên về việc sử dụng
    ngôn ngữ của họ 110
    4.4. Một số kiến nghị về chính sách ngôn ngữ ở Thái Nguyên 115
    4.5. Tiểu kết chương 4 . 118
    KẾT LUẬN 120
    TÀI LIỆU THAM KHẢO . 126
    PHỤ LỤC

    MỞ ĐẦU
    1.Lí do chọn đề tài
    1.1. Thái Nguyên là tỉnh miền núi thuộc vùng Đông Bắc Việt Nam, có diện
    tích tự nhiên là 3.541,67 km2; dân số trên 1,1 triệu người. Thái Nguyên là cửa
    ngõ giao lưu kinh tế xã hội giữa vùng trung du miền núi với vùng đồng bằng
    Bắc Bộ. Thái Nguyên cũng là nơi hội tụ nền văn hóa của các dân tộc miền núi
    phía Bắc, là đầu mối các hoạt động văn hóa, giáo dục của cả vùng núi phía
    Bắc rộng lớn. Thái Nguyên là một tỉnh có nhiều dân tộc. Tại đây chủ yếu có
    8 dân tộc anh em cùng chung sống - đó là Kinh, Tày, Nùng, Sán Dìu, M ông,
    Sán Chay, Hoa và Dao. Có dân tộc thuộc nguồn gốc bản địa như người Kinh,
    người Tày. Có dân tộc nhập cư trong những thế kỉ gần đây như Nùng, Dao,
    Sán Chay, Sán Dìu. Song tất cả đều hoà nhập trong một cộng đồng cùng sống
    trên một lãnh thổ có chung một tiến trình phát triển lịch sử, văn hoá, ý thức,
    tâm lý. Đồng bào các dân tộc thiểu số ở Thái Nguyên chiếm gần 25% dân số,
    tập trung chủ yếu ở địa bàn miền núi, vùng cao của các huyện Định Hóa, Võ
    Nhai, Đại Từ, Phú Lương, Đồng Hỷ.
    1.2. Dân tộc và ngôn ngữ dân tộc là hai mặt gắn liền với nhau trong tiến trình
    phát triển của các tộc người. Trong tiến trình đó, ngôn ngữ vừa là cái đặc
    trưng của dân tộc, vừa là cái phản ánh, bảo tồn, truyền tải các giá trị của nền
    văn hoá dân tộc, là phương tiện hợp nhất, đoàn kết dân tộc, củng cố và phát
    triển xã hội tộc người. Do đó ngôn ngữ là một trong những yếu tố quan trọng
    nhất của ý thức giác ngộ dân tộc, là phương tiện thống nhất dân tộc. Do hiểu
    được tầm quan trọng của ngôn ngữ, Chính phủ ta luôn có những chính sách
    bảo tồn, phát triển ngôn ngữ của các dân tộc và tạo nên sự thống nhất ngôn
    ngữ trên toàn lãnh thổ Việt Nam . Đây chính là việc tiến hành các biện pháp tổ
    chức để giải quyết các vấn đề về ngôn ngữ nhằm làm biến đổi hoặc duy trì
    cảnh huống ngôn ngữ hay chuẩn mực ngôn ngữ. Như vậy cảnh huống ngôn
    ngữ có vai trò quyết định đối với chính sách ngôn ngữ. Chỉ có chính sách
    ngôn ngữ nào chú ý để có sự phù hợp với đặc điểm các nhân tố thuộc cảnh
    huống ngôn ngữ thì mới khả năng thực thi thành công và cho kết quả tốt đẹp.
    Xuất phát từ lí do này việc nghiên cứu cảnh huống ngôn ngữ ở Việt Nam nói
    chung, ở các địa phương trong đó có các tỉnh miền núi như Thái Nguyên nói
    riêng, có vai trò hết sức quan trọng trong sự nghiệp phát triển của nước nhà và
    đưa miền ngược tiến kịp với miền xuôi.
    1.3. Thái Nguyên là tỉnh có nhiều dân tộc sống xen kẽ nhau, có những ảnh
    hưởng lẫn nhau về mặt ngôn ngữ và chữ viết. Mỗi nhóm ngôn ngữ đều có tính
    thống nhất, được phân bố trên những địa bàn nhất định và có những chức năng
    xã hội khác nhau.Tiếng Việt từ lâu đã là ngôn ngữ phổ thông của T hái Nguyên
    dù việc sử dụng nó có thể không đồng đều giữa các dân tộc, ở các lứa tuổi. Với
    lối sống tụ cư xen kẽ, ở Thái Nguyên hiện tượng một dân tộc sử dụng hai hoặc
    hơn hai ngôn ngữ (song ngữ và đa ngữ) là tương đối phổ biến.Trong tình trạng
    đan xen tộc người, thì bên cạnh việc sử dụng tiếng Kinh được coi là tiếng phổ
    thông, một vài thứ tiếng của các dân tộc khác của Thái Nguyên như tiếng Tày,
    Nùng cũng đã được sử dụng song song trong giao tiếp hàng ngày. Từ lâu tiếng
    Tày cũng như tiếng Nùng đã thực sự trở thành thứ tiếng nói chung không chỉ
    trong các dân tộc Tày - Nùng mà người Hoa, người Dao, người Cao Lan, Sán
    Dìu và cả người Kinh miền núi cũng đều sử dụng tiếng Tày như ngôn ngữ phổ
    biến trong khu vực, và tiếng Tày được coi là ngôn ngữ của vùng.
    Theo kết quả khảo sát tại 5 điểm điều tra chuyên sâu về quá trình sử
    dụng tiếng mẹ đẻ và tiếng phổ thông của 3 dân tộc thiểu số ở tỉnh Thái Nguyên,
    chúng tôi nhận thấy một tình trạng khá rõ là địa bàn sử dụng tiếng mẹ đẻ đang
    có chiều hướng bị thu hẹp lại ngay cả ở trên quê hương của chính các dân tộc
    thiểu số này. Tiếng nói các dân tộc thiểu số đang chịu ảnh hưởng trực tiếp của
    quá trình tiếp biến văn hoá, nó đã bị biến đổi, lai tiếng Kinh vào trong quá trình
    sử dụng tiếng mẹ đẻ. Đa số người dân đã sử dụng tiế ng phổ thông trong sinh
    hoạt, giao tiếp nhất là đối với lớp trẻ. Việc sử dụng tiếng mẹ đẻ trong đời sống
    phần lớn là tập trung ở tầng lớp trung cao tuổi trong làng bản, bởi ở họ, nó đã
    được hình thành như một thói quen lâu đời. Song rõ ràng là với tốc độ giao lưu,
    biến đổi trong cuộc sống như hiện nay, tiếng mẹ đẻ của một số dân tộc thiểu số
    không phải dân tộc Kinh ở Thái Nguyên đang đứng trước nguy cơ bị mai một,
    khi mà trong đời sống cộng đồng có không ít người đã bỏ mất thói quen sử
    dụng, thậm chí không sử dụng được thành thạo tiếng mẹ đẻ của mình. Nói cách
    khác, dù tiếng mẹ đẻ vẫn đang tồn tại trong một cộng đồng dân tộc với vai trò
    là tiếng nói không thể thiếu của cộng đồng này và có vai trò như một nhân tố
    vô cùng quan trọng để khu biệt dân tộc này vớ i dân tộc khác, nhưng mức độ
    thể hiện, vai trò của tiếng mẹ đẻ trong đời sống cộng đồng các dân tộc thiểu số
    ở tỉnh Thái Nguyên đã và đang bị phai mờ.
    1.4. Thực tế cho thấy, ở các huyện của Thái Nguyên, ngoài sự tiếp thu các loại
    văn hoá khác thì việc tiếp thu ngôn ngữ phổ thông ngày càng diễn ra mạnh mẽ.
    Các thế hệ trẻ hàng ngày được học tập văn hoá bằng tiếng Việt, được nghe nhìn
    và thưởng thức văn học nghệ thuật cũng đều bằng tiếng Việt. Có thể nói, trong
    đời sống hàng ngày, tiếng phổ thông đã chiếm quá nửa với tư cách là phương
    tiện giao tiếp. Chính vì thế, trong giao tiếp với các thành viên trong gia đình,
    người ta cũng dần chuyển sang nói tiếng Việt. Một số bộ phận thanh thiếu niên,
    sau khi thoát li gia đình đi học tập hay đi công tác trở về nhà đều k hông muốn
    nói bằng tiếng mẹ đẻ của mình nữa vì cảm thấy ngượng nghịu do lâu ngày ít sử
    dụng nên khiến nó bị mai một. Bởi vậy để diễn đạt được ý của mình dễ dàng và
    thuận tiện, phong phú hơn, người ta đã thích sử dụng tiếng phổ thông hơn.
    Do việc giao lưu thường xuyên và sự phát triển đời sống xã hội của các
    dân tộc cùng với các loại phương tiện thông tin đại chúng ngày càng phong
    phú, đa dạng thì một điều không thể tránh khỏi là sự từ bỏ tiếng mẹ đẻ và làm
    biến đổi tiếng mẹ đẻ. Từng ngày, từng giờ, các thứ tiếng khác nhau được tiếp
    xúc với nhau, dẫn đến có sự vay mượn từ ngữ giữa các ngôn ngữ. Điều này đã
    dẫn đến sự tạo ra trong ngôn ngữ các dân tộc thiểu số nói chung nhiều loại từ
    pidgin, tiếng lóng hoặc các từ ngữ, cách nói được vay mượn từ tiếng Việt , thậm
    chí cả các từ ngữ tiếng nước ngoài.
    1.5. Bản thân tác giả luận văn này được sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Thái
    Nguyên, vùng đất hội tụ của trên 8 dân tộc anh em cùng sinh sống và được coi
    là quê hương cách mạng. Đây chính là điều kiện để tác giả luận văn đi sâu
    nghiên cứu, khảo sát tìm hiểu “ Cảnh huống ngôn ngữ ở tỉnh Thái Nguyên”
    bằng tất cả niềm say mê, niềm tự hào với quê hương.
    Với đề tài “ Cảnh huống ngôn ngữ ở Thái Nguyên” luận văn sẽ đi sâu
    vào tìm hiểu đặc điểm cảnh huống ngôn ngữ và đời sống kinh tế - văn hoá -
    xã hội của các dân tộc sinh sống tại nơi đây để từ đó nêu kiến nghị những giải
    pháp cụ thể nhằm bảo tồn và gìn giữ tiếng mẹ đẻ của các dân tộc thiểu số, phục
    vụ cho chính sách phát triển văn hoá giáo dục của Thái Nguyên nói riê ng, của
    đất nước ta nói chung.
    2. Lịch sử vấn đề
    2.1. Vấn đề nghiên cứu cảnh huống ngôn ngữ
    Cảnh huống ngôn ngữ của một quốc gia nói chung hay của một khu vực
    nói riêng được hình thành trong suốt một thời gian dài chứ không chỉ trong
    một vài năm. Cảnh huống ngôn ngữ có vai trò hết sức quan trọng trong việc
    đưa ra các chính sách ngôn ngữ. Nhận thức được điều này, trong suốt mấy
    chục năm gần đây, các nhà nghiên cứu trên thế giới cũng như ở Việt Nam đã
    hết sức quan tâm nghiên cứu vấn đề này nhằm đưa ra được những cơ sở lý
    thuyết chung phục vụ cho việc nghiên cứu ngôn ngữ nói chung và phát triển
    xã hội nói riêng. Đề cập đến cảnh huống ngôn ngữ không thể không nhắc tới
    các tác giả nước ngoài như: V. YU. Mikhailchenko, A. E. Karlinskij, Iu. A.
    Zhluktenko, V. C. Rubalkin, V. A. Tkachenko
    Trong nước có thể kể đến: Trần Trí Dõi với các công trình:“Nghiên
    cứu các dân tộc thiểu số ở Việt Nam”, “Thực trạng giáo dục ở vùng dân tộc
    miền núi một số tỉnh của Việt Nam”, Khổng Diễn với “Dân số và dân số tộc
    người ở Việt Nam”, “Vấn đề chữ viết của các dân tộc thiểu số”; Tạ Văn
    Thông (chủ biên) -“Tìm hiểu ngôn ngữ các dân tộc ở Việt Nam”; Nguyễn
    Đức Tồn với “Cảnh huống và chính sách ngôn ngữ ở Liên bang Nga” (Tạp
    chí Ngôn ngữ, số 1&2 năm 2000), Những cơ sở lí luận và thực tiễn khi xây
    dựng chính sách ngôn ngữ của Việt Nam trong thời kì công nghiệp hoá, hiện
    đại hoá và hội nhập quốc tế (Tạp chí Ngôn ngữ số 1 năm 2010), hay công
    trình cấp bộ "Nghiên cứu về tiếng Chăm và chữ viết Chăm ở An Giang" do
    GS Nguyễn Văn Khang chủ nhiệm, mới được nghiệm thu đánh giá xuất sắc
    năm 2009,v.v .
    Việt Nam là một quốc gia của 54 dân tộc cùng chung sống hòa thuận,
    trong đó dân tộc Kinh chiếm 86% dân số; 53 dân tộc còn lại có số lượng dao
    động trên dưới một triệu người như Tày, Nùng, Thái, Mường, Khmer cho đến
    vài trăm người như các dân tộc Ơ Đu và Brâu. Dân tộc Kinh sống rải rác ở
    trên khắp lãnh thổ, nhưng tập trung nhiều nhất ở các đồng bằng và châu thổ
    các con sông. Họ là chủ nhân của nền văn minh lúa nước. Đa số các dân tộc
    còn lại sinh sống ở miền núi và trung du, trải dài từ Bắc vào Nam; hầu hết
    trong số họ sống xen kẽ nhau, điển hình là cộng đồng dân tộc thiểu số ở phía
    Bắc và Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên .
    54 dân tộc sinh sống trên đất nước Việt Nam có ngôn ngữ riêng và nền
    văn hóa truyền thống đặc sắc của mình. 24 dân tộc có chữ viết riêng như:

    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    1. Bộ Giáo dục và Đào tạo - UNICEF - Uỷ ban Dân tộc (2004), Kỷ yếu hội
    nghị Quốc gia chính sách, chiến lược sử dụng và dạy - học tiếng dân tộc,
    tiếng Việt cho các dân tộc thiểu số, Hà Nội, 11 - 2004, 107 tr.
    2. Lương Bèn (1981), "Dạy chính tả chữ Việt cho học sinh song ngữ", Một số
    vấn đề ngôn ngữ học Việt Nam, Nguyễn Tài Cẩn chủ biên. Hà Nội: NXB
    Đại học và Trung học Chuyên nghiệp. Tr. 60-62.
    3. B.A.Avrorin, Chính sách dân tộc Lêninit và sự phát triển các ngôn ngữ xã
    hội của các dân tộc ở Liên Xô
    4. Hoàng Thị Châu (2006), "Tình hình và chính sách xây dựng và phổ cập
    chữ viết các dân tộc thiểu số ở Việt Nam".
    5. Khổng Diễn (1995),Dân số và dân số tộc người ở Việt Nam, Nxb KHXH, H.
    6. Trần Trí Dõi (1999), Thực trạng giáo dục ngôn ngữ ở vùng dân tộc miền
    núi một số tỉnh của Việt Nam, Nxb VHDT, H.
    7. Trần Trí Dõi (1999), Nghiên cứu ngôn ngữ các dân tộc thiểu số Việt Nam,
    Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, 301tr.
    8. Trần Trí Dõi (2001), Ngôn ngữ và sự phát triển văn hoá xã hội, Nxb, Văn
    hoá - Thông tin, 266 tr.
    9. Trần Trí Dõi, Khảo sát nhu cầu tiếp nhận tiếng mẹ đẻ ở một vài dân tộc
    thiểu số một số tỉnh miền núi phía Bắc , T.c ngôn ngữ, no11(142)/ 2001
    Tr31-37.
    10. Trần Trí Dõi (2003), Chính sách ngôn ngữ văn hoá dân tộc ở Việt Nam,
    Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, 286 tr.
    11. Trần Trí Dõi - Nguyễn Văn Lộc (2006), Thực trạng sử dụng ngôn ngữ của
    một số dân tộc thiểu số và vấn đề đặt ra cho giáo dục ngôn ngữ trong nhà
    trường ở Việt Bắc.Nhà xuất bản Giáo dục.
    12. Trần Trí Dõi, Hoàn cảnh kinh tế xã hội và thái độ sử dụng ngôn ngữ:
    trường hợp một vài dân tộc thiểu số miền núi ở Việt Bắc Việt Nam , Hội
    thảo Quốc tế “Nông thôn trong quá trình chuyển đổi” Đại học KHXH
    &NV Hà Nội, 2006.
    13. Trần Trí Dõi, Suy nghĩ về cách thức tổ chức giáo dục song ngữ trong nhà
    trường thuộc địa bàn ngôn ngữ Tày – Nùng ở Việt Bắc (Việt Nam), Hội
    thảo khoa học “ Những vấn đề ngôn ngữ học”, Nxb Đại học Quốc gia Hà
    Nội, Hà Nội 2006. tr 211 - 224.
    14. Trần Trí Dõi (2008), Vấn đề lựa chọn ngôn ngữ trong tiếp nhận Giáo dục
    ngôn ngữ ở một vài dân tộc thiểu số của Việt Nam.Tc ngôn ngữ, số 11,tr. 10 -13.
    15. Ma Ngọc Dung, Một số đặc điểm ngôn ngữ Tày và thực trạng của nó hiện
    nay (qua khảo sát một số địa phương ở vùng Đông Bắc), Tc Thông báo
    khoa học, t11 - 2007.
    16. Địa chí Thái Nguyên (2009), NXB chính trị quốc gia, Hà Nội
    17. Nguyễn Thiện Giáp (2006), Chính sách ngôn ngữ ở Việt Nam qua các
    thời kì lịch sử. Ngôn ngữ, số 1.
    18. Hoàng văn Ma, Ngôn ngữ dân tộc thiểu số Việt Nam, một số vấn đề về
    quan hệ cội nguồn và loại hình học, Nxb KHXH. H.
    19. Ngô Thị Hiền. Biện soạn địa lý huyện Định Hoá tỉnh Thái Nguyên phục
    vụ dạy học địa lý địa phương lớp 9 trên địa bàn huyện, Luận văn Thạc sỹ
    khoa học giáo dục , 2008.
    20. M.I.Isaev Xây dựng ngôn ngữ ở Liên Xô
    21. V. YU. Mikhalchenco Cảnh huống và chính sách ngôn ngữ ở các quốc gia
    đa dân tộc. Những vấn đề dântộc - ngôn ngữ ở Liên Bang Nga
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...